intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cảm giác động nên tránh trong trang trí nội, ngoại thất (P2)

Chia sẻ: Trần Thị Nhỏ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

44
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong trang trí nội thất, có một loại cảm giác động rất dễ gây cho người nhìn cảm giác khó chịu, đó là cảm giác động do thế năng của vật gây ra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cảm giác động nên tránh trong trang trí nội, ngoại thất (P2)

  1. Cảm giác động nên tránh trong trang trí nội, ngoại thất (P2) Trong trang trí nội thất, có một loại cảm giác động rất dễ gây cho người nhìn cảm giác khó chịu, đó là cảm giác động do thế năng của vật gây ra. Trong những trường hợp này, những vật cho cảm giác động thường là những vật có màu sắc nổi bật thu hút mắt nhìn; có một độ cao nhất định và đặc biệt đa phần là không có cột đỡ hoặc không có sự liên kết vững chắc với những phần còn lại của không gian kiến trúc. Trong những trường hợp như thế cảm giác rơi xuống của khối kiến trúc là khá rõ rệt. Tuy nó xuất hiện không nhiều trong không gian trang trí, nhưng sự xuất hiện của nó cũng khiến người xem có cảm giác khó chịu rất rõ rệt. Cảm xúc nghệ thuật vốn bắt nguồn từ những rung động trước nét đẹp thẩm mỹ ngoài cuộc sống. Cũng như các trường hợp đã nêu trong phần trước, cảm giác động do thế năng có được là bởi sự có mặt trong không gian trang trí những yếu tố “không hoàn hảo” gây ra. Sự cân bằng tĩnh tại, sự hòa hợp của các thành phần kiến trúc của các công trình đã in đậm trong đầu óc của ta cho ta những chuẩn mực cần thiết, để rồi khi trong một không gian nào đó không có đủ những yếu tố cần thiết của sự tĩnh tại, sự hòa hợp thì sẽ nảy sinh trong ta cảm giác về tính động của sự vật. Như trên đã nói, cảm giác động do thế năng của khối kiến trúc gây ra chủ yếu khiến cho ta có cảm giác rơi xuống. Loại cảm giác này có mối liên hệ ngầm bên trong với khái niệm về lực trong vật lý mà chủ yếu là trọng lực. Bất kể một thành phần kiến trúc nào khi ở một độ cao nhất định so với mặt đất, đều có một thế năng, chúng đều phải chịu lực hút của trái đất. Nếu các chi tiết đó có mối liên kết vững chắc với các thành phần khác của
  2. không gian như đa phần các công trình kiến trúc ngoài cuộc sống thì trong ta sẽ tự mất đi cảm giác về thế năng của chúng. Nhưng nếu chúng không có mối liên kết vững chắc (hoặc chí ít chúng cũng không cho ta cảm giác như vậy); hoặc dưới chúng không có vật nâng đỡ tương xứng với thế năng của chúng, thì ta sẽ có cảm giác những chi tiết này tồn tại rất “bấp bênh”. (Những bồn cây dán gạch đỏ của ngôi nhà này khiến người ta có liên tưởng rằng chúng sắp sửa rơi xuống. Chúng không những được thiết kế
  3. “chìa” ra một cách rất “vô tư” khỏi ngôi nhà, mà điểm tiếp giáp “rất hạn chế” giữa chúng và cạnh nhà còn được “bóp” lại bằng một đường chỉ màu ghi sẫm rất không hợp lý) (Bạn có nhận thấy trần căn phòng này cho cảm giác rất nặng nề không?! Không những nặng nề mà ta còn có cảm thấy khối trần này mặc dù có sự chống đỡ yếu ớt bên dưới, nhưng vẫn đang bị chính trọng lực của nó cùng chiếc đèn chùm kéo dần dần tụt xuống!)
  4. (Khối nhà màu trắng bên hông ngôi nhà này thực sự quá to và thô. Nó như đang được “dính bằng keo” vào tường ngôi nhà! Tuy nhiên, mọi sự có vẻ như không được bền lâu. Dưới nó không hề có cột trụ hay mảng tường nào chống đỡ nên ta vẫn có cảm giác nó như sắp sửa rơi xuống)
  5. (Hai cột trụ màu xanh đơn độc, “lơ lửng” trên cao cho ta cảm giác chúng có thể rơi xuống bất kỳ lúc nào!)
  6. (Bạn có nhận thấy hệ thống đèn “kiểu cách” này như những con lắc vật lý dao động và chúng đang có một thế năng khiến ta có cảm giác chúng rất thiểu tính ổn định không?!) Tuy nhiên, có một vấn đề mà ta rất cần phải lưu tâm ở đây đó là: Tất cả những điều chúng ta đang bàn đến chung quy lại là bàn về cảm giác trong cảm nhận cái đẹp. Những hình khối cho ta cảm giác về tính động ở đây là tính chất động trong cảm giác! Chúng có nguồn gốc từ lực vật lý. Tuy nhiên, chúng hoàn toàn không hẳn là những đối tượng của
  7. vật lý học! Đây là một điều rất quan trọng cần lưu tâm và là điểm đánh dấu sự khác biệt giữa vật lý học và nghệ thuật của thị giác. Hiểu và nắm vững được bản chất của sự khác biệt này sẽ là chìa khóa để ta mở cánh cửa làm chủ không gian trang trí nội, ngoại thất. Chúng ta hẳn ai cũng biết trang trí nội, ngoại thất bao giờ cũng là giai đoạn cuối cùng sau kiến trúc; xây dựng. Chính vì thế, việc trang trí hoàn thiện không gian thẩm mỹ có một vai trò rất quan trọng. Trong thực tế xã hội ta hiện nay, có khá nhiều công trình kiến trúc vì nhiều lý do khác nhau đã không thật chuẩn mực, hoàn hảo khiến cho giai đoạn hoàn thiện mỹ thuật sau cùng gặp rất nhiều khó khăn. Sự khó khăn này dễ hiểu bởi xây dựng, kiến trúc vốn là khung sườn của trang trí nội, ngoại thất. Nếu thiết kế kiến trúc đẹp thì việc hoàn thiện sẽ gặp nhiều thuận lợi. Nếu công trình kiến trúc không thật hoàn hảo thì việc “chữa háy” trong giai đoạn cuối cùng là chuyện không thể tránh khỏi. Việc nắm vững bản chất của quá trình tạo ra cảm giác động nói chung và trong trường hợp do thế năng của thành phần kiến trúc gây ra nói riêng, sẽ giúp cho ta khả năng sáng tạo để khắc phục những khiếm khuyết do thiết kế kiến trúc để lại. Đương nhiên, về mặt kết cấu xây dựng ta không thể can thiệp vì đó chính là sự bền vững vật lý của công trình. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, do thiết kế không thật hoàn hảo lên nhiều chi tiết kiến trúc thừa độ vững chắc, nhưng lại thiếu tính thẩm mỹ. Với những trường hợp như thế ta phải xử lý khéo léo về trang trí để tạo ra không gian mỹ thuật vừa đảm bảo sự vững chắc về kết cấu; vừa có được sự hoàn hảo về mặt thẩm mỹ. Ta có thể lấy ví dụ với một ngôi nhà: Mái hiên trần đua ra quá nhiều mà dưới nó chỉ là 2 cột trụ có thiết kế nhỏ xíu. Về mặt kết cấu, thì không có gì phải bàn vì chúng đã được tính toán kỹ càng. Tuy nhiên, về mặt thẩm mỹ thì trong cảm giác ta thấy chúng không ổn: Mái trần đó có vẻ quá dầy, quá nặng mà 2 cột trụ nhỏ bên dưới không thể chịu nổi! Trong những trường hợp như thế ta không thể để như vậy được! Chúng sẽ ám ảnh ta và ta sẽ không có tâm trạng thoải mái cao nhất khi sống trong những không gian đó. Ta sẽ phải xử lý chúng. Nhưng xử lý như thế nào? Rất đơn giản! Bằng cách nào đó ta cho 2 cột trụ
  8. đỡ khối trần nặng nề có đường kính to hơn và sau đó sơn cho chúng như những cột trụ bình thường. Đương nhiên khi những cột trụ có kích thước lớn hơn, chúng sẽ cho ta cảm giác khỏe hơn và như vậy, ngôi nhà trông sẽ thuận mắt hơn. Ta có thể lấy thêm ví dụ trong một công trình kiến trúc khác: Trên một mảng tường bên ngoài nhà có một khối lồi lớn rất khó chịu. Hơn nữa, nó lại có màu sắc nổi bật khiến ta có cảm giác nó nặng nề như sắp rơi xuống. Vậy phải làm thế nào? Để giải quyết tình trạng khó nhìn này, một mặt, ta cho nó có màu sắc hòa đồng hơn với màu sắc chung của ngôi nhà; mặt khác, ta dùng những khối âm nho nhỏ chia nhỏ bề mặt của nó ra một cách hợp lý. Khi đó khối lồi sẽ không cho ta cảm giác khó chịu như trước nữa và ngôi nhà chắc hẳn trông sẽ đẹp hơn. Trên đây là những phân tích về vai trò của khối cùng những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng không hợp lý trong kiến trúc dẫn đến cảm giác động do thế năng của khối kiến trúc gây ra. Mặc dù cảm giác về tính động do thế năng tạo ra xuất hiện không nhiều trong kiến trúc, tuy nhiên, rất nên tránh những chi tiết trang trí như vậy để ngôi nhà của bạn trở nên hoàn hảo hơn. Việc nắm vững bản chất và phương pháp hợp lý trong thiết kế trang trí nội, ngoại thất để giải quyết những tình huống cần thiết tránh những cảm giác về tính động do thế năng của khối kiến trúc gây ra, sẽ đem lại sự hoàn thiện cao nhất cho chất lượng trang trí mỹ thuật công trình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1