intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cảm giác động nên tránh trong trang trí nội, ngoại thất

Chia sẻ: Trần Thị Nhỏ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

67
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đây thực chất là một nguyên nhân quan trọng và rất phức tạp với những biểu hiện phong phú khiến cho nhiều công trình trang trí nội, ngoại thất khi không “thoát” ra được khỏi nó đã không thể có được sự hoàn thiện cao nhất

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cảm giác động nên tránh trong trang trí nội, ngoại thất

  1. Cảm giác động nên tránh trong trang trí nội, ngoại thất Đây thực chất là một nguyên nhân quan trọng và rất phức tạp với những biểu hiện phong phú khiến cho nhiều công trình trang trí nội, ngoại thất khi không “thoát” ra được khỏi nó đã không thể có được sự hoàn thiện cao nhất Cảm giác về tính động trong trang trí nội, ngoại thất có thể được tạo nên bởi nhiều yếu tố, nhưng một trong những vấn đề quan trọng mà ta không thể không đề cập đến đó là cảm giác động bởi sự gợi nhớ lại trạng thái tâm lý khi đứng trước những hiện tượng có hình thức thể hiện giống như bên ngoài cuộc sống. Đây thực chất là một nguyên nhân quan trọng và rất phức tạp với những biểu hiện phong phú khiến cho nhiều công trình trang trí nội, ngoại thất khi không “thoát” ra được khỏi nó đã không thể có được sự hoàn thiện cao nhất. Cảm giác động do gợi nhớ hình ảnh Cùng có chung nguồn gốc về bản chất giống như trường hợp chi tiết trang trí có phương, hướng nghiêng ngả và đâm xuyên qua nhau, cảm giác động do gợi nhớ hình ảnh cũng cho ta những cảm xúc trái chiều rõ rệt như 2 trường hợp nêu trên, nhưng lại có biểu hiện dưới nhiều hình thức phức tạp. Cuộc sống vận động với muôn màu muôn vẻ cùng những trạng thái khác nhau đã tác động vào thị giác của ta để rồi lắng đọng lại trong ta những ấn tượng sâu đậm dưới dạng những hình ảnh cô đọng. Những hình ảnh mang tính “chìa khóa” này bình thường “ngủ yên” trong tâm thức của ta để rồi khi một không gian kiến trúc nào đó “sơ sảy” có những hình ảnh mang tính “chìa
  2. khóa” này, thì ngay lập tức một cơ chế tâm lý nảy sinh khiến ta có những cảm gác về tính động như những trạng thái vận động của sự vật, hiện tượng bên ngoài cuộc sống. Đây chính là nguyên nhân cốt lõi của cảm giác động do gợi nhớ hình ảnh gây ra! Có thể nói hiện tượng này là mặt trái của tâm lý nhận thức cái đẹp trong nghệ thuật. Nếu cái đẹp trong nghệ thuật trang trí nội, ngoại thất ở đỉnh cao của nó giúp cho con người sự liên tưởng tới những cảm xúc thẩm mỹ bắt nguồn từ cuộc sống đời thường, thì những cảm nhận về cuộc sống cùng với sự vận động của nó đôi khi đã hiện thân vào một số nét trang trí “sơ sảy” của công trình và đã tạo lên những cảm xúc đối nghịch. Đây chính là hai mặt của một vấn đề và là hiện tượng mang tính quy luật của tâm lý nhận thức thẩm mỹ. Với những hiện tượng mang tính quy luật này, dù muốn hay không, ta chỉ có thể thuận theo mà không có cách nào thay đổi. Cái mà ta, những nhà thiết kế có thể làm khác đi để tạo lên những giá trị thẩm mỹ cao cho công trình, đó là phát huy mặt tích cực và loại bỏ những mặt tiêu cực của quá trình nhận thức thẩm mỹ. Nói như vậy có nghĩa là gì? Như vậy có nghĩa là ngoài việc chủ động sáng tạo tạo ra những giá trị thẩm mỹ đích thực, nhà thiết kế cần thiết có sự lắng nghe, tìm hiểu thấu đáo “ngôn ngữ” của những hình khối, màu sắc, những thành phần tạo lên giá trị thẩm mỹ. Phải lắng nghe xem chúng “nói” gì. Phải tìm hiểu xem khi đứng cạnh nhau chúng “nói gì và nói với nhau như thế nào”. Trên cơ sở đó, ta mới có thể có những kết luận chính xác để điều chỉnh thêm, bớt một cách hợp lý những yếu tố cần thiết làm “trong sạch” môi trường thẩm mỹ mà ta đang tạo dựng. Làm được những điều đó, chúng ta mới có thể có được những không gian thẩm mỹ hoàn hảo nhất. Trong thực tế xã hội ta hiện nay có một số nhà thiết kế vì nhiều lý do khác nhau đã không có sự lắng nghe thấu hiểu một cách nghiêm túc ngôn ngữ của nghệ thuật trang trí. Với những người như vậy, đương nhiên đằng sau họ là những công trình chưa thật hoàn hảo về mỹ thuật.
  3. Những bức rèm cửa sổ mềm mại, mỏng mảnh được thả từ “khe” trần xuống cho ta cảm giác chúng là những phần thừa, có thể di chuyển để quấn vào chân người qua lại
  4. Bạn có nhận thấy trần căn phòng này có những khối âm với đầu nhọn hoắt bay tứ tung cho ta cảm giác động rất đáng sợ không?
  5. Hai lọ hoa khô cho ta cảm giác động rất khó chịu. Những nhánh cây cong queo khiến người ta có cảm giác như những bàn tay gân guốc đang chuyển động
  6. Trần nhà tách bạch ra khỏi các bức tường bởi hiệu ứng ánh sáng và cùng với vệt sáng ở giữa nó cho ta cảm giác mảng trần đang nứt vỡ này có vẻ như đang rơi xuống! Ngoài ra, ta còn có cảm giác khá rõ những tấm rèm rèm màu nâu như đang được thả xuống từ trần tầng trên!
  7. Chiếc đèn trần này với những cọng đèn cong queo cho ta cảm giác về hình ảnh một loại cây phát triển bất bình thường, len lỏi chui qua chuông báo cháy xuống bên dưới nhà không?
  8. Căn phòng này với thiết kế trần có những đường tròn đồng tâm; cầu thang vặn xoắn; những đường chỉ ngắn chạy ngang, tất cả nhữg yếu tố đó cho ta cảm giác không gian căn phòng này như đang trong một cơn lốc xoáy với vòi rồng là chiếc cầu thang vặn vẹo!
  9. Những lá cây nhọn hoắt dễ khiến cho ta có cảm giác rùng mình
  10. Trần phòng này với hệ thống những đường tròn đồng tâm khiến ta có cảm giác chóng mặt ngay cả trong trường hợp đây là phòng khách nói gì đến phòng ngủ. Ngoài ra, ta có thể thấy vành tròn có phương, hướng nghiêng ngả với những chiếc đèn trang trí gắn bên trên tạo lên sự xáo trộn không gian rất khó chịu. Trên đây là những phân tích về cảm giác động do gợi nhớ hình ảnh gây lên. Cũng như mọi vấn đề khác trong cuộc sống, cảm xúc nghệ thuật trong trang trí nội, ngoại thất cũng có những khía cạnh riêng biệt mang dấu ấn cá nhân trong những điều kiện đặc biệt. Tuy
  11. nhiên, đấy chỉ là một khía cạnh nhỏ trong khái niệm cảm xúc. Ngoài tính riêng biệt đó ra, cảm xúc của người làm nghệ thuật phụ thuộc khá nhiều vào năng lực bẩm sinh và quá trình trau dồi cảm quan nghệ thuật từ cuộc sống. Cảm xúc nghệ thuật cũng có rất nhiều cấp độ khác nhau và việc nâng cao năng lực để có thể đạt tới mức độ tinh tế cao của cảm xúc, ngoài năng lực bẩm sinh cần thiết, như một chú hổ luôn biết phải mài móng vuốt cho sắc nhọn đón chờ cơ hội, nhà thiết kế nên có ý thức tu dưỡng một cách nghiêm túc để nâng cao năng lực bản thân mình. Chỉ có như thế và cũng chỉ có con đường đó mới giúp cho chúng ta trở thành những con người có khả năng cảm nhận nghệ thuật cao – một yếu tố quyết định tới chất lượng sản phẩm mỹ thuật. Đây là một yếu tố tiên quyết có vai trò quyết định quan trọng trong công tác nghệ thuật, bởi nghệ thuật vốn là lĩnh vực trừu tượng rất phức tạp; và cũng bởi những người làm nghệ thuật nói chung và những nhà thiết kế trang trí nội, ngoại thất nói riêng vốn là những người: “cảm” trước được cái “cảm” của mọi người và “nghĩ” trước được những cái mọi người “nghĩ”!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2