intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cảm giác vướng ở họng - Bệnh gì?

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

82
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dị cảm họng xuất hiện như thế nào? Nuốt là một trong những chức năng sinh lý mà họng – thực quản đảm nhiệm. Cơ chế của nuốt rất phức tạp. Nuốt do nhiều bộ phận tham gia bao gồm các cơ xiết họng, màn hầu, lưỡi gà, đáy lưỡi, băng thanh, niêm mạc thất họng – thực quản cùng với sự phối hợp nhịp nhàng của dây thần kinh IX, X, XI, XII và não bộ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cảm giác vướng ở họng - Bệnh gì?

  1. Cảm giác vướng ở họng - Bệnh gì? Dị cảm họng xuất hiện như thế nào? Nuốt là một trong những chức năng sinh lý mà họng – thực quản đảm nhiệm. Cơ chế của nuốt rất phức tạp. Nuốt do nhiều bộ phận tham gia bao gồm các cơ xiết họng, màn hầu, lưỡi gà, đáy lưỡi, băng thanh, niêm mạc thất họng – thực quản cùng với sự phối hợp nhịp nhàng của dây thần kinh IX, X, XI, XII và não bộ. Dị cảm họng xuất hiện khi có các yếu tố tác động lên một trong những bộ phận tham gia vào cơ chế nuốt mà chủ yếu là mất đi sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận nói trên do những nguyên nhân cơ năng. Những biểu hiện của bệnh trên lâm sàng: Thể trạng bệnh nhân hoàn toàn bình thường nhưng nét mặt trông rất lo âu. Khám họng sẽ thấy hình ảnh của viêm họng mạn tính với các tổn thương khác nhau tuỳ theo thể bệnh: Viêm họng mạn tính long tiết: Niêm mạc họng đỏ, ướt, có những hạt ở thành sau họng. Dịch nhầy chảy dọc theo thành sau họng.
  2. Viêm họng quá phát: Niêm mạc họng dày và đỏ. Có khi các cơ họng cũng quá phát. Bên cạnh mỗi trụ sau có một cái nẹp giả do niêm mạc bị quá phát. Bệnh nhân rất hay buồn nôn và có nhiều phản xạ họng. Thành sau họng có những mảng quá sản dày, bóng và đỏ. Màn hầu và lưỡi gà dày, eo họng bị hẹp. Mép sau của thanh quản cũng bị dày nên bệnh nhân hay kèm theo ho khan và khàn tiếng. Viêm họng teo: Sau giai đoạn viêm quá phát sẽ chuyển sang thể teo. Các tuyến nhầy và nang tổ chức tân xơ hoá. Hai trụ giả phía sau hai amidan mất đi. Các hạt ở thành sau họng cũng biến mất. Màn hầu và lưỡi gà mỏng đi. Niêm mạc họng trở nên nhẵn, mỏng, trắng và có mạch máu nhỏ. Eo họng doãng rộng, ít tiết nhầy và họng trở nên khô. Người ta cũng có thể sử dụng một số phương pháp cận lâm sàng như chụp Xquang họng thực quản có cản quang, soi hoạt nghiệm thanh quản để xác định rối loạn chức năng của niêm mạc, cơ vòng thực quản vùng họng thực quản trong những trường hợp như thế này.
  3. Soi họng tìm nguyên nhân gây dị cảm họng Cần phải làm gì trước một trường hợp dị cảm họng? Điều trị viêm họng mạn tính - Giai đoạn long tiết: Xúc họng bằng các dung dịch BBM, nước muối sinh lý 0,9%, chấm họng bằng SMC, khí dung họng bằng tinh dầu hoặc các thuốc kháng sinh, giảm viêm, chống phù nề dạng dung dịch. - Giai đoạn quá phát: Đốt các hạt lympho ở trụ sau, thành sau họng bằng nitrát bạc, cô te điện, nitơ lỏng, hoặc laser…
  4. - Giai đoạn teo: Khí dung nước biển từng đợt 10 ngày trong một tháng, kéo dài 3 - 6 tháng. Uống vitamin C và vitamin A để tăng sức đề kháng niêm mạc. - Điều trị bằng tâm lý liệu pháp: Người thầy thuốc nên thăm khám cẩn thận, tỉ mỉ, vừa khám vừa trao đổi giải thích với bệnh nhân, nếu có thể khám nội soi để bệnh nhân quan sát cùng với thầy thuốc. Phối hợp với nhóm thuốc an thần kinh trong những trường hợp cần thiết (stablone, magne - B6…). Nếu là phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh có thể sử dụng một số hormon như estrogen tùy theo từng trường hợp. Phòng bệnh: Kiêng rượu, bia, thuốc lá. Ăn uống điều độ, tránh khói bụi, hơi độc. Khi bị viêm họng cấp cần điều trị kịp thời, dứt điểm, không để kéo dài trở thành mạn tính. Đối với viêm họng mạn tính khu trú như viêm amidan nếu điều trị đúng phác đồ mà vẫn tái phát nhiều lần (> 5 lần/năm) thì chỉ định cắt amidan. Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý.
  5. Ai dễ bị dị cảm họng? Dị cảm họng thường gặp ở những người bị viêm họng mạn tính, phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh, những người đang gặp stress trong công việc hoặc cuộc sống, người thường xuyên mất ngủ… Người bệnh đi khám thường phàn nàn là họ cảm giác có vật vướng ở trong họng như mắc tóc, lông gà, có xương hoặc hình như cảm giác thấy có khối u đang hình thành trong họng của họ nên rất lo lắng. Trong một số trường hợp, cảm giác vướng họng có thể tình cờ xuất hiện ngay sau khi ăn nên người bệnh nghĩ rằng mình đang bị hóc thức ăn, dị vật trong họng mà bác sĩ khám không nhìn thấy, đôi khi họ tự móc họng để lấy dị vật làm tổn thương niêm mạc họng, hạ họng nặng nề. Cảm giác vướng trong trường hợp dị cảm họng chỉ thấy khi nuốt nước bọt trong khi đó họ ăn cơm và uống nước lại hoàn toàn bình
  6. thường. Cảm giác vướng tăng lên những lúc họ mất ngủ hoặc làm việc quá sức. ThS. Phạm Bích Đào
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1