intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cẩm nang Bảo hiểm nhân thọ: Phần 2 - Phùng Đắc Lộc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:218

15
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, Cẩm nang Bảo hiểm nhân thọ: Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Các câu hỏi thực tiễn về bảo hiểm nhân thọ; chế độ quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cẩm nang Bảo hiểm nhân thọ: Phần 2 - Phùng Đắc Lộc

  1. CHƯƠNG III CÁC CÂU HỎI THỰC TIỄN VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ Câu 95: Tôi có thể tham gia bảo hiểm nhân thọ tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm bảo hiểm nhân thọ khác nhau không? Điều này có ảnh hưởng đến quyền lợi được bảo hiểm không? Trả lời: Bạn có thể tham gia bảo hiểm (ký kết hợp đồng bảo hiểm) bằng nhiều hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tại cùng một doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ hoặc tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ khác nhau vì số tiền bảo hiểm của một người được bảo hiểm là không giới hạn để chi trả các quyền lợi bảo hiểm liên quan đến tính mạng, sức khỏe, tích lũy tiết kiệm, đầu tư tài chính trong đó chi trả cho các rủi ro liên quan đến tính mạng sức khỏe con người theo mức khoán thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và người tham gia bảo hiểm. Cùng một đợt điều trị tại một bệnh viện hoặc khi bị tử vong, người được bảo hiểm sẽ được các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho người được bảo hiểm về rủi ro trên sẽ phải có trách nhiệm chi trả quyền lợi bảo hiểm (số tiền chi trả) tương ứng với những cam kết. Cùng một người được bảo hiểm bị tử vong trong thời hạn của các hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực thì người nhà của họ nhận được toàn bộ số tiền bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực này. 155
  2. Song lưu ý với bạn một số vấn đề sau đây: Bạn là người tham gia ký kết hợp đồng bảo hiểm (người mua bảo hiểm - người chủ hợp đồng bảo hiểm) thì: Phần bảo hiểm đầu tư hoặc tiết kiệm nếu muốn thay đổi tăng hoặc giảm thì chỉ cần yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm sửa đổi bổ sung không nhất thiết phải ký thêm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ với doanh nghiệp bảo hiểm khác. Phần bảo hiểm rủi ro (ốm đau, thương tật, bệnh tật, tai nạn, tử vong) bạn cũng có thể làm giấy đề nghị sửa đổi bổ sung tăng thêm số lượng, tên người được bảo hiểm và dễ dàng được doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận. Nếu tăng thêm số người thân được bảo hiểm (kể cả quyền lợi chi trả cho mỗi rủi ro từng người khác nhau) bằng cách sửa đổi bổ sung hợp đồng bảo hiểm đã ký với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trước đây thì bạn sẽ thuận lợi khi được coi trọng là khách hàng VIP, được hưởng nhiều chính sách ưu đãi khuyến mại, không phải xin thêm nhiều bộ hồ sơ chứng từ tài liệu và gửi giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm đến nhiều doanh nghiệp bảo hiểm như trường hợp ký hợp đồng bảo hiểm với nhiều doanh nghiệp bảo hiểm. Nếu ký hợp đồng bảo hiểm với nhiều doanh nghiệp bảo hiểm bạn buộc phải kê khai trung thực là trước khi kê khai vào giấy yêu cầu bảo hiểm đã tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm nào chưa (nếu sai sẽ bị phiền phức khi trả tiền bảo hiểm vì coi là cố tình khai báo sai sự thật). Đồng thời bạn sẽ gặp bất lợi sau đây: Tham gia hợp đồng bảo hiểm với nhiều doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bị coi là người có dấu hiệu không bình thường như che dấu thông tin về tiền sử bệnh tật (tình trạng sức khỏe trước khi giao kết hợp đồng (với số tiền nhỏ hơn khoảng 300-350 triệu 156
  3. đồng người được bảo hiểm không cần làm thủ tục kiểm tra sức khỏe)) hoặc có động cơ gì mà tham gia bảo hiểm tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm. Thực tế có nhiều sự trục lợi bảo hiểm bị phát hiện từ những người tham gia bảo hiểm cùng lúc tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm. Khi có một rủi ro, sự kiện được bảo hiểm phải xin nhiều bộ hồ sơ, chứng cứ tài liệu, lấy nhiều giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm gửi cho các doanh nghiệp bảo hiểm liên quan. Điều này không phải dễ dàng trong giai đoạn hiện nay. Câu 96: Tại sao người tham gia bảo hiểm không được cùng doanh nghiệp bảo hiểm soạn thảo hợp đồng bảo hiểm nhân thọ? Trả lời: Nội dung của một sản phẩm bảo hiểm không đơn thuần là hợp đồng bảo hiểm mà còn có các văn bản khác liên quan đính kèm và là bộ phận không thể tách rời với hợp đồng bảo hiểm, bao gồm quy tắc điều khoản, điều kiện, biểu phí bảo hiểm; giấy yêu cầu bảo hiểm; minh họa bán hàng. Các tài liệu trên chứa đựng nhiều thuật ngữ chuyên ngành về bảo hiểm, y tế, đầu tư mà cá nhân nhiều người tham gia bảo hiểm khó có thể hiểu hết được. Hơn nữa việc xác định những rủi ro được bảo hiểm và số tiền chi trả cho mỗi rủi ro được bảo hiểm như thế nào, những trường hợp loại trừ bảo hiểm (không phải chi trả tiền bảo hiểm) đã hợp lý hay chưa, các cam kết trả tiền bảo hiểm khi đáo hạn hợp đồng và chi trả bảo tức dựa trên cơ sở tính toán khoa học như thế nào. Các phương pháp và căn cứ để tính phí bảo hiểm cho người tham gia bảo hiểm phải đóng đã chính xác hay chưa là những việc mà nhiều cá nhân tham gia bảo hiểm không thể xác định được. Vì vậy cơ quan quản lý Nhà nước, cụ 157
  4. thể là Bộ Tài chính sẽ là người bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia bảo hiểm đúng ra tổ chức, kiểm tra, thẩm định các văn bản trên để buộc các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải trình. Các văn bản soạn thảo phải: - Phù hợp với quy định của Luật Kinh doanh Bảo hiểm, Nghị định 73/2016/CP, Thông tư 50/2017/Bộ Tài chính và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Rà soát các nội dung ghi trong giấy yêu cầu bảo hiểm, quy tắc điều khoản điều kiện bảo hiểm, biểu phí bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm, minh họa bán hàng để kiểm tra cơ sở khoa học, căn cứ, phương pháp xác định, cách tính toán có hợp lý, hợp pháp hay không. Nếu có điều gì chưa rõ, chưa đúng, Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm phải tiếp tục giải trình, sửa đổi bổ sung cho đến khi hoàn thiện đáp ứng yêu cầu trên thì mới được Bộ Tài chính phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm. Sau đó Bộ Tài chính chuyển toàn bộ tài liệu đã phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm sang Bộ Công thương để kiểm tra một lần nữa nếu phù hợp với quy định của Luật Bảo vệ người tiêu dùng thì Bộ Công thương chấp thuận đăng ký sản phẩm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm. Khi bán sản phẩm bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm tuyệt đối không được sửa một từ, một chữ, một số nào trên các văn bản đã được Bộ Tài chính phê chuẩn và Bộ Công thương cho phép đăng ký sản phẩm bảo hiểm. Vì vậy pháp luật và cơ quan quản lý Nhà nước đã có biện pháp bảo vệ người tiêu dùng sản phẩm bảo hiểm trước khi giao kết hợp đồng bảo hiểm bằng biện pháp phê chuẩn, đăng ký sản phẩm bảo hiểm. Do đó người tham gia bảo hiểm không cần thiết cũng như không được phép sửa đổi bổ sung một từ, một chữ nào 158
  5. trên các văn bản nguyên gốc đã được Bộ Tài chính phê duyệt, Bộ Công thương cho đăng ký sản phẩm bảo hiểm. Tuy vậy người tham gia bảo hiểm vẫn có sự lựa chọn của mình, thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm về các rủi ro được bảo hiểm, các sự kiện được bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phương pháp đóng phí bảo hiểm, phương thức chi trả tiền bảo hiểm,... Câu 97: Có nhiều trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm từ chối chi trả tiền bảo hiểm vì trục lợi bảo hiểm. Vậy trục lợi bảo hiểm là gì? Trả lời: Trục lợi bảo hiểm là thuật ngữ chuyên ngành bảo hiểm, quốc tế thường dùng chỉ hành vi cố ý nhằm có thu nhập bất chính từ việc tham gia bảo hiểm. Các hành vi này bao gồm: - Cố ý tự hủy hoại tài sản, sức khỏe, tính mạng của mình để được trả tiền bảo hiểm, như mua bảo hiểm xe ô tô có số tiền bảo hiểm lớn hơn nhiều giá trị của xe rồi đốt xe hoặc cho xe lao xuống vực; mua bảo hiểm nhân thọ với quyền lợi được chi trả có giá trị lớn sau thời gian ngắn tự hủy hoại bộ phận cơ thể hoặc tự tử khi đã mắc bệnh hiểm nghèo khó có thể chữa nổi,... để được chi trả tiền bảo hiểm. - Rủi ro thiệt hại đã xảy ra mới mua bảo hiểm, sau đó hợp lý hóa bộ chứng từ yêu cầu trả tiền bảo hiểm bằng ghi lại các ngày trên bộ chứng từ lùi lại sau ngày tham gia bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm như nằm viện điều trị rồi mới mua bảo hiểm, mua bảo hiểm cho người đã chết,... - Lập hiện trường giả, giả mạo các hồ sơ chứng từ hoặc hồ sơ chứng từ là thật nhưng nội dung ghi trên đó đã bị làm sai lệch nhằm hợp lý hóa vụ việc phù hợp với phạm vi bảo hiểm để được chi trả bảo hiểm. 159
  6. - Cố tình che dấu thông tin (không khai báo) để được giao kết với doanh nghiệp bảo hiểm (nếu như khai báo thông tin này chắc chắn doanh nghiệp bảo hiểm từ chối giao kết hợp đồng bảo hiểm hoặc yêu cầu phải kiểm tra sức khỏe định kỳ, yêu cầu tăng thêm phí bảo hiểm) như không khai báo tiền sử nghiện rượu, nghiện ma túy, đã điều trị bệnh tại một cơ sở y tế trong thời gian 2-3 năm gần đây, sau khi tham gia bảo hiểm đòi chi trả quyền lợi bảo hiểm điều trị hoặc tử vong vì các bệnh tật nói trên. Tóm lại doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ quản lý phí bảo hiểm của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm đóng góp để chi trả quyền lợi bảo hiểm chính đáng cho người tham gia bảo hiểm khi rủi ro sự kiện được bảo hiểm xảy ra. Tiền chi trả quyền lợi bảo hiểm không phải là tiền của doanh nghiệp bảo hiểm mà chính là tiền của người tham gia bảo hiểm đóng góp vào. Vì vậy kẻ trục lợi bảo hiểm là người chiếm đoạt phí bảo hiểm của các tổ chức, cá nhân đã đóng phí bảo hiểm cần phải bị phê phán gay gắt, tố cáo và xử phạt nghiêm khắc. Các nước xử lý hành vi trục lợi bảo hiểm tương đương với xử phạt hành vi trốn thuế. Câu 98: Có một số vụ trục lợi bảo hiểm bị phát giác như một phụ nữ tự chặt tay, chặt chân, có người tự đốt nhà, đâm xe, cho xe lao xuống vực, giả tai nạn. Vậy có nhiều vụ trục lợi bảo hiểm không và xử lý như thế nào? Trả lời: Theo báo cáo của Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm - Bộ Tài chính, chỉ thống kê các doanh nghiệp bảo hiểm top đầu trên thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2007-2014 đã phát hiện ra trên 64.000 vụ trục lợi bảo hiểm với số tiền 550 tỷ đồng. Bình quân mỗi năm phát hiện hơn 8.000 vụ với số tiền xấp xỉ 70 tỷ đồng. Đặc biệt trục lợi bảo hiểm ngày càng có xu hướng tăng, 160
  7. bình quân 31,3% (báo cáo của Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm trình Ban Biên tập Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung). Trục lợi bảo hiểm diễn ra ở tất cả các sản phẩm bảo hiểm, tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm, có nhiều tình tiết nghiêm trọng như cấu kết, có tổ chức, phức tạp, tinh vi, xảo quyệt. Hậu quả của trục lợi bảo hiểm làm ảnh hưởng đến quyền lợi chân chính của người tham gia bảo hiểm, khi phí bảo hiểm đóng góp phải trả thêm cho hành vi trục lợi bảo hiểm. Làm tăng thêm chi phí, thời gian, công sức của doanh nghiệp bảo hiểm khi phải xác minh điều tra, kết luận về trục lợi bảo hiểm, làm cho một số sản phẩm bảo hiểm có nhiều quyền lợi bảo hiểm tốt phải ngừng triển khai khi không kiểm soát được trục lợi bảo hiểm. Cách phòng chống trục lợi bảo hiểm: - Với doanh nghiệp bảo hiểm: phải có quy trình phát hiện hoặc cảnh báo những khách hàng có nguy cơ có thể trục lợi bảo hiểm cao từ khâu bán bảo hiểm, quản lý hợp đồng bảo hiểm, tiếp nhận và xử lý hồ sơ yêu cầu chi trả tiền bảo hiểm, giám định xác minh hồ sơ yêu cầu chi trả tiền bảo hiểm, đề nghị các cơ quan chức năng xác minh điều tra những hồ sơ nghi vấn, từ chối một phần hoặc toàn bộ số tiền yêu cầu chi trả vô lý do trục lợi bảo hiểm, khởi kiện tổ chức, cá nhân khi có đủ chứng cứ họ đã có hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp (tiếp tay, tạo dựng hồ sơ, chứng từ, văn bản xác nhận) trục lợi bảo hiểm hoặc đề nghị Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm) xử phạt hành chính kẻ trục lợi bảo hiểm với mức độ chưa phải truy tố tội phạm hình sự. - Đối với người tham gia bảo hiểm cần có thái độ phê phán, phản đối, tố cáo kẻ trục lợi bảo hiểm vì đây là kẻ có hành vi gián tiếp ăn cắp tiền phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm đóng góp vào để chi trả quyền lợi bảo hiểm. 161
  8. - Đối với pháp luật đã có chế tài xử lý hành vi trục lợi bảo hiểm:  Xử phạt hành chính với tội trục lợi bảo hiểm chiếm đoạt dưới 20 triệu đồng hoặc gây thiệt hại dưới 50 triệu đồng theo Nghị định Chính phủ về Xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.  Khởi tố hình sự theo Điều 213 Bộ luật Hình sự để xử phạt kẻ chiếm tiền bảo hiểm trên 20 triệu đồng hoặc gây thiệt hại trên 50 triệu đồng từ cải tạo không giam giữ đến 3 năm tù, phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Tùy từng tình tiết tăng nặng như phạm tội có tổ chức, dùng thủ đoạn tinh vi xảo quyệt, tái phạm nguy hiểm, chiếm đoạt hay gây thiệt hại số tiền lớn có thể bị phạt tù đến 7 năm. Điều 213 còn quy định xử phạt pháp nhân có hành vi trục lợi bảo hiểm. - Đối với các cơ quan chức năng cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu cho người tham gia bảo hiểm cấu thành trong bộ hồ sơ giải quyết quyền lợi bảo hiểm cũng cần nêu cao tinh thần phòng chống trục lợi bảo hiểm: đảm bảo sự chính xác, trung thực các nội dung được ghi trên các giấy tờ là hồ sơ, tài liệu, chứng từ, chứng cứ để giải quyết quyền lợi bảo hiểm. Nếu nội dung ghi sai dẫn đến trục lợi bảo hiểm thì họ vô tình đã phạm tội gian lận bảo hiểm (Điều 213 Bộ luật Hình sự) và gây thiệt hại (làm cho việc chi trả quyền lợi bảo hiểm do trục lợi bảo hiểm tăng thêm). Câu 99: Gia đình tôi thuộc hộ nghèo có nên tham gia bảo hiểm nhân thọ không, tham gia như thế nào? Trả lời: Bất cứ gia đình nào dù giàu hay nghèo đều phải hướng đến những rủi ro thiên tai, tai nạn, ốm đau, bệnh hiểm nghèo, người lao động chính đóng góp cho gia đình chẳng may bị tử vong. 162
  9. Ngoài ra họ phải lo đến làm sao có tiền cho con ăn học có một ngành nghề nhất định để không trở thành kẻ hư hỏng, thất nghiệp trong tương lai. Có nghĩa là dù đã là hộ nghèo đang phấn đầu thoát nghèo thì trước mắt không bị các thiên tai, tai nạn bất ngờ, bệnh tật, bệnh hiểm nghèo hay tai bay vạ gió ập đến bất ngờ cũng không gây khủng hoảng tài chính cho gia đình (mất đi một số tiền lớn) để trở thành hộ nghèo hơn. Giải pháp cho hộ nghèo phòng ngừa các tai bay vạ gió trên là tiết kiệm và tham gia bảo hiểm nhân thọ. Hiện nay các hộ nghèo được Nhà nước cấp thể bảo hiểm y tế (không phải trả tiền) nhưng mới đảm bảo chi phí điều trị theo tuyến quy định, các loại thuốc, các loại phương pháp kỹ thuật điều trị cũng theo quy định của Nhà nước. Các loại điều trị không theo quy định trên thì người có bảo hiểm y tế của Nhà nước vẫn phải bỏ tiền ra chi trả (mua thuốc, dụng cụ y tế, kỹ thuật khám chữa bệnh cao cấp ngoài danh mục bảo hiểm y tế, nằm phòng chất lượng cao, tự nguyện) và còn rất nhiều chi phí khác phát sinh như người chăm sóc, phương tiện di chuyển,... Vì vậy, bảo hiểm nhân thọ bổ sung cho bảo hiểm y tế các yêu cầu của hộ nghèo về những chi phí nói trên, thậm chí họ đã lĩnh quyền lợi ở bảo hiểm y tế rồi thì quyền lợi của bảo hiểm nhân thọ vẫn không thay đổi (không bị trừ đi quyền lợi đã lĩnh của bảo hiểm y tế). Ngoài ra nếu người tham gia bảo hiểm nhân thọ là trụ cột trong gia đình chẳng may bị tử vong thì họ sẽ được chi trả toàn bộ số tiền bảo hiểm (theo thỏa thuận) để vì tình thương, nghĩa vụ, trách nhiệm với người thân còn lại của gia đình như duy trì mức sống bình thường như trước khi người được bảo hiểm còn sống, cho con cái tiếp tục được học hành đến khi tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đại học,... 163
  10. Để đáp ứng được yêu cầu trên, bạn cần lựa chọn những sản phẩm bảo hiểm nhân thọ thích hợp vừa bảo vệ mình và gia đình trước các rủi ro sự kiện bất ngờ và có tính tiết kiệm với những quyền lợi bảo hiểm (số tiền chi trả cho từng rủi ro, sự kiện bảo hiểm) vừa đáp ứng mong muốn phù hợp với khả năng tài chính của gia đình để đóng phí bảo hiểm. Để duy trì hợp đồng bảo hiểm, điều quan trọng của hộ nghèo là sao cho đóng phí bảo hiểm được đầy đủ, đúng hạn. Đối với hộ nông dân, chúng ta nên có kế hoạch tiết kiệm như bán sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm hoặc thu hoạch xong mùa vụ nông, lâm, hải sản sau khi tiêu thụ dành tiền để đóng phí bảo hiểm. Đối với hộ nghèo thành thị, chúng ta cần làm thêm hoặc trông chờ ở tăng ca, tăng giờ, tiền thưởng dành lại để đóng phí bảo hiểm. Câu 100: Tôi có chồng là chủ doanh nghiệp, bản thân tôi đi làm lương 30 triệu đồng/ tháng, gia đình tôi đủ chi phí cho chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh tật có cần tham gia bảo hiểm nhân thọ? Trả lời: Gia đình của chị thuộc diện có thu nhập cao. Ngoài việc chi phí cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, ăn học của các con, anh chị có thể tiết kiệm một số lớn tiền dự phòng cho những rủi ro bất trắc xảy ra. Thường những người tiết kiệm nhiều tiền có cách giữ tiền riêng của mình như mua vàng, ngoại tệ, đầu tư sinh lời. Anh là chủ doanh nghiệp nên tiếp tục bổ sung thêm vốn vào sự nghiệp kinh doanh hoặc anh chị cùng đầu tư vào chứng khoản, đất đai, bất động sản,... Ngay những lĩnh vực đầu tư này cũng đầy ắp rủi ro. Nhiều chủ doanh nghiệp phải lâm vào tình trạng 164
  11. ngừng hoạt động hoặc phá sản vì nguyên nhiên liệu đầu vào tăng cao, sản phẩm đầu ra bị mất giá, hàng tồn kho ế ẩm nhiều, không cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh, sức ép trả nợ ngân hàng, sức ép nợ lương công nhân. Có bao nhiêu tấm gương những người lao vào đầu tư đất đai, nhà cửa, chứng khoán lãi rất cao, giàu sang phú quý bỗng dưng vỡ nợ phá sản. Thậm chí có người phải bán hết gia sản không đủ trả nợ còn phải trốn nợ. Thời buổi kinh tế thị trường không thể lường trước được những gì sẽ xảy ra trong vòng 3 năm, 5 năm, 10 năm, 20 năm,... Với những ngành nghề mình đang kinh doanh, công việc mình đang làm, công ty mình đang làm thuê cũng như thu nhập mình đang được hưởng có tồn tại mãi mãi được không. Vì vậy chọn giải pháp tiết kiệm vừa phòng ngừa rủi ro (ốm đau, bệnh tật, bệnh hiểm nghèo, tai nạn, thương tật, tử vong) vừa tiết kiệm sinh lời thông qua việc tham gia bảo hiểm nhân thọ là khôn ngoan nhất. Thị trường bảo hiểm hiện có hơn 350 loại sản phẩm bảo hiểm cho anh chị lựa chọn sao cho phù hợp để cuộc sống của gia đình chúng ta không lâm vào tình trạng khủng hoảng, khó khăn, thiếu thốn khi thiên tai, tai nạn, ốm đau, bệnh hiểm nghèo, tử vong ập đến bất kỳ lúc nào. Theo kinh nghiệm của Việt Nam và thế giới, mỗi gia đình cần tiết kiệm từ 10% - 15% tổng thu nhập của 1 năm để tham gia bảo hiểm nhân thọ có những rủi ro bất ngờ và tích lũy tiết kiệm. Câu 101: Tôi là chủ doanh nghiệp có cần mua bảo hiểm nhân thọ cho công nhân viên không? Trả lời: Hiện nay chúng ta đã công nhận thị trường lao động, có nghĩa là lao động là một loại hàng hóa để trao đổi. Giá cả của 165
  12. một lao động là tiền lương và chế độ thu nhập khác ngoài lương mà chủ sử dụng lao động trả cho họ. Giá cả này phụ thuộc vào độ khan hiếm (cung cầu) trên thị trường, phụ thuộc vào mức độ và thời gian đào tạo nguồn thay thế họ. Một doanh nghiệp muốn hoạt động ổn định phải luôn nghĩ cách giữ chân được người lao động chung sức với mình để xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Muốn phát triển còn phải thu hút người tài giỏi về đóng góp cho doanh nghiệp bằng chế độ lương và đãi ngộ khác. Bộ luật Lao động khuyến khích chủ sử dụng lao động đem lại càng nhiều quyền lợi cho người lao động càng tốt. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Nghị định 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 cho phép chủ sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho lao động với mức 3 triệu đồng/tháng được tính vào chi phí hợp lý hợp lệ (không chịu thuế thu nhập doanh nghiệp) với điều kiện phải ghi rõ mức hưởng, điều kiện được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế tài chính, quy chế thưởng của doanh nghiệp. Người lao động cũng không phải nộp thuế thu nhập cá nhân cho số tiền đóng phí bảo hiểm nói trên hoặc khi lĩnh tiền chi trả bảo hiểm do ốm đau, tai nạn, tử vong. Họ chỉ phải nộp thuế thu nhập cá nhân với 10% số tiền được lĩnh khi đáo hạn hợp đồng bảo hiểm (tương tự như trúng thưởng xổ số...) Như vậy khi tham gia bảo hiểm, chủ sử dụng lao động sẽ là chủ hợp đồng bảo hiểm và người lao động sẽ là người được hưởng quyền lợi bảo hiểm. Chủ hợp đồng bảo hiểm có quyền chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm cho người khác (thay tên người được hưởng quyền lợi bảo hiểm khi họ vi phạm hợp đồng lao động, đi làm việc nơi khác, bị buộc sa thải). Nhiều ông chủ 166
  13. khôn ngoan mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động sau 1 năm làm việc tại doanh nghiệp là 12 triệu đồng/năm, mỗi năm sau đó được cộng thêm 1 triệu đồng. Lực lượng lao động có tay nghề cao, trình độ chuyên môn và quản lý khó thay thế sẽ được mua bảo hiểm nhân thọ với số tiền bảo hiểm cao. Hơn nữa, khi người tham gia lao động có hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khi họ bị ốm đau, thương tật, tai nạn, tai nạn lao động, tử vong được hưởng thêm quyền lợi chi trả của bảo hiểm nhân thọ coi như món quà của chủ sử dụng lao động cho họ vì họ không phải đóng phí bảo hiểm và doanh nghiệp không phải bỏ thêm chi phí trợ cấp cho họ. Câu 102: Gia đình tôi có 2 cháu 3 tuổi và 5 tuổi, tôi muốn mua bảo hiểm nhân thọ để cho các cháu đủ tiền học đại học trong nước hoặc nước ngoài thì lời khuyên tham gia bảo hiểm nhân thọ như thế nào? Trả lời: Dân tộc ta có truyền thống hiếu học. Cha mẹ luôn hết mình tạo điều kiện cho con cái ăn học trưởng thành trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Nhiều tấm gương cha mẹ lam lũ ngày đêm để có tiền cho con học tập. Nhiều sự thật đáng tiếc có cháu thi đỗ điểm cao mà không có tiền theo học đại học. Vậy những ông bố bà mẹ trẻ ngay từ khi sinh con ra nên có kế hoạch tài chính trong tương lai để có thể trang trải chi phí học hành cho con cái. Nhất là thời buổi kinh tế thị trường, xóa bỏ dần bao cấp từ ngân sách Nhà nước, các trường dần phải tự chủ tài chính, trường học dần được xã hội hóa (tương tự như cổ phần) học phí sẽ cao nếu không đủ tiền thì con cái chúng ta sẽ ra sao đây. Đối với trường hợp của anh chị cần xây dựng một kế hoạch tài chính sau: 167
  14. - 1 năm nữa thì đứa thứ nhất vào tiểu học, 3 năm nữa đến lượt đứa thứ hai. Nếu học trong trường công lập đúng tuyến thì đỡ lo ngại. Nếu cho hai cháu vào trường chuyên lớp chọn hoặc trường dân lập nội trú để phát triển toàn diện ngoài học văn hóa còn nâng cao được tiếng Anh, thể thao, nhạc họa, nữ công gia chánh,... thì cần phải có một số tiền chu cấp cho các cháu như thế nào? - Tương tự như vậy với hai cháu khi học trung học cơ sở, trung học phổ thông. - Tiếp theo là nguồn tài chính cho các cháu theo học đại học hoặc du học nước ngoài bao gồm tiền học phí tại trường, tiền học thêm tiếng Anh và tin học, tiền mua sách vở tài liệu, tiền ăn, tiền nhà trọ điện nước (nếu học xa nhà),... Nhất là gần đây tiền học phí các trường đại học ngày một tăng. Từ nhu cầu trên anh chị có thể mua bảo hiểm nhân thọ cho các cháu như sau: 1. Mua bảo hiểm cho cháu thứ nhất: sau 13 năm (cháu đạt 18 tuổi) bước vào đại học: cần bao nhiêu tiền cho 5 năm ăn học sinh hoạt của cháu khi đang học tại một trường đại học xa nhà, du học nước ngoài. 2. Mua bảo hiểm cho cháu thứ 2 sau 15 năm (cháu đạt 18 tuổi) như cháu thứ nhất. 3. Mua bảo hiểm với các rủi ro về tính mạng, sức khỏe cho các cháu (ốm đau, bệnh tật, tai nạn, thương tật, bệnh hiểm nghèo, tử vong) cho thời gian các cháu đang độ tuổi học phổ thông (18 tuổi) hoặc kể cả thời gian đến 22 tuổi học đại học trong nước, nếu sau này cháu du học nước ngoài thì khai báo thêm để được chấp nhận bảo hiểm. 4. Anh chị cần lưu ý nếu anh chị là người mua bảo hiểm (còn gọi là người tham gia bảo hiểm hoặc chủ hợp đồng bảo 168
  15. hiểm) anh chị có thể tham gia bằng cách: - Anh chị vừa là người mua bảo hiểm vừa là người được bảo hiểm (lĩnh tiền chi trả bảo hiểm khi đáo hạn hợp đồng và được bảo hiểm cho các rủi ro sức khỏe cho chính mình) và mua thêm điều khoản bổ sung bảo hiểm sức khỏe, tính mạng cho 2 cháu thì không phải mua thêm điều khoản từ bỏ quyền thu phí vì điều khoản này bảo hiểm khi chẳng may cha mẹ mất đi (người mua bảo hiểm) hai cháu vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm khi vào đại học. - Nếu anh chị mua bảo hiểm, các cháu là người được bảo hiểm thì phải mua thêm điều khoản từ bỏ quyền thu phí để khi trường hợp người tham gia bảo hiểm chẳng may bị tử vong thì không phải đóng thêm phí bảo hiểm mà quyền lợi bảo hiểm của 2 cháu vẫn không thay đổi. 5. Việc chi trả tiền bảo hiểm khi các cháu đến độ tuổi vào đại học có thể lựa chọn 2 cách: - Nhận về toàn bộ giá trị của hợp đồng bảo hiểm khi các cháu đạt độ tuổi 18. Sau đó anh chị chia ra 5 phần: 1/5 sử dụng cho năm thứ nhất, 1/5 sử dụng cho năm thứ 2 được gửi ngân hàng 1 năm để lấy lãi, 1/5 sử dụng cho năm thứ ba được gửi ngân hàng 2 năm để lấy lãi, 1/5 sử dụng cho năm thứ tư được gửi ngân hàng 3 năm để lấy lãi, 1/5 còn lại sử dụng năm thứ năm được gửi ngân hàng 4 năm để lấy lãi. - Cách thứ hai là yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trả đều số tiền bảo hiểm cho 5 năm học theo từng năm (đã bao gồm cả lãi - bảo tức của 5 năm chi trả nói trên). Với cách này số tiền phí bảo hiểm đóng như nhau, số năm đóng phí bảo hiểm như nhau nhưng tổng số tiền được chi trả trong 5 năm cao hơn cách lĩnh toàn bộ số tiền bảo hiểm sau khi cháu đạt 18 tuổi (vì có bảo tức cộng thêm trong 5 năm chi trả). 169
  16. Câu 103: Thời gian qua, một số khách hàng không được chi trả quyền lợi bảo hiểm gây ra các thắc mắc trên báo chí làm nhiều người hoang mang. Nguyên nhân gì dẫn đến không được chi trả? Trả lời: Đúng là khi khách hàng cho rằng nguyên nhân từ chối chi trả quyền lợi bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm không thỏa đáng nên đã có đơn thư khiếu nại tới báo chí, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm - Bộ Tài chính. Thường là đơn thư có gửi kèm theo hồ sơ từ chối chi trả nhưng không có bộ hồ sơ yêu cầu chi trả (hợp đồng bảo hiểm, biên lai thu phí bảo hiểm kỳ cuối cùng, các giấy tờ tài liệu liên quan đến việc thu phí, số ngày điều trị, hồ sơ bệnh án, nguyên nhân tai nạn, tử vong). Thậm chí có người gửi hồ sơ photo nhưng nhiều chỗ đã bị sửa chữa, tẩy xóa. Vì vậy các cơ quan tiếp nhận khiếu nại thường phải làm việc trực tiếp với doanh nghiệp bảo hiểm liên quan để xem xét lại bộ hồ sơ gốc yêu cầu chi trả của khách hàng, các văn bản điều tra, xác minh của doanh nghiệp bảo hiểm và văn bản từ chối chi trả thì mới có thể trả lời khách hàng chính xác được. Những nguyên nhân từ chối chi trả thường là: - Hợp đồng đã hết hiệu lực do quá hạn đóng phí bảo hiểm (kể cả gia hạn). - Sự kiện rủi ro xảy ra vào thời gian chưa phát sinh hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm với sự kiện rủi ro này (như ốm đau điều trị trong thời gian chờ - 30 ngày sau khi hợp đồng bảo hiểm được ký kết, sinh con trong vòng nhỏ hơn 270 ngày kể từ ngày ký hợp đồng bảo hiểm,...) - Các hồ sơ, chứng từ, chứng cứ, tài liệu để yêu cầu trả tiền bảo hiểm được ngụy tạo, không đồng bộ (về thời gian, địa điểm, 170
  17. nguyên nhân, hậu quả, chữ ký người liên quan), bất hợp lý (nguyên nhân, hậu quả, bệnh lý với số ngày điều trị trong hồ sơ điều trị),... đã được doanh nghiệp bảo hiểm điều tra xác minh và có văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận. - Thuộc loại trừ bảo hiểm đã được quy định trong hợp đồng bảo hiểm hoặc quy tắc điều kiện, điều khoản bảo hiểm. - Kê khai không trung thực hoặc không kê khai các tiền sử bệnh tật, điều trị, thói quen xấu (nghiện rượu, chất kích thích,...) mà rủi ro hoặc sự kiện được bảo hiểm có liên quan đến nội dung không kê khai, hoặc kê khai không trung thực nói trên. - Có dấu hiệu trục lợi, gian lận bảo hiểm đã được điều tra xác minh làm rõ. Câu 104: Có nhóm sản phẩm bảo hiểm nào đang được bán và lợi ích của bảo hiểm nhóm? Trả lời: Bảo hiểm nhóm là phương thức bán bảo hiểm cho nhóm người cùng có nhu cầu bảo hiểm phù hợp với quy tắc điều khoản, điều kiện bảo hiểm (kể cả điều kiện bảo hiểm mở rộng, bổ sung) và thời hạn bảo hiểm. Hay nói một cách khác, nhóm người này có quyền lợi được bảo hiểm giống nhau trong suốt thời gian hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm, tất nhiên phí bảo hiểm có thể khác nhau nếu người được bảo hiểm có độ tuổi khác nhau. Vì vậy, hầu hết các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của các doanh nghiệp bảo hiểm đều được bán bảo hiểm theo phương thức bán bảo hiểm nhóm phù hợp với thực tế bán bảo hiểm cho các thành viên trong gia đình, một tổ chức, cho một doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Theo phương thức này, người đại diện cho nhóm (thường là người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; người chủ gia đình) sẽ thay mặt các thành viên của nhóm đứng ra giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong đó: 171
  18. - Xác định các quyền lợi được bảo hiểm của các thành viên trong nhóm theo các quy tắc điều khoản, điều kiện bảo hiểm: rủi ro và sự kiện được bảo hiểm, số tiền được chi trả cho từng rủi ro được bảo hiểm. - Xác định số phí bảo hiểm phải đóng, định kỳ đóng phí bảo hiểm và thời hạn được bảo hiểm, thời gian phải đóng phí bảo hiểm của từng người trong nhóm. - Người đại diện nhóm là chủ hợp đồng bảo hiểm có trách nhiệm đóng phí bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm đúng kỳ hạn (bao gồm phí bảo hiểm của các thành viên trong nhóm). Trực tiếp (hoặc ủy quyền cho từng thành viên trong nhóm có liên quan) yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm chi trả quyền lợi bảo hiểm khi phát sinh rủi ro, sự kiện được bảo hiểm. - Người đại diện đứng ra giải quyết các tranh chấp của các thành viên trong nhóm (hoặc ủy quyền cho thành viên trong nhóm) với doanh nghiệp bảo hiểm kể cả tranh chấp trước tòa án, trọng tài. - Người đại diện nhóm và các thành viên trong nhóm là người được bảo hiểm. - Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ sau khi ký hợp đồng bảo hiểm nhóm có trách nhiệm cấp cho mỗi thành viên trong nhóm 1 giấy chứng nhận bảo hiểm theo đúng nội dung đã ký trong hợp đồng bảo hiểm. Tham gia bảo hiểm nhóm có được một số lợi ích sau: - Các thành viên trong nhóm không đủ tư cách giao kết hợp đồng bảo hiểm (dưới 18 tuổi) cũng được người đại diện cho mình ký kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Quan hệ với doanh nghiệp bảo hiểm của người được bảo hiểm trong nhóm được nâng cao vị thế không chịu áp lực của cá nhân yếu thế. 172
  19. - Phí bảo hiểm có giảm hơn khi tham gia bảo hiểm cá nhân vì giảm được chi phí bán hàng (hoa hồng đại lý, hồ sơ giấy tờ, thủ tục) giảm được chi phí thu phí bảo hiểm hàng kỳ. Thậm chí nếu trả qua ngân hàng một số doanh nghiệp bảo hiểm còn hoàn lại một tỉ lệ nhất định (%) phí đã nộp cho chủ hợp đồng bảo hiểm. - Một số loại trừ bảo hiểm sẽ được bãi bỏ như: như khám chữa bệnh chỉ được thanh toán khi xảy ra sau 30 ngày kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực sẽ được bãi bỏ nếu tổ chức, doanh nghiệp đó tham gia bảo hiểm cho hàng trăm người; tương tự điều khoản bảo hiểm tai biến sinh sản được bảo hiểm ngay cả khi sinh sản trước 270 ngày kể từ ngày ký hợp đồng bảo hiểm. - Không phải kiểm tra sức khỏe trước khi tham gia bảo hiểm. Sở dĩ bỏ loại trừ trên vì hợp đồng bảo hiểm đã có số đông bù số ít, việc tham gia bảo hiểm là ý nguyện của các thành viên trong nhóm, không phải 1 người (đã mắc bệnh, đã mang bầu có ý tham gia bảo hiểm). Câu 105: Khi tham gia bảo hiểm tôi thấy tư vấn viên nói về thời gian bảo hiểm tạm thời. Vậy thời gian bảo hiểm tạm thời là gì? Trả lời: Sau khi bạn đã đồng ý tham gia bảo hiểm, ký vào giấy yêu cầu bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm, minh họa bán hàng và nộp phí bảo hiểm (được cấp biên lai thu phí bảo hiểm) thì toàn bộ hồ sơ trên sẽ được đại lý, tư vấn viên chuyển về doanh nghiệp bảo hiểm xem xét. Thời gian xem xét là 3 ngày, nếu chấp nhận bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phát hành hợp đồng bảo hiểm (ký tên đóng dấu). Có trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm khi thẩm định sẽ yêu cầu khách hàng phải kiểm tra sức khỏe để đánh giá rủi ro và sẽ chấp nhận bảo hiểm nếu khách hàng đạt yêu cầu; 173
  20. tăng phí bảo hiểm nếu khách hàng có rủi ro cao để cùng thương thảo lại hợp đồng bảo hiểm với khách hàng; từ chối ký hợp đồng bảo hiểm nếu khách hàng không thuộc đối tượng được bảo hiểm. Ngay cả khi khách hàng đã được doanh nghiệp bảo hiểm phát hành hợp đồng bảo hiểm thì khách hàng vẫn có 21 ngày (theo các quy tắc điều khoản bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm được Bộ Tài chính phê duyệt hiện hành) để xem xét, cân nhắc lần cuối cùng để quyết định tham gia hay chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Nếu khách hàng chấm dứt hợp đồng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ hoàn lại phí bảo hiểm đã đóng có trừ đi chi phí kiểm tra sức khỏe (nếu có). Để cạnh tranh, các doanh nghiệp bảo hiểm đã có những điều khoản tăng thêm quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng trong thời gian hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chưa có hiệu lực nêu trên (từ khi chấp nhận tham gia bảo hiểm nộp phí bảo hiểm đến khi sau 21 ngày kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm phát hành hợp đồng bảo hiểm nhân thọ). Thường quyền lợi bảo hiểm trong thời gian này được là bảo hiểm tạm thời (vì hợp đồng bảo hiểm chưa có hiệu lực) là khách hàng bị tử vong do tai nạn được chi trả một số tiền nhất định ghi trong quy tắc điều khoản, điều kiện bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm. Thậm chí có doanh nghiệp bảo hiểm còn mở rộng chi trả quyền lợi điều trị tai nạn trong thời gian bảo hiểm tạm thời. Câu 106: Trong suốt thời gian tham gia bảo hiểm tôi có thể điều chỉnh hợp đồng bảo hiểm của mình không? Trả lời: Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là dài hạn nên trong suốt thời gian tham gia bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm có thể yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ 174
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2