intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CẨM NANG CHI PHÍ

Chia sẻ: Nguyễn Thanh Triều | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

593
lượt xem
285
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

CẨM NANG CHI PHÍ Khái niệm tính chi phí Mọi hoạt động kinh doanh đều cần phải có chi phí. Chi phí là khoản tiền phải chi cho công việc kinh doanh của bạn nhằm tạo ra và bán các sản phẩm dịch vụ nào đó. Nếu bạn là một nhà cung cấp dịch vụ, bán lẻ hay bán buôn, các chi phí hoạt động kinh doanh của bạn có thể khác so với các chi phí của nhà sản xuất. Nhưng mọi hoạt động kinh doanh đều phải có các chi phí nguyên vật liệu, lao động, thuê mướn v.v......

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CẨM NANG CHI PHÍ

  1. CẨM NANG CHI PHÍ Khái niệm tính chi phí Mọi hoạt động kinh doanh đều cần phải có chi phí. Chi phí là khoản tiền phải chi cho công việc kinh doanh của bạn nhằm tạo ra và bán các sản phẩm dịch vụ nào đó. Nếu bạn là một nhà cung cấp dịch vụ, bán lẻ hay bán buôn, các chi phí hoạt động kinh doanh của bạn có thể khác so với các chi phí của nhà sản xuất. Nhưng mọi hoạt động kinh doanh đều phải có các chi phí nguyên vật liệu, lao động, thuê mướn v.v... Tính chi phí là gì? Tính chi phí là cách bạn tính tổng các chi phí để làm ra và tiêu thụ một sản phẩm hoặc cung cấp một dịch vụ nào đó. Nhiều doanh nghiệp không biết được tất cả các chi phí trong việc kinh doanh của họ do vậy họ không thể tính chính xác được giá thành của sản phẩm kinh doanh của mình. Hãy xem hai ví dụ dưới đây: a. Một xưởng gốm: Xưởng gốm Chân Quê sản xuất tách uống trà. Họ không tính được hết các chi phí và họ cũng không quan tâm đến chi phí mà chỉ lo làm sao bán được sản phẩm với giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Giá thị trường là 2.000 đ/chiếc, giá của Chân Quê là 1.800 đ/chiếc. b. Một doanh nghiệp sản xuất hàng kim loại: Một khách hàng yêu cầu báo giá 5 khung cửa. Nguyên liệu cho mỗi bộ khung trị giá 325.000 đ. Công ty cửa nhôm kính quyết định chào giá 380.000 đ. Họ nghĩ rằng giá này thấp hơn giá thị trường nhưng vì nó cao hơn chi phí nên họ vẫn có lãi. Tuy nhiên họ đã quên rằng còn các khoản khác phải chi như: • Chi phí lao động cho nhân công. • Các chi phí khác như tiền thuê nhà xưởng, vận tải... Công ty đã không biết được rằng với giá bán 380.000 đ/khung thì họ sẽ lỗ hay lãi. TÁC DụNG CủA TÍNH CHI PHÍ ĐốI VớI CÔNG VIệC KINH DOANH CủA BạN • Tính chi phí giúp bạn xây dựng giá thành: Khi biết được tổng chi phí bạn sẽ đặt được giá bán sao cho có lợi nhuận • Tính chi phí giúp bạn kiểm soát và giảm các chi phí: Khi nắm rõ được các chi phí, bạn sẽ đưa ra các giải pháp tốt hơn, rẻ hơn cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hay dịch vụ của mình. • Tính chi phí giúp bạn đưa ra các quyết định đúng đắn trong kinh doanh: Khi nắm vững được các loại chi phí cho mỗi loại sản phẩm hay dịch vụ, bạn có thể đưa ra các quyết định tốt hơn về việc đưa ra thị trường loại sản phẩm hay dịch vụ nào có lợi nhuận cao nhất. Khi nắm rõ được các chi phí, bạn sẽ đưa ra các giải pháp tốt hơn, rẻ hơn cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hay dịch vụ của mình.
  2. • Tính toán chi phí giúp bạn lập kế hoạch kinh doanh cho tương lai: Khi nắm vững được các loại chi phí, bạn có thể lên kế hoạch kinh doanh tốt. Ví dụ bạn cần nắm vững các loại chi phí trước khi lên kế hoạch chi tiêu và bán hàng hay kế hoạch sử dụng vốn. • Tính toán chi phí giúp bạn lập kế hoạch kinh doanh khi bạn cần tới sự hỗ trợ về tài chính từ các ngân hàng: Kế hoạch kinh doanh sẽ cho các ngân hàng thấy công việc kinh doanh của bạn trong tương lai tốt đẹp như thế nào. Phân loại chi phí Một câu hỏi liên quan quá trình tính chi phí của cả hoạt động sản xuất cũng như phi sản xuất là liệu một khoản chi phí nào đó có quan hệ trực tiếp hay gián tiếp đến một sản phẩm hay một dịch vụ nhất định hay một quá trình sản xuất ra một sản phẩm hay dịch vụ nhất định. Mọi doanh nghiệp đều có hai loại chi phí: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. 1. Chi phí trực tiếp: Đó là các chi phí có thể xác định được với một sản phẩm, một dịch vụ hay một hoạt động nhất định. Đối với một nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ, chi phí trực tiếp bao gồm tất cả các chi phí có quan hệ trực tiếp tới các sản phẩm hay dịch vụ của bạn, hay việc sản xuất ra sản phẩm hay dịch vụ đó. Đối với một nhà bán buôn hay bán lẻ, các chi phí trực tiếp là các chi phí mua hàng hoá để bán. Các loại chi phí trực tiếp: • Chi phí nguyên liệu trực tiếp: là tổng các khoản tiền mà bạn phải trả để có được các nguyên liệu mà sau này sẽ trở thành một phần của những sản phẩm bạn sản xuất ra, hoặc liên quan trực tiếp tới các dịch vụ bạn cung cấp. • Chi phí lao động trực tiếp: là những khoản tiền bạn phải trả dưới dạng tiền công hay tiền lương, tiền thưởng cho những công nhân sản xuất ra các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Nếu bạn không sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ thì không có các chi phí lao động trực tiếp. 2. Chi phí gián tiếp: Chi phí gián tiếp là tất cả các chi phí khác ngoài chi phí trực tiếp như đã nói ở trên mà bạn cần để tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Các chi phí gián tiếp không liên quan trực tiếp tới một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể nào. Đó là các chi phí chung cho toàn bộ hoạt động kinh doanh. Các loại chi phí gián tiếp: • Khấu hao:Nếu thiết bị có giá trị và được sử dụng trong một thời gian dài, bạn cần tính xem mỗi tháng giá trị của nó giảm đi bao nhiêu, cần tính ra số tiền này để thay thế thiết bị ấy khi nó hết thời gian sử dụng, gọi là khấu hao tài sản. • Chi phí lao động gián tiếp: Những chi phí lương thưởng cho chủ hoặc người làm công không trực tiếp làm ra các sản phẩm hoặc dịch vụ là các chi phí gián tiếp. Ví dụ lương cho nhân viên bán hàng, văn thư, tạp vụ, bảo vệ là những chi phí gián tiếp. Đối với những nhà bán buôn và bán lẻ, lương thưởng của chủ doanh nghiệp và tất cả các nhân viên là các chi phí gián tiếp và được gọi là chi phí lao động gián tiếp.
  3. • Các chi phí khác: Đó có thể là chi phí văn phòng, thiết bị, tiền thuê nhà, điện nước, bảo quản, sửa chữa, dịch vụ, bảo hiểm... TÍNH CHI PHÍ CủA MộT DOANH NGHIệP THƯƠNG MạI (BÁN BUÔN HAY BÁN Lẻ) Sự khác nhau trong các bước tính chi phí của một doanh nghiệp thương mại với một nhà sản xuẩt hay cung cấp dịch vụ "Khi một vật được mua và được bán lại sau khi đã có sự tác động nhất định lên nó, loại hình kinh doanh đó gọi là sản xuất. Khi sự vật đó được mua và bán lại ở nguyên hiện trạng của nó, đây là loại hình kinh doanh thương mại." Sự khác nhau cơ bản trong các chi phí của các doanh nghiệp thương mại và các doanh nghiệp sản xuất: • Chi phí nguyên liệu trực tiếp của các doanh nghiệp thương mại chính là chi phí mua hàng để bán laị vì họ không sản xuất sản phẩm một cách trực tiếp. • Các doanh nghiệp thương mại không có chi phí lao động trực tiếp. Tiền công và tiền lương của những người làm thuê cho doanh nghiệp trong các khâu kho bãi, trưng bày và bán hàng hoá đều là các chi phí lao động gián tiếp. • Các chi phí gián tiếp là tất cả các chi phí doanh nghiệp thương mại phải chi trả trừ khoản giá hàng hoá mua để bán lại. Nếu bạn là một nhà bán buôn hay bán lẻ, bạn hãy theo các bước sau để tính tổng chi phí cho doanh nghiệp bạn. Bước1: Tính Bước 2: Tính Bước 3: Tính Chi phí nguyên Các chi phí gián tiếp + = Tổng chi phí liệu trực tiếp Khấu hao Chi phí lao động Chi phí khác Các bước tính chi phí 1. Bước 1: Tính chi phí nguyên liệu trực tiếp (giá mua hàng hoá để bán lại): Dùng biểu mẫu tính chi phí sản phẩm (áp dụng cho các nhà bán buôn và bán lẻ), bạn hãy: • Liệt kê các sản phẩm doanh nghiệp bạn kinh doanh • Xác định các chi phí nguyên liệu trực tiếp cho mỗi sản phẩm (chúng ta sẽ gọi nó là chi phí nguyên liệu trực tiếp cho một sản phẩm)
  4. 2. Bước 2: Tính chi phí gián tiếp: Chi phí gián tiếp cho một sản phẩm = Chi phí nguyên liệu trực tiếp cho một sản phẩm x Tỷ lệ chi phí gián tiếp (%)* * Tỷ lệ chi phí gián tiếp cho bạn biết tỷ lệ mà khi cộng nó vào chi phí nguyên liệu trực tiếp của tất cả các sản phẩm bạn bán thì cũng có nghĩa là bạn đã phân bổ hết tổng chi phí gián tiếp cho các sản phẩm đó. Để tính tỷ lệ chi phí gián tiếp và chi phí gián tiếp cho mỗi một sản phẩm bạn kinh doanh, hãy tiến hành theo các bước sau: i. Tính tổng chi phí nguyên liệu trực tiếp hàng tháng. • Cộng chi phí nguyên liệu trực tiếp của tất cả các sản phẩm doanh nghiệp bạn thường kinh doanh hàng tháng • Viết tổng chi phí nguyên liệu trực tiếp trong ô đã được xác định trên Biểu mẫu tính chi phí sản phẩm. ii. Tính tổng chi phí nguyên liệu gián tiếp hàng tháng • Hoàn thành Biểu mẫu tính chi phí gián tiếp để có đầy đủ thông tin về các chi phí khác, trừ chi phí nguyên liệu trực tiếp, mà doanh nghiệp bạn phải chi trả trong quá trình kinh doanh. Chú ý đừng quên tính đến các chi phí như vận tải, chi phí lao động gián tiếp và khấu hao tài sản • Viết tổng chi phí gián tiếp hàng tháng trong ô đã được xác định trên Biểu mẫu tính chi phí sản phẩm iii. Tính tỷ lệ chi phí gián tiếp: Tỷ lệ chi phí gián tiếp (%) = Tổng chi phí gián tiếp hàng tháng x 100 / Tổng chi phí nguyên liệu trực tiếp hàng tháng iv. Doanh nghiệp bạn có thể có những thay đổi trong tổng chi phí nguyên liệu trực tiếp hay trong tổng chi phí gián tiếp. Khi điều này xảy ra, hãy tính toán lại để xem có cần thiết phải điều chỉnh tỷ lệ chi phí gián tiếp hay không. v. Tính tổng chi phí gián tiếp cho một sản phẩm Tổng chi phí gián tiếp cho một sản phẩm được tính bằng cách nhân chi phí nguyên liệu trực tiếp cho một sản phẩm với tỷ lệ chi phí gián tiếp. 3. Bước 3: Tính tổng chi phí: Tổng chi phí của một sản phẩm là xuất phát điểm để xác định giá cả một sản phẩm. Để có lãi trong kinh doanh, giá cả một sản phẩm bán ra cần cao hơn tổng chi phí của nó. TÍNH CHI PHÍ CủA MộT DOANH NGHIệP THƯƠNG MạI (BÁN BUÔN HAY BÁN Lẻ)
  5. Sự khác nhau trong các bước tính chi phí của một doanh nghiệp thương mại với một nhà sản xuẩt hay cung cấp dịch vụ "Khi một vật được mua và được bán lại sau khi đã có sự tác động nhất định lên nó, loại hình kinh doanh đó gọi là sản xuất. Khi sự vật đó được mua và bán lại ở nguyên hiện trạng của nó, đây là loại hình kinh doanh thương mại." Sự khác nhau cơ bản trong các chi phí của các doanh nghiệp thương mại và các doanh nghiệp sản xuất: • Chi phí nguyên liệu trực tiếp của các doanh nghiệp thương mại chính là chi phí mua hàng để bán laị vì họ không sản xuất sản phẩm một cách trực tiếp. • Các doanh nghiệp thương mại không có chi phí lao động trực tiếp. Tiền công và tiền lương của những người làm thuê cho doanh nghiệp trong các khâu kho bãi, trưng bày và bán hàng hoá đều là các chi phí lao động gián tiếp. • Các chi phí gián tiếp là tất cả các chi phí doanh nghiệp thương mại phải chi trả trừ khoản giá hàng hoá mua để bán lại. Nếu bạn là một nhà bán buôn hay bán lẻ, bạn hãy theo các bước sau để tính tổng chi phí cho doanh nghiệp bạn. Bước1: Tính Bước 2: Tính Bước 3: Tính Chi phí nguyên Các chi phí gián tiếp + = Tổng chi phí liệu trực tiếp Khấu hao Chi phí lao động Chi phí khác Các bước tính chi phí 1. Bước 1: Tính chi phí nguyên liệu trực tiếp (giá mua hàng hoá để bán lại): Dùng biểu mẫu tính chi phí sản phẩm (áp dụng cho các nhà bán buôn và bán lẻ), bạn hãy: • Liệt kê các sản phẩm doanh nghiệp bạn kinh doanh • Xác định các chi phí nguyên liệu trực tiếp cho mỗi sản phẩm (chúng ta sẽ gọi nó là chi phí nguyên liệu trực tiếp cho một sản phẩm) 2. Bước 2: Tính chi phí gián tiếp: Chi phí gián tiếp cho một sản phẩm = Chi phí nguyên liệu trực tiếp cho một sản phẩm x Tỷ lệ chi phí gián tiếp (%)* * Tỷ lệ chi phí gián tiếp cho bạn biết tỷ lệ mà khi cộng nó vào chi phí nguyên liệu trực tiếp của tất
  6. cả các sản phẩm bạn bán thì cũng có nghĩa là bạn đã phân bổ hết tổng chi phí gián tiếp cho các sản phẩm đó. Để tính tỷ lệ chi phí gián tiếp và chi phí gián tiếp cho mỗi một sản phẩm bạn kinh doanh, hãy tiến hành theo các bước sau: i. Tính tổng chi phí nguyên liệu trực tiếp hàng tháng. • Cộng chi phí nguyên liệu trực tiếp của tất cả các sản phẩm doanh nghiệp bạn thường kinh doanh hàng tháng • Viết tổng chi phí nguyên liệu trực tiếp trong ô đã được xác định trên Biểu mẫu tính chi phí sản phẩm. ii. Tính tổng chi phí nguyên liệu gián tiếp hàng tháng • Hoàn thành Biểu mẫu tính chi phí gián tiếp để có đầy đủ thông tin về các chi phí khác, trừ chi phí nguyên liệu trực tiếp, mà doanh nghiệp bạn phải chi trả trong quá trình kinh doanh. Chú ý đừng quên tính đến các chi phí như vận tải, chi phí lao động gián tiếp và khấu hao tài sản • Viết tổng chi phí gián tiếp hàng tháng trong ô đã được xác định trên Biểu mẫu tính chi phí sản phẩm iii. Tính tỷ lệ chi phí gián tiếp: Tỷ lệ chi phí gián tiếp (%) = Tổng chi phí gián tiếp hàng tháng x 100 / Tổng chi phí nguyên liệu trực tiếp hàng tháng iv. Doanh nghiệp bạn có thể có những thay đổi trong tổng chi phí nguyên liệu trực tiếp hay trong tổng chi phí gián tiếp. Khi điều này xảy ra, hãy tính toán lại để xem có cần thiết phải điều chỉnh tỷ lệ chi phí gián tiếp hay không. v. Tính tổng chi phí gián tiếp cho một sản phẩm Tổng chi phí gián tiếp cho một sản phẩm được tính bằng cách nhân chi phí nguyên liệu trực tiếp cho một sản phẩm với tỷ lệ chi phí gián tiếp. 3. Bước 3: Tính tổng chi phí: Tổng chi phí của một sản phẩm là xuất phát điểm để xác định giá cả một sản phẩm. Để có lãi trong kinh doanh, giá cả một sản phẩm bán ra cần cao hơn tổng chi phí của nó HƯớNG DẫN XÁC ĐịNH GIÁ Giới thiệu chung "Mục tiêu sống còn của hầu hết các doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận. Có rất nhiều yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của một doanh nghiệp chẳng hạn như quản lý, chi phí lao động, chất lượng sản phẩm hay dịch vụ, nhu cầu thị trường và cạnh tranh. Trong nền kinh tế thị trường của chúng ta, quyền xác định giá cả thuộc về bạn. Nhu cầu thị trường sẽ điều tiết ảnh hưởng của giá các sản phẩm hay dịch vụ của bạn."
  7. Mỗi một sản phẩm hay dịch vụ được đưa ra thị trường ở mức giá mà về lâu dài sẽ sinh ra một khoản lãi tối ưu. Có những thời điểm, xác định giá không khó vì nó được điều tiết bởi một thị trường cạnh tranh hoàn hảo hay một doanh nghiệp đang chiếm lĩnh thị trường. Trong những trường hợp đó, chúng ta cần chú ý đến giảm chi phí, cải tiến sản phẩm và dịch vụ cũng như tạo tính khác biệt cho sản phẩm hay dịch vụ của mình. Trong nhiều trường hợp khác, xác định giá là một phần khó nhất trong quản lý marketing vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Nó có thể bộc lộ những điểm yếu nhất trong quản lý marketing. Là chữ "P" thứ hai trong marketing mix, chiến lược giá có thể đáp ứng được các mục tiêu sau của marketing: • Chiếm được nhiều thị phần hơn; • Thâm nhập thị trường nhanh hơn và có hiệu quả hơn; • Đạt được doanh số bán theo kế hoạch, nói về khía cạnh số lượng sản phẩm bán ra; • Loại bỏ đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường bằng giá; • Làm tăng vốn lưu động; • Giảm lỗ bằng cách bán tháo các hàng tồn kho dễ hỏng, đã hư hỏng hay lỗi thời; • Xây dựng hình ảnh như mong muốn cho các sản phẩm hay dịch vụ của bạn; • Tạo ra các cơ hội thị trường bất ngờ cho các nhà kinh doanh, hay vượt qua các khó khăn của thị trường, giảm bớt các áp lực từ các cơ hội chi phí khác nhau đối với thu nhập có thể sử dụng có hạn của người tiêu dùng; Nguyên tắc xác định giá Xác định giá chịu sự tác động của chi phí sản xuất và chi phí marketing, sự khác biệt trong sản phẩm và dịch vụ của bạn, sự nổi tiếng của nhãn hiệu, nhu cầu trên thị trường, các sản phẩm và nguyên liệu thay thế, giá cả của các đối thủ cạnh tranh và cả mục tiêu của marketing. Tuy nhiên có hai thưc tế chúng ta cần lợi dụng khi xác định giá cả. Thứ nhất, không có mức giá nào có thể chiếm lĩnh toàn bộ thị trường. Các phần thị trường khác nhau phản ứng khác nhau đối với một mức giá bởi vì một mức giá có thể là cao, thấp hay tương đối phù hợp đối với những trường hợp khác nhau của một người mua hàng tiềm năng nào đó. Một phần thị trường này có thể sẵn sàng mua cùng một loại hàng hoá hay dịch vụ với giá cao hơn so với phần kia của thị trường. Thực tế thứ hai là chỉ có một mức giá có thể tạo ra lợi nhuận nhiều hơn bất cứ mức giá nào khác, với một mức độ kinh doanh định trước. Lợi nhuận cao nhất sinh ra nếu giá bán cao và lượng bán thấp hay giá bán thấp nhưng lượng bán cao. Chỉ nhờ có tính chi phí, chúng ta mới có thể xác định được cách tính giá để đạt được mức lợi nhuận và mục tiêu marketing mong muốn đã định trước. Mức giá lý tưởng nhất cho một sản phẩm hay dịch vụ là mức giá được chấp nhận của cả người bán lẫn người mua. Đứng về phía người mua, mức giá hợp lý là hàm số của giá trị mua và các sự lựa chọn khác có trên thị trường. Dưới góc độ người bán, lại có nhiều mục tiêu định giá tiềm năng khác nhau. Nhưng mối quan tâm cơ bản cho hầu hết tất cả các doanh nghiệp nhỏ là xác định mức giá nào để có thể tối đa doanh số bán và lợi nhuận mà vẫn trang trải hết được các chi phí hành chính và marketing. Nói chung, mức giá của bạn cần phải: • Đủ thấp để khuyến khích khách hàng mua • Đủ cao để có lãi Có hai phương pháp cơ bản để xác định giá:
  8. 1. Phương pháp 1: Phương pháp đinh giá cộng thêm Với phương pháp này bạn cộng các chi phí làm ra sản phẩm hay dịch vụ của bạn với một tỷ lệ % lợi nhuận biên để có được giá bán. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ. Ví dụ: Cửa hàng bánh Nàng Hương -Tính giá bán Chi phí cho một chiếc bánh 2,000 đồng x Tỷ lệ % lợi nhuận biên 30% -------------------------------------------- = Lợi nhuận biên 600 đồng Chi phí cho một chiếc bánh 2,000 đồng + Lợi nhuận biên 600 đồng --------------------------------------------- = Giá bán 2,600 đồng một chiếc Nếu công việc kinh doanh của bạn đang hoạt động hiệu quả, phương pháp này sẽ đưa ra một giá bán có khả năng cạnh tranh trong vùng. Nếu không chi phí của bạn sẽ cao hơn chi phí của những người cạnh tranh và điều này nghĩa là giá của bạn quá cao. 2. Phương pháp 2: Phương pháp định giá cạnh tranh Tìm hiểu xem các doanh nghiệp khác trong vùng của bạn lấy bao nhiêu tiền cho sản phẩm và dịch vụ sẽ bán. Sau đó làm sao cho giá của bạn có khả năng cạnh tranh. Nếu bạn quyết định giá cao hơn các đối thủ cạnh tranh, bạn cần chắc chắn rằng mình có đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tốt hơn họ. Muốn vậy bạn hãy xem giá của những người cạnh tranh và làm thế nào để giá của bạn có khả năng cạnh tranh với giá của họ. Thực tế hãy dùng cả hai phương pháp định giá theo chi phí và so sánh. Bạn cần chi phí cho sản phẩm của mình một cách hợp lý, đảm bảo giá của bạn phải đủ trang trải chi phí. Luôn kiểm tra đánh giá giá của đối thủ xem giá của mình có thể cạnh tranh được không và phải đảm bảo được so sánh là tương xứng. Ví dụ không được so sánh giá bán của nhà sản xuất với giá bán của người bán lẻ. Các bước xác định giá 1. Bước 1: Nắm được chi phí Chi phí là yếu tố quan trọng cho các quá trình xác định giá. Để tính chi phí của một sản phẩm hay một dịch vụ, hãy xem chi tiết trong Error! Bookmark not defined. Xác định mức giá đúng cho một sản phẩm hay một dịch vụ cần góp phần đạt được các mục tiêu sau: • Phân bổ được toàn bộ chi phí sản xuất ra hàng hoá hay dich vụ • Phân bổ được các chi phí marketing và chi phí hành chính • Có lãi • Chịu được các khoản giảm giá cho mạng lưới phân phối • Chịu được các khoản hoa hồng bán hàng • Vẫn có được sự cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường Phân tích điểm hòa vốn là phương pháp thông dụng nhất để tính được lượng hàng hoá bán ra tại thời điểm tổng doanh thu bằng tổng chi phí. Chúng ta có thể xác định giá của một đơn vị sản phẩm
  9. hay dịch vụ ở mức mà các chi phí biến đổi (như nguyên liệu, lao động, marketing) và một tỷ lệ nhất định chi phí cố định của công ty (chi phí hành chính) được phân bổ. ở mức giá này, khi mà lượng hàng bán ra đủ để trang trải tất cả các khoản chi phí cố định và biến đổi, chúng ta đạt hoà vốn. Trên mức giá đó, giá bán một đơn vị sản phẩm trừ đi chi phí biến đổi (trực tiếp) để tạo ra chúng sẽ cho ta lợi nhuận thuần. 2. Bước 2: Biết mức giá mà khách hàng chấp nhận trả Giá bạn đưa ra phải được khách hàng chấp nhận. Nếu bạn định giá quá cao cho sản phẩm của mình thì bạn sẽ nhanh chóng nhận ra điều ấy vì bạn sẽ bán được rất ít hàng hoặc thậm chí còn không bán được gì cả. Hiệu bánh Nàng Hương (trong ví dụ của chúng ta) đã hỏi khách hàng giá bán một bánh ngọt Bông Lan là bao nhiêu thì họ mua. Phần lớn họ trả lời 4000 đ cho một chiếc bánh là quá cao. Nhiều người nói họ sẽ mua bánh nếu giá không quá 3 000 đ. Bây giờ hiệu bánh Nàng Hương đã biết được giá bánh phải ở trong khoảng từ 2.000đ đến 3.000đ. • 2 000 đ là chi phí để làm được một bánh Bông Lan • 3 000 đ là mức giá cao nhất mà khách hàng chấp nhận được. Nếu như giá mà khách hàng chấp nhận trả thấp hơn chi phí của bạn, hãy cố gắng cắt giảm các chi phí. Còn nếu không thể giảm được chi phí thấp hơn nữa thì bạn chỉ còn cách chuyển sang kinh doanh một sản phẩm hay dịch vụ khác. . 3. Bước 3: Biết mức giá của đối thủ cạnh tranh Hãy tìm hiểu giá mà đối thủ cạnh tranh đặt cho sản phẩm hay dịch vụ giống của bạn. • Nếu giá của bạn thấp hơn của đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ có thể thu hút được nhiều khách hàng đến với doanh nghiệp của bạn hơn. • Nếu giá của bạn cao hơn của đối thủ cạnh tranh, khách hàng của bạn có thể đến mua hàng của đối thủ cạnh tranh chứ không mua hàng của bạn. Đặt giá cao hay thấp hơn các doanh nghiệp khác là có lý do của nó. Ví dụ: Bạn có thể đặt giá thấp hơn với các lý do như: • Sản phẩm hay dịch vụ của bạn còn mới và chưa được mọi người biết đến. • Bạn muốn thu hút khách hàng mới. Đặt mức giá dưới mức cạnh tranh nghĩa là đánh bại mức giá của đối thủ cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp đã thành công với chiến lược giá này vì đã giúp tăng lượng hàng bán ra một cách đáng kể. Thực chất doanh nghiệp cần phải tăng lượng hàng bán ra và giảm chi phí vì chiến lược giá này giảm lợi nhuận biên trên một đơn vị doanh số bán. Bạn cũng có thể đặt giá cao hơn nếu như: • Khách hàng cảm thấy sản phẩm hay dịch vụ của bạn tốt hơn của đối thủ cạnh tranh. • Bạn cung cấp thêm một vài dịch vụ khác chẳn hạn kéo dài thời gian phục vụ, giao hàng miễn phí hay bảo hành tốt.
  10. Đặt giá trên mức cạnh tranh chỉ có thể thực hiện được khi người mua quan tâm nhiều hơn đến các yếu tố phi giá cả. 4. Bước 4: Biết cách làm cho giá cả hấp dẫn hơn Có rất nhiều cách làm cho giá của bạn có vẻ hấp dẫn hơn đối với khách hàng. § Giá lẻ: Với các giá kết thúc bằng các con số 5, 7 hay thường là 9, chiến lược giá này thường được sử dụng dựa trên lý do tâm lý người mua. Người mua có xu hướng làm tròn 2,900 đồng xuống còn 2,000 đồng hơn là làm tròn lên thành 3,000 đồng. § Giá khi mua nhiều: Đây là phương pháp được dùng trong các đợt khuyến mại bán một số đơn vị sản phẩm với một giá xác định. Ví dụ: cái chiếc bánh giá 5,500 đồng. Phương pháp này đặt biệt có hiệu quả đối với các mặt hàng tiêu dùng chi phí thấp như dầu gội đầu và kem đánh răng. § Giảm giá: • Nếu khách hàng mua số lượng hàng hoá lớn, bạn có thể giảm giá theo số lượng • Nếu khách hàng trả tiền mặt hoặc trả trước, bạn có thể giảm giá thanh toán nhanh • Vào từng thời điểm nhất định trong năm, bạn có thể giảm giá mua trái vụ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2