intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cẩm nang Hướng dẫn giám sát ngân sách nhà nước: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

14
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, Cẩm nang Hướng dẫn giám sát ngân sách nhà nước: Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Một số kỹ năng cần thiết khi giám sát ngân sách nhà nước. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cẩm nang Hướng dẫn giám sát ngân sách nhà nước: Phần 2

  1. PH N TH HAI MỘT SỐ KỸ NĂNG CẦN THIẾT KHI GIÁM SÁT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
  2. A. KỸ NĂNG ĐỐI VỚI CÁC ĐOÀN GIÁM SÁT I. KỸ NĂNG GIÁM SÁT VIỆC XÂY DỰNG DỰ TOÁN NSNN 1. NHỮNG LƯU Ý CHUNG KHI GIÁM SÁT VIỆC XÂY DỰNG DỰ TOÁN NSNN Việc giám sát xây dựng dự toán NSNN cần chú trọng C PHẦN THỨ HAI M T S K N NG C N THI T KHI GIÁM SÁT NGÂN SÁCH NHÀ N đến 3 vấn đề: sự phù hợp với quy định của pháp luật; tính khả thi của dự toán; và tính bao quát, đầy đủ của dự toán. Hộp 4: Những lưu ý chung khi giám sát việc xây dựng dự toán NSNN - S phù h p v i các lu t: Lu t NSNN, Lu t đ u t công, các lu t v thu ... - S phù h p v i các ngh quy t c a Qu c h i, UBTVQH v NSNN, k ho ch tài chính 5 n m; 1. S phù h p - S phù h p v i các v n b n d i lu t v NSNN do Chính v i quy đ nh c a ph , B KHĐT, B Tài chính, HĐND.. ban hành (đ i v i các pháp lu t c quan trung ng thì ch c n c n c vào các v n b n c a trung ng ban hành); - S phù h p v i h ng d n c a B Tài chính v vi c xây d ng d toán NSNN h ng n m. - C s , c n c d toán thu, d toán chi. D toán có phù 2. Tính kh thi h p v i đi u ki n, kh n ng phát tri n và nhu c u c a đ n v c a d toán ch u s giám sát hay không 60 - D toán bao g m đ y đ các n i dung v i chi ti t theo quy 3. Tính bao quát đ nh c a pháp lu t v thu NSNN, chi NSNN, b i chi NSNN và c a d toán t ng m c vay c a NSNN (đ i v i các đ n v ch u s giám sát đ c phép)
  3. 61 Khi xem xét chi tiết dự toán NSNN cần lưu ý những CẨM NANG HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC nội dung chi tiết ở Hộp 5. Hộp 5: Nội dung chi tiết dự toán NSNN 1. Dự toán thu NSNN: Các khoản thu từ thuế, lệ phí Các khoản phí thu từ hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện Các khoản viện trợ không hoàn lại Các khoản thu khác 2. Dự toán chi NSNN Chi đầu tư phát triển Chi dự trữ quốc gia; Chi thường xuyên Chi trả nợ lãi Chi viện trợ; 3. Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật Bội chi NSNN gồm bội chi NSTW và bội chi NSĐP Tổng mức vay của NSNN, bao gồm vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc của NSNN. Đối với dự toán NSĐP, về cơ bản cũng cần có các nội dung trên nhưng ở phạm vi địa phương.
  4. 2. MỘT SỐ KỸ NĂNG CHUNG GIÁM SÁT DỰ TOÁN THU VÀ DỰ TOÁN CHI NSNN 2.1. Kỹ năng nghiên cứu tài liệu Dự toán NSNN gồm hai phần: phần báo cáo và phần bảng biểu. Do phần bảng biểu khá phức tạp, tính chất các hoạt động thu, chi thể hiện qua báo cáo nên việc nghiên cứu nên đi theo quy trình đọc báo cáo trước, sau đó mới xem đến bảng biểu (hoặc trong quá trình đọc báo cáo, thấy phần nào cần tra cứu số liệu thì mới mở bảng biểu ra để đối chiếu). Đối với báo cáo, cần xem qua tổng thể kết cấu, đánh C giá, kiến nghị để có cái nhìn bao quát sau đó mới đọc từng PHẦN THỨ HAI M T S K N NG C N THI T KHI GIÁM SÁT NGÂN SÁCH NHÀ N phần. Có thể gói gọn lại sơ đồ sau: C ÁC H 1 C ÁC H 2 Xem xét kết cấu của Xem xét kết cấu của báo cáo báo cáo Đọc nhận định, đánh giá, Đọc nhận định, đánh giá, kiến nghị kiến nghị (kèm theo tra số liệu trong bảng biểu) Đọc chi tiết Đọc chi tiết (kèm theo tra Xem số liệu số liệu trong bảng biểu). 62 Trong quá trình nghiên cứu, cần sử dụng kết hợp các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp giữa các nội dung, con số với nhau trong dự toán và với số liệu đánh giá
  5. ước thực hiện trong năm, số liệu quyết toán, kiểm toán..., 63 CẨM NANG HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC những nhận định của cơ quan chức năng, dự báo của các tổ chức quốc tế, dư luận xã hội. Đánh dấu những nội dung chính, quan trọng (bao gồm cả phần nội dung cụ thể và các con số) để tập trung nghiên cứu. Về tài liệu nghiên cứu: Cần có đủ các tài liệu như đã nêu tại mục “Nghiên cứu tài liệu” tại phần chuẩn bị giám sát. 2.2. Kỹ năng phát hiện vấn đề Đặt câu hỏi để phát hiện vấn đề: Để phát hiện được các vấn đề, trong quá trình nghiên cứu tài liệu, đại biểu cần luôn đặt các câu hỏi: Nguyên nhân của hiện trạng là gì? Tính khả thi của dự toán thu, dự toán chi? Các nhân tố trong nước và quốc tế tại thời điểm giám sát và trong tương lai tác động đến việc hoàn thành dự toán? Các yếu tố, vấn đề mà trong báo cáo của đối tượng chịu sự giám sát chưa nêu hoặc không muốn nêu? Đối chiếu thực tế để phát hiện vấn đề: Trong quá trình nghiên cứu tài liệu, đại biểu cần luôn liên hệ thực tế từ tình hình quốc tế đến tình hình trong nước nói chung và các đặc điểm của cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan đến việc xây dựng, thực hiện dự toán ngân sách (ví dụ, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu sự giám sát, các cơ chế đặc thù được áp dụng đối với địa phương bị giám sát) để thấy được sự phù hợp của dự toán NSNN được xây dựng, tính khả thi của dự toán. Nhận biết các nhân tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến dự toán thu, chi NSNN, ví dụ: Môi trường kinh doanh, cơ chế chính sách thay đổi, cải cách thủ tục hành chính, năng lực, tham nhũng v.v.
  6. 2.3. Kỹ năng đặt câu hỏi Đối với việc giám sát xây dựng dự toán NSNN cần tập trung vào các câu hỏi bao gồm xây dựng dự toán có đúng quy định của pháp luật, các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư không? Có phù hợp với khả năng thu NSNN của địa phương không? Các yếu tố như: Lạm phát, tỷ giá, chính sách, chế độ mới ban hành ảnh hưởng đến dự toán chi như thế nào? 3. ÁP DỤNG CÁC KỸ NĂNG ĐỐI VỚI VIỆC GIÁM SÁT DỰ TOÁN THU NSNN C PHẦN THỨ HAI M T S K N NG C N THI T KHI GIÁM SÁT NGÂN SÁCH NHÀ N 3.1. Nghiên cứu tài liệu dự toán thu NSNN Ngoài các kỹ năng nghiên cứu tài liệu nói chung đối với dự toán NSNN đã nêu ở trên, đối với dự toán thu NSNN cần chú ý căn cứ vào các tài liệu sau: - Kế hoạch tài chính 5 năm, KHPTKTXH của địa phương hàng năm gắn với KHPTKTXH 5 năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Kế hoạch Đầu tư công 05 năm; kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm để tham chiếu về nguồn lực. - Nhiệm vụ thu, chi ngân sách do cấp trên giao theo quy định của Luật NSNN. - Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách 03 năm trước. - Dự báo các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế cho năm 64 kế hoạch. - Các chính sách thu ngân sách được cấp có thẩm quyền ban hành có ảnh hưởng đến xây dựng dự toán thu NSNN trên địa bàn địa phương.
  7. 3.2. Phát hiện vấn đề của dự toán thu NSNN 65 CẨM NANG HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Để phát hiện được vấn đề của dự toán thu NSNN, đại biểu có thể tiến hành theo 2 bước: xem xét tổng thể dự toán thu NSNN và xem xét chi tiết các khoản thu NSNN. Bước 1: Xem xét tổng thể dự toán thu NSNN - Xem xét dự kiến tổng mức thu NSNN có phù hợp với tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế của địa phương cho năm kế hoạch hay không? - Xây dựng dự toán có phù hợp với định hướng và hướng dẫn của cấp trên (tốc độ tăng thu so với thực hiện năm trước) hay không ? - So sánh dự toán với ước thực hiện năm trước và một số năm liền kề. Bước 2: Xem xét chi tiết các khoản thu NSNN - Căn cứ vào cơ cấu nguồn thu của đối tượng chịu sự giám sát để xem xét đối với những lĩnh vực thu lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến xây dựng dự toán thu ngân sách của năm sau (thu khu vực doanh nghiệp nhà nước, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, thu từ đất, vấn đề thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng..). So sánh với số nộp của các đối tượng đó, đánh giá mức độ tăng giảm và phân tích nguyên nhân tăng, giảm. - So sánh số thu qua các năm của từng khoản thu để rút ra nhận xét về tính quy luật của khoản thu này để có ý kiến việc xây dựng dự toán thu cho lĩnh vực này phù hợp hay chưa phù hợp, hoặc tìm hiểu được nguyên nhân về xây dựng dự toán thu cho lĩnh vực này tăng (giảm) so với năm trước
  8. (tăng trưởng kinh tế, do thay đổi chính sách thu, do đối tượng thu thay đổi..). - Phân tích dự toán thu theo chi tiết các khoản thu. Việc bảo đảm thu đúng, thu đủ theo quy định của pháp luật? - Sự ảnh hưởng của chế độ miễn, giảm,giãn thuế đối với việc xây dựng dự toán; Ví dụ 1: Số thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh của tỉnh A dự kiến giao thu ngân sách năm 2017 là 44 tỷ đồng, chiếm 35% tổng số thu NSNN trên địa bàn. C Thực tế thực hiện năm 2016 là 36 tỷ đồng, ước thực PHẦN THỨ HAI M T S K N NG C N THI T KHI GIÁM SÁT NGÂN SÁCH NHÀ N hiện năm 2015 là 40 tỷ đồng, bằng 118% so với thực hiện năm 2014. Trong khi đó, dự kiến năm 2017 chỉ bằng 110% so với ước thực hiện năm 2016. Vì vậy, cần phải xem xét thêm về những cơ sở xây dựng số thu dự toán năm 2017 (số hộ kinh doanh dự kiến đưa vào quản lý năm 2017, mức thuế thu bình quân mỗi hộ so với những năm trước...), nếu không có yếu tố đột biến (ví dụ trong năm 2017 có một số DNNN chuyển hình thức sang công ty trách nhiệm hữu hạn làm cho số thu cũng chuyển tương ứng từ khu vực quốc doanh sang khu vực ngoài quốc doanh) thì dự kiến trên là thấp. Ví dụ 2: Thu ngân sách từ sản phẩm xi măng của DNNN do trung ương quản lý, năm 2017 dự kiến xây dựng số thu chỉ tăng 5% so với ước thực hiện năm 2016. Do vậy, 66 cần xem xét các cơ sở, yếu tố ảnh hưởng như: • Sản lượng xi măng sản xuất năm 2017 so với sản lượng sản xuất của các năm trước và sản lượng sản xuất theo công suất thiết kế.
  9. • Giá bán xi măng (tăng so với nhu cầu thị trường, do 67 CẨM NANG HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC trượt giá...); • Chính sách thuế (thay đổi hay không thay đổi); Từ đó nhận xét số thu xây dựng dự toán là phù hợp hay chưa phù hợp. Ngoài ra, cần xem thêm một số khoản thu có diễn biến thu bất thường (thu khác ngân sách, thu tiền sử dụng đất...). 3.3. Kỹ năng đặt câu hỏi giám sát về dự toán thu NSNN Câu hỏi có thể tập trung vào một số vấn đề sau đây: - Sự hợp lý của tỷ lệ tăng của dự toán thu so với hướng dẫn của Bộ Tài chính; - Việc bảo đảm sự phát triển hài hòa giữa yêu cầu huy động nguồn thu và phát triển sản xuất, kinh doanh, các biện pháp thực hiện; - Tính hợp lý của một số khoản thu được dự toán thấp và dự toán cao so với bình quân 03 năm liền kề; - Những kiến nghị của đối tượng chịu sự giám sát về việc hoàn thiện chính sách pháp luật về thu NSNN, trong đó có việc phân cấp. 4. ÁP DỤNG CÁC KỸ NĂNG ĐỐI VỚI VIỆC GIÁM SÁT DỰ TOÁN CHI NSNN 4.1. Nghiên cứu tài liệu dự toán chi NSNN Về cơ bản, kỹ năng này được áp dụng như đối với việc nghiên cứu tài liệu dự toán chi NSNN đã nêu ở phần trên. Ngoài ra, chú ý về các văn bản pháp luật sau:
  10. - Nghị quyết của Quốc hội về tỷ lệ chi đối với giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ; - Nghị quyết của UBTVQH về các định mức chi thường xuyên, chi đầu tư; - Nghị quyết của Quốc hội, UBTVQH về trái phiếu chính phủ, CTMTQG... 4.2. Phát hiện vấn đề trong dự toán chi NSNN Để có thể phát hiện vấn đề, trong quá trình nghiên cứu tài liệu, đại biểu phải thường tự đặt câu hỏi: C - Nguyên nhân, cơ sở của các đánh giá và các số liệu PHẦN THỨ HAI M T S K N NG C N THI T KHI GIÁM SÁT NGÂN SÁCH NHÀ N trong báo cáo? - Mức độ chính xác? - Mức độ hợp lý? - Mức độ phù hợp với quy định của pháp luật? - Mức độ khả thi của quy định…? Các vấn đề cần xem xét đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách (có đặc trưng là phải xây dựng phương án phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền địa phương) và hàng năm trong thời kỳ ổn định ngân sách có khác nhau. Đối với các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách, các đại biểu xem xét dự toán chi NSNN và phương án phân bổ NSNN. Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, đại biểu xem xét phương án phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi 68 và định mức phân bổ NSĐP. a. Xem xét dự toán chi NSNN Việc xem xét dự toán chi NSNN có thể tiến hành qua 2 bước: xem xét tổng thể và xem xét chi tiết.
  11. Bước 1: Xem xét tổng thể dự toán chi NSNN 69 CẨM NANG HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC - Tổng chi NSNN có phù hợp với dự toán thu, chi ngân sách được Thủ tướng Chính phủ giao hay không? - Việc bố trí một số khoản chi bắt buộc (xem Hộp 6). - Việc bảo đảm nguyên tắc cân đối thu - chi? - Việc bảo đảm hiệu quả sử dụng ngân sách? - Sự phù hợp giữa dự toán chi với mục tiêu PTKT-XH - Việc bảo đảm cơ cấu chi. - Chú ý tốc độ tăng dự toán chi năm dự toán so với năm hiện hành (cần lý giải nguyên nhân). Hộp 6: Chi tiết 1 số khoản chi bắt buộc + Dự phòng: 2-4% tổng chi NSNN các cấp. + Chi lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, khoa học và công nghệ. + Chi trả lãi cho các khoản phải trả trong năm; + Chi đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất bằng dự toán thu từ thu sử dụng đất; + Một số khoản chi theo mục tiêu bố trí tương ứng số thu (nếu có) như: viện trợ theo mục tiêu, vay (huy động) để đầu tư, đóng góp của nhân dân theo mục tiêu; + Phần còn lại mới bố trí chi đầu tư xây dựng cơ bản và chi thường xuyên.
  12. Bước 2: Xem xét chi tiết - Xem xét về cơ cấu chi NSNN: cơ cấu giữa chi đầu tư và chi thường xuyên; cơ cấu giữa các lĩnh vực trong chi thường xuyên; tốc độ tăng chi ngân sách đối với từng lĩnh vực; so sánh tốc độ tăng chi đầu tư và tốc độ tăng chi thường xuyên; - Chú ý các nhiệm vụ chi ưu tiên, cấp bách, cần thiết nhất; - Chú ý có những khoản chưa phân bổ ngay trong dự toán chi NSNN, NSĐP; - Chú ý những trường hợp cấp trên can thiệp quá sâu vào C tác nghiệp của cấp dưới trong quá trình phân bổ ngân sách; PHẦN THỨ HAI M T S K N NG C N THI T KHI GIÁM SÁT NGÂN SÁCH NHÀ N - Thực hiện các chế độ tiêu chuẩn nhà nước đã ban hành; - Xem xét bố trí đối với một số lĩnh vực chi, nhiệm vụ chi quan trọng của NSNN (xem chi tiết ở Hộp 7); - Xem xét, đánh giá với nhiệm vụ cơ quan được giao, nhất là những nhiệm vụ đột xuất chỉ xuất hiện trong năm đó; - Xem xét tính công bằng giữa các đơn vị trong cùng một lĩnh vực chi (chi con người, chi mua sắm sửa chữa, chi nhiệm vụ chuyên môn…); - Xem xét hiệu quả sử dụng ngân sách nhất là ngân sách đã được giao theo cơ chế đấu thầu, đặt hàng thực hiện nhiệm vụ. 70 Hộp 7: Chi tiết một số lĩnh vực chi/nhiệm vụ chi quan trọng + Chi đầu tư phát triển: Xem xét nguồn vốn đầu tư (từ nguồn vốn tập trung trong nước, vốn ngoài nước,
  13. nguồn thu từ đất, bổ sung có mục tiêu). Xem xét việc 71 CẨM NANG HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC bảo đảm các nguyên tắc của quản lý vốn đầu tư phát triển. + Chi thường xuyên: > Phân tích cơ cấu giữa các khoản chi lương và có tính chất lương so với tổng mức chi từng lĩnh vực; > Việc tiết kiệm NSNN; các khoản mua sắm, sửa chữa lớn, ô tô, trụ sở; > Việc bảo đảm tỷ lệ chi cho giáo dục, đào tạo, dạy nghề, KHCN; > Đối với chi quản lý hành chính: Việc quản lý, bố trí ngân sách cho các cơ quan Đảng, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội có đúng chế độ, chính sách không? > Phân tích chi y tế, chi bảo đảm xã hội; > Các khoản chi thường xuyên còn lại xem xét tương tự như các lĩnh vực trên đảm bảo đúng chính sách, chế độ, định mức, tiết kiệm hiệu quả, tránh lãnh phí ngân sách nhà nước. b. Xem xét phương án phân bổ ngân sách Khi xem xét phương án phân bổ ngân sách, đại biểu xem xét ba khía cạnh sau: - Căn cứ phân bổ ngân sách: + Xem phân bổ nhiệm vụ chi cho các cơ quan, đơn vị đã theo dùng định mức phân bổ hay chưa? + Nhiệm vụ giao cho năm kế hoạch (có hay không sự thay đổi, bổ sung so với năm trước như: về tổ chức bộ
  14. máy, yêu cầu thực hiện một số nhiệm vụ mới theo chức năng, nhiệm vụ được giao nhưng năm trước đó chưa bố trí). + Tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị dự toán thuộc cấp mình năm trước. - Số dự toán ngân sách chi cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc: + Xem xét tổng mức dự toán chi so với thực hiện năm trước (tăng, giảm; nguyên nhân tăng, giảm). + Phân bổ dự toán chi chi tiết theo từng lĩnh vực, so C sánh mức phân bổ chi theo từng lĩnh vực (chi đầu tư, PHẦN THỨ HAI M T S K N NG C N THI T KHI GIÁM SÁT NGÂN SÁCH NHÀ N chi thường xuyên, chi giáo dục và đào tạo, chi sự nghiệp y tế...) so với dự toán năm trước và ước thực hiện năm hiện hành. + Xem xét, so sánh mức phân bổ chi cùng một lĩnh vực, có tính chất phổ biến, thường xuyên (chi quản lý nhà nước) giữa các cơ quan, đơn vị trực thuộc. - Số bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu cho từng đơn vị cấp dưới: + Đối với năm đầu thời kỳ ổn định, số bổ sung cân đối được xác định trên cơ sở chênh lệch (nếu có) giữa mức chi ngân sách theo định mức phân bổ với thu cân đối ngân sách được xác định trên cơ sở phân cấp nguồn thu giữa các cấp. Đối với các năm trong thời kỳ ổn 72 định ngân sách, số bổ sung cân đối bằng số đã được bổ sung trong năm đầu của thời kỳ ổn định hoặc được tăng thêm theo khả năng ngân sách cấp trên. + Số bổ sung có mục tiêu đảm bảo nguyên tắc đúng
  15. mục tiêu và để thực hiện các công trình, dự án của 73 CẨM NANG HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC cấp trên trên địa bàn. + Khi thẩm tra số bổ sung cần so sánh để đảm bảo công bằng, hợp lý giữa các địa phương, có thể hiện sự ưu tiên cho các địa phương nghèo cũng như khuyến khích các địa phương có tiềm năng phát triển để tạo điều kiện lôi kéo sự phát triển chung. c. Xem xét phương án phân cấp nguồn thu, nhiện vụ chi Xem xét phương án phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương chỉ thực hiện đối với năm đầu ổn định ngân sách. Căn cứ xây dựng phương án phân cấp bao gồm: - Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa NSTW và các cấp chính quyền địa phương. - Phân cấp quản lý KTXH giữa các cấp chính quyền địa phương được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Thực trạng trình độ, số lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý TCNS và phương tiện làm việc ở địa phương; khả năng giám sát cấp trên với cấp dưới. Các nội dung cần xem xét bao gồm: - Xem xét các khoản thu mà NSĐP được hưởng 100%, tỷ lệ phân chia các khoản thu phân chia mà NSĐP được hưởng theo Quy định của Luật NSNN và Nghị quyết của UBTVQH. - Xem xét phân cấp nguồn thu ngân sách địa phương hưởng 100% giữa các cấp ngân sách chính quyền địa phương.
  16. - Phân cấp nguồn thu phân chia giữa ngân sách trung ương với NSĐP cho các cấp NSĐP. - Xem xét việc phân cấp nguồn thu cho ngân sách cấp xã. - Xem xét phân cấp nhiệm vụ chi trong đó các nhiệm vụ chi thực hiện ở cấp tỉnh, không áp dụng cho cấp huyện, xã; đối với chi chú ý nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng đối với thị xã, thành phố thuộc tỉnh. d. Xem xét định mức phân bổ NSĐP - Xem xét các căn cứ: C + Tổng mức chi cân đối NSĐP cho năm đầu thời ký ổn PHẦN THỨ HAI M T S K N NG C N THI T KHI GIÁM SÁT NGÂN SÁCH NHÀ N định được cấp có thẩm quyền giao. + Định mức phân bổ NSNN theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ áp dụng cho năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách. - Các nội dung tiến hành: + Trước hết tạm cố định khả năng thu của NSĐP trên cơ sở phương án chắc chắn và thích cực nhất. + Với định mức phân bổ UBND tỉnh dự kiến ban hành thì tổng chi NSĐP là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng thu của ngân sách địa phương và NSTW bổ sung không? Trường hợp chi lớn hoặc nhỏ hơn thu thì phải điều chỉnh tăng lại định mức phân bổ. Nếu chi nhỏ hơn thu thì xem lại cả thu và định mức 74 phân bổ tương tự trên. + Về cân đối cơ cấu từng lĩnh vực chi như thế nào? (so với NSTW, so với yêu cầu nhiệm vụ) có phù hợp với
  17. ưu tiên không? Nếu không phù hợp thì làm lại khung, 75 CẨM NANG HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC hoặc giảm định mức chi ở từng lĩnh vực cần giảm. + Từng cơ cấu chi theo lĩnh vực phân ra cấp tỉnh và các cấp dưới có phù hợp không. + Xem xét phân bổ cơ cấu chi giữa chi đầu tư và chi thường xuyên, bố trí dự phòng, quỹ dự trữ tài chính trong tổng mức chi cân đối NSĐP cho năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách đã được cấp có thẩm quyền giao. + Xem xét dự kiến phân bổ chi ngân sách cho từng lĩnh vực vì trong tổng mức chi thường xuyên đã xác định được ở trên. + Thẩm tra xem xét các tiêu chí làm căn cứ xác định mức phân bổ chi cho từng lĩnh vực chi của NSĐP (chi giáo dục, đào tạo, y tế, hành chính). + Hệ số điều chỉnh định mức giữa các vùng (cách xác định hệ số điều chỉnh). + Với định mức phân bổ dự kiến cho năm đầu thời kỳ ổn định, mức chi của các đơn vị trực thuộc cấp tỉnh và các cấp ngân sách so với dự toán và thực hiện của năm trước? 4.3. Đặt câu hỏi đối với dự toán chi NSNN Việc đặt câu hỏi cần chú ý một số kỹ năng sau đây: - Chỉ khi chắc chắn mới đặt câu hỏi; Nếu chưa chắc chắn thì đại biểu có thể hỏi để đối tượng giám sát cung cấp thông tin thêm, sau đó mới đặt câu hỏi; - Câu hỏi cần có trọng tâm; - Đối với những câu hỏi mang tính phê phán, xác định
  18. trách nhiệm thì cần có những lời nhận xét đánh giá về các nội dung mà cơ quan, tổ chức, đơn vị đã thực hiện tốt hoặc thể hiện sự thông cảm, chia sẻ với đối tượng chịu sự giám sát. Ví dụ 1: Tôi thấy rằng, năm 2016 địa phương đã chịu nhiều khó khăn do ảnh hưởng của tình trạng hạn hán kéo dài, khiến sản xuất nông nghiệp, thủy lợi của tỉnh bị giảm sút nghiêm trọng không chỉ trong năm mà còn trong thời gian tới, ảnh hưởng đến việc xây dựng dự toán NSNN năm 2016. Tuy nhiên, theo ý kiến của tôi thì nếu tỉnh quyết liệt hơn nữa thì việc xây dựng dự toán NSNN có thể tích cực C hơn do vẫn còn dư địa đối với thu từ các khu công nghiệp PHẦN THỨ HAI M T S K N NG C N THI T KHI GIÁM SÁT NGÂN SÁCH NHÀ N trên địa bàn… Câu hỏi đặt ra là dự toán thu ngân sách của địa phương đã sát thực tế chưa? còn dư địa không? Ví dụ 2: Khi làm việc với các đơn vị có số thu, chi lớn thì tại các cuộc làm việc này cần yêu cầu họ giải trình về: - Kết quả thực hiện năm hiện hành. - Dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh năm sau. - Dự kiến số thuế, tiền thuê đất, phí phát sinh trong năm kế hoạch phải nộp ngân sách. So sánh với số nộp của năm trước của các đơn vị đó, đánh giá mức độ tăng giảm của từng khoản thu và phân tích nguyên nhân tăng, giảm. Cũng cần phân tích dự toán thu theo sắc thu, khoản nộp. Lưu ý tới những khoản nộp lớn, những khoản thu theo các chính sách mới, luật thuế mới có hiệu lực. 76 - Số tiền bị giảm do thực hiện những chính sách miễn, giảm, giãn thuế, thời gian được giãn, thời gian đến hạn phải nộp… Kinh nghiệm cho thấy đây là một kẽ hở rất dễ bị lợi dụng nếu không có sự giám sát chặt chẽ ngay từ khi
  19. lập dự toán thu. Những thông tin có được khi làm việc với 77 CẨM NANG HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC các đơn vị này là rất quan trọng, giúp ĐBQH có chính kiến tại các cuộc làm việc tiếp theo với cơ quan chuyên môn cũng như với Chính phủ khi tham gia xây dựng dự toán thu NSNN. II. KỸ NĂNG GIÁM SÁT THỰC HIỆN DỰ TOÁN NSNN (CHẤP HÀNH NSNN) 1. NHỮNG LƯU Ý CHUNG KHI GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN DỰ TOÁN NSNN 1.1. Về mục đích giám sát Giám sát NSNN nhằm những mục đích chính sau: - Để kiểm tra tính chấp hành dự toán đã được NSNN đã được cấp có thẩm quyền thông qua; - Để ghi nhận kết quả đạt được tính đến thời điểm giám sát; khả năng hoàn thành dự toán; - Để nắm bắt những vấn đề phát sinh, vướng mắc trong quá trình thực hiện; - Để đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thành dự toán; rút kinh nghiệm cho công tác xây dựng dự toán năm sau. 1.2. Một số kỹ năng chung trong việc giám sát thực hiện dự toán thu và dự toán chi NSNN - Cần nghiên cứu kỹ Báo cáo việc thực hiện NSNN của đối tượng chịu sự giám sát. Đối chiếu với dự toán NSNN đã được cấp có thẩm quyền thông qua;
  20. - Đối chiếu kết quả thực hiện của cả nước, bộ, ngành, địa phương chịu sự giám sát với dự toán NSNN; so sánh với kết quả đạt được của cùng kỳ năm ngoái để có thể thấy được khả năng hoàn thành dự toán, mức độ tiến bộ trong công tác quản lý NSNN; - Tìm hiểu về các vướng mắc, nguyên nhân của các tồn tại dẫn đến việc khó hoàn thành được dự toán để có đánh giá phù hợp về khả năng thực hiện dự toán và đưa ra các giải pháp tháo gỡ; - Đối chiếu kết quả thực hiện dự toán của đối tượng C chịu sự giám sát so với tình hình thực hiện chung của PHẦN THỨ HAI M T S K N NG C N THI T KHI GIÁM SÁT NGÂN SÁCH NHÀ N cả nước, của khối... để cho thấy tương quan so với mức trung bình nói chung (đối với trường hợp giám sát tại các cơ quan, tổ chức, địa phương). 2. ÁP DỤNG KỸ NĂNG GIÁM SÁT VIỆC TỔ CHỨC THU NSNN 2.1. Nghiên cứu tài liệu Ngoài các nội dung, kỹ năng đã đề cập ở trên, đối với giám sát thực hiện dự toán thu NSNN đại biểu cần nghiên cứu các tài liệu sau: - Báo cáo của ĐTCSGS; - Báo cáo kết quả thực hiện dự toán NSNN của các hoặc một số ĐTCSGS có tính chất tương tự (như giám sát việc thực hiện dự toán NSNN 6 tháng đầu 78 năm của địa phương A thì cần có Báo cáo kết quả việc thực hiện của các địa phương trên cả nước tính đến thời điểm đó do Bộ Tài chính cung cấp hoặc của một số tỉnh, thành phố khác);
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2