Đề bài: Cảm nhận về hình ảnh vua Quang Trung<br />
Bài làm<br />
Quả thật dân tộc ta là 1 dân tộc anh hùng chưa bào giờ bị khuất phục trước giặc ngoại <br />
xâm.Minh chứng mở lại những trang vàng của dân tộc ta thấy biết bao anh hùng hi sinh <br />
thân mình chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Một trong những vị anh hùng của dân tộc đó chính <br />
là Nguyễn Huệngười anh hùng áo vải đất Tây Sơn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. <br />
Người anh hùng áo vải ấy với thiên tài quân sự của mình đã đánh tan ba mươi vạn quân <br />
Thanh xâm lược, khiến bọn bán nước cầu vinh ê chề nhục nhã. Có thể nói hồi thứ mười <br />
bốn trong tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” của nhóm tác giả Ngô Gia Văn Phái đã <br />
phản anh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ.Đến với tác phẩm để cùng <br />
tự hào về 1 giai đoạn lịch sử đầy hiểm hách của dân tộc.<br />
Trước hết chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ được miêu tả gián tiếp qua lời người <br />
con gái hầu hạ trong cung vua khi tâu với bà Hoàng Thái Hậu . Mặc dù vẫn xem Nguyện <br />
Huệ là “giặc”, gọi Nguyễn Huệ bằng “hắn” nhưng người cung nhân ấy cũng không giấu <br />
được sự thán phục của mình trước tài năng xuất chúng của Nguyễn Huệ.Đoạn trích hồi <br />
thứ 14 đã miêu tả khá rõ tài năng phi thường của vua Quang Trung và bộ mặt đê hèn nhục <br />
nhã của bọn bán nước và cướp nước. Bằng những chi tiết hết sức sống động chân thực. <br />
Kết hợp với việc đứng trên lập trường chình nghĩa đoạn trích đạ làm sống lại hình ảnh vị <br />
vua tài năng cả về đạo đức lẫn quân đội.<br />
Trước tiên ta thấy rằng mặc dù tài năng hơn người nhưng Nguyễn Huệ biết lắng nghe và <br />
tôn trọng ý kiến người khác. Khi được tin quân Thanh kéo vào Thăng Long Nguyễn Huệ <br />
giận lắm, định cầm quân đi ngay.Nhưng ông đã nghe lời khuyên của mọi người: cho đắp <br />
đàn ở núi Bân tế cáo trời đất cùng các thần sông, thần núi rồi lên ngôi hoàng đế lấy niên <br />
hiệu là Quang Trung. Lễ xong mới hạ lện xuất quân. Hành động đó đã tạo được niềm tin <br />
uy tín đối với nhân dân đồng thời dễ thu phục binh lính tạo nên 1 thói vững chắc trong lực <br />
lượng của nghĩa quân. Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác là bước đầu <br />
của sự thành công.<br />
Việc Nguyễn Huệ tự mình dốc xuất đại binh tiến ra Thăng Long vào đúng thời điểm tết <br />
Nguyên Đán cũng chứng tỏ tàu năng quân sự của ông.Đó là thời điểm kẻ thù ít đề phòng <br />
nhất, dễ lơ là mất cảnh giác. Và ông còn rất hiểu sức mạnh tinh thần đối với quân sĩ: <br />
trong lời dụ của mình, ông đã khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc, truyền thống đấu <br />
tranh chống ngoại xâm cho tướng sĩ:”…Quân Thanh sang xâm lược nước ta, hiện ở Thăng <br />
Long các người đã biết chưa?…Người phương Bắc không phải nòi bũng dạ ắt khác. Từ <br />
đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp nước ta, giết hại nhân dân ta, vơ vét của <br />
cải người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng. Đời Hán có Trưng Nữ <br />
Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyễn có Trần Hưng Đạo, đời <br />
Minh có Lê Thái Tổ, các Ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo nên đã thuần <br />
lòng người, đấy nghĩa quân đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về <br />
phương Bắc…”. Từ những lời động viên trên ta thấy Quang Trung quả là 1 vị vua không <br />
chỉ giỏi võ nghệ mà còn là vị tướng rất giỏi tâm lí. Ông đã khơi gợi được lòng căm thù <br />
giặc và tự hào về trang sử vàng của dân tộc để khích lệ binh sĩ.<br />
Nguyễn Huệ còn dự đoán chình xác những sự việc sắp xảy ra. Ông là một người đầy tự <br />
tin: “Lần này ta ra thân hành cầm quân, phương lược chiến tiến đánh đã có tính sẵn, <br />
chẳng qua mười ngày có thể đuổi được người Thanh”. Nhưng ông cũng luôn luôn đề <br />
phòng hậu hoạ: “Quân Thanh thua trận ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế việc <br />
binh đao không bao giờ dứt”. Và ông đã dự định chọn người “khéo lời lẽ để dẹp việc binh <br />
đaođó cũng chính là Ngô Thời Nhậm. Qua cách nghĩ của vua Quang Trung ta thấy ông <br />
không chỉ nhìn xa trông rộng mà còn hết lòng vì dân. Ông không muốn người dân phải <br />
chịu cảnh binh đao sương rơi máu chảy. Trong khi tiến quân ông cũng chọn cách đánh <br />
tránh cho quân sĩ đỡ phải tổn thất” Vua truyền lấy sáu chục tấm ván cứ ghép liền ba tấm <br />
thành một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín.Quân Thanh nổ súng bắn ra chẳng <br />
trúng người nào cả”.Quang Trung là vị vua rất thông minh tiên đoán chính xác và còn là 1 <br />
người hết lòng yêu thương dân tránh những hậu quả cho nhân dân, binh lính.<br />
Ông còn là người có tài điều binh khiển tướng, ra quân đánh thắng như chẻ tre. Bắt sống <br />
toàn bộ quân Thanh đi do thám tại Phú Xuyên, dùng mưu để gọi loa vây kín làng Hà Hồi, <br />
quân Thanh “rụng rời sợ hãi” phải đầu hành. Vua Quang Trung cỡi voi dốc chiến. Sáng <br />
mồng năm dồn Ngọc Hồi bị tiêu diệt. Sâm Nghi Đống phải thất cổ tự tử hàng ngàn giặc <br />
bị giết “thây chất đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại. Hàng vạn giặc <br />
phải bỏ mạng ở đầm Mực. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mặt, ngựa không kịp đóng yên, người <br />
không kịp mặc giáp… nhắm hướng Bắc mà chạy. Quân tướng “hoảng hồn, tan tác bỏ <br />
chạy”. Thừa thắng, vua Quang Trung tiến vào giải phóng kinh thành Thăng Long đúng <br />
trưa mồng năm tháng giệng năm Kỉ Dậu. Chiến thắng Đống Đa 1789 đã làm cho tên tuổi <br />
người anh hùng dân tộc sáng mãi ngàn thu. Người anh hùng Nguyễn Huệ đã góp vào một <br />
trang sử Vàng của dân tộc một chiến công vẻ vang hiển hách.<br />
Bằng lối văn biền ngẫu kết hợp với những chi tiết hết sức chân thật sống động với quan <br />
niệm đứng trên lập trường chính nghĩa. Hồi 14 đã thuật lại việc vua Quang Trung đại phá <br />
quân Thanh người đọc đã hình dung chân dung người áo vải: Quang Trung Nguyễn Huệ. <br />
Ông không chỉ là nhà quân sự thiên tài mà còn là một vị vua giàu lòng yêu nước.<br />