Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
CÂN BẰNG NGUỒN XUNG - SWITCHING MẮC SONG SONG<br />
Chu Xuân Quang*, Nguyễn Văn Thành, Đặng Anh Tuấn<br />
Tóm tắt: Bài toán trình bày phương pháp cân bằng dòng cho nguồn switching<br />
mắc song song để đảm bảo các khối nguồn cơ sở có dòng điện đầu ra giống nhau.<br />
Bài báo đưa ra ví dụ cân bằng nguồn switching trên cơ sở kỹ thuật số sử dụng công<br />
nghệ FPGA cho 2 modules cơ sở loại 28.5V-40A.<br />
Từ khóa: Switching, Song song, FPGA.<br />
<br />
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÂN BẰNG DÒNG CHO NGUỒN SWITCHING<br />
MẮC SONG SONG<br />
Nguồn xung (switching) ngày càng được ứng dụng nhiều trong các ứng dụng do<br />
có khối lượng nhỏ và hiệu suất cao hơn nguồn liên tục. Trong một số trường hợp,<br />
để tăng công suất hoặc để tăng độ dự phòng người ta mắc song song hai hoặc nhiều<br />
hơn các nguồn độc lập, sơ đồ phổ biến như hình 1.<br />
I1<br />
+U1<br />
PS1<br />
D1<br />
<br />
<br />
<br />
In Rt<br />
+Un<br />
PSn<br />
Dn<br />
<br />
<br />
Hình 1. Nguồn mắc song song các module switching.<br />
Trong đó:<br />
PS1, PS2…PSn là các nguồn thứ 1 đến thứ n.<br />
D1, D2…Dn là các Didode<br />
Các nguồn PS1, PS2…PSn được chế tạo với các vật tư linh kiện giống hệt nhau<br />
để đảm bảo điện áp ra về cơ bản là như nhau trong suốt quá trình làm việc. Các<br />
didode D1, D2…Dn được lựa chọn cùng chủng loại để có tham số giống nhau nhất<br />
với hi vọng trong quá trình làm việc dòng làm việc I1, I2…In đều như nhau hoặc<br />
gần như nhau.<br />
Trong thực tế, không tồn tại các điều kiện lý tưởng. Do thời gian, nhiệt độ thay<br />
đổi…gây ra sai lệch cho các điện áp ra Ui và sai lệch điểm làm việc trong các<br />
diode Di dẫn đến dòng điện các nguồn PSi cung cấp ra tải khác nhau. Trong một số<br />
ứng dụng (cả dân dụng lẫn quân sự) sự lệch dòng dẫn tới hòng hóc nguồn ảnh<br />
hưởng tới thiết bị nuôi. Bài báo này trình bày một phương pháp cân bằng dòng cho<br />
nguồn switching. Nguyên tắc chính là can thiệp vào mạch điều khiển ổn áp của<br />
từng nguồn PSi để thay đổi Ui sao cho các dòng đầu ra của từng nguồn II khác nhau<br />
không quá một khoảng cho trước.<br />
Các nguồn mắc song song để tăng công suất hoặc tăng độ an toàn thông thường<br />
là các nguồn có công suất đủ lớn. Các nguồn này theo thiết kế được xây dựng trên<br />
<br />
<br />
170 C.X. Quang, N.V. Thành, Đ.A. Tuấn, “Cân bằng nguồn xung – switching mắc song song.”<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
nền tảng nguồn xung loại 1 theo phân loại của Nga như sơ đồ hình 2.<br />
L<br />
+E Ur<br />
K<br />
+<br />
D C Tải<br />
<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ nguồn xung loại 1.<br />
Theo sơ đồ khóa K đóng mở theo chu kỳ T, thời gian mở khóa (cho dòng chạy<br />
qua) Tx.<br />
Ur<br />
E<br />
<br />
<br />
Tx T 2T t<br />
Hình 3. Chu kỳ đóng – mở của khóa K.<br />
Điện áp đầu ra tính theo công thức:<br />
<br />
<br />
Loại nguồn này thường dùng cho để làm cơ sở cho nguồn công suất lớn vì có<br />
chỉ số khối lượng - trọng lượng tốt nhất trong ba loại nguồn xung.<br />
Biến thể của loại nguồn này khi dùng với biến thế (Transformer) được mô tả<br />
trong hình 4.<br />
+E<br />
<br />
<br />
K1 K3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
K2 K4<br />
<br />
L<br />
+U<br />
<br />
+<br />
C Tải<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Nguồn loại một dùng với biến thế (Transformer).<br />
Điện áp ra:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2. TÍNH TOÁN XÂY DỰNG SƠ ĐỒ ĐIỀU KHIỂN CÂN BẰNG<br />
THEO PHƯƠNG PHÁP SỐ<br />
Phần điều khiển hầu hết các nguồn được thiết kế trên cơ sở IC TL494 hoặc<br />
tương đương. Việc can thiệp điều khiển được thực hiện bằng cách thay đổi điện áp<br />
so sánh chuẩn đưa vào đầu vào khuếch đại thuật toán để thay đổi điện áp ra sao cho<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 46, 12 - 2016 171<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
dòng cân bằng. Việc này được thực hiện bằng cách thay đổi điện áp bù qua mạch<br />
D/A sau xử lý.<br />
Ví dụ điển hình thiết kế điều khiển bằng cách thay đổi điện áp so sánh chuẩn<br />
trong nguồn dùng IC TL494 được thể hiện trên hình 5. Đây là mạch thiết kế Viện<br />
VLKT đã thiết kế nguồn switching phục vụ thiết bị quân sự gồm hai nguồn<br />
28.5Vx40A mắc song song, phần mềm thực hiện đặt tham số sao cho dòng lệch<br />
không quá 5% Imax = 2A bằng cách thiết lập điện áp bù qua mạch chuyển đổi D/A<br />
tới chân DAC . Mạch bù điện áp trong sơ đồ mạch điện hình 5 chính là phần mạch<br />
đóng khung nét đứt. Hình 6 là mô hình nguyên lý chung của mạch bù điện áp.<br />
Vref Vref<br />
+28.5V +28.5V R27 220R 30<br />
<br />
<br />
E2<br />
R26<br />
100R R28<br />
C6 3K3<br />
2,2uF/16V VCC_494<br />
R10 68K<br />
<br />
R11 68K<br />
<br />
R12 164K<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
R18<br />
330R<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
13<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
C11 122<br />
R23<br />
47K 5 12<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
IN2+<br />
OC<br />
VREF<br />
C7 22uF/16V 6 CT VCC<br />
Q3 RT 11<br />
R30 7K5 C2<br />
3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
U3 Dual Diode 10<br />
HCPL0500 4 U4 E2<br />
KA<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
DTC 19<br />
A<br />
<br />
K<br />
470R<br />
R17<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2 8 TL494I 8<br />
C10 R31 15 C1 9<br />
R21 470K<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
COMP<br />
C4 C5 7 22K IN2- E1<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GND<br />
IN1+<br />
R24 3K9<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
104 R13 27R 221 6 221 2 R32 220R E1<br />
3 Vref IN1-<br />
5 R33<br />
1 3 3K3<br />
<br />
<br />
1<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
R29 33K<br />
8 U2 C8<br />
TL431 2.2uF/16V R25 27R<br />
DAC R20 3K9<br />
2K7<br />
75K<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2,3,6,7 C9<br />
R16 R22 472<br />
5K 3K3<br />
R14<br />
<br />
R15<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Sơ đồ mạch hiệu chỉnh điện áp 28,5V - 40A bằng phần mềm.<br />
<br />
Điện áp chuẩn<br />
(Uref)<br />
R1 R2<br />
DA +<br />
R3 -<br />
<br />
<br />
Hình 6. Mạch bù điện áp.<br />
Như vậy, sơ đồ khối hệ thống nguồn mắc song song có xử lý cân bằng dòng<br />
được thể hiện như sau:<br />
Sensor dòng Khối<br />
ADC1 Cách ly FPGA DAC1<br />
khối nguồn 1 nguồn 1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sensor dòng Khối<br />
khối nguồn n ADCn Cách ly DACn<br />
nguồn n<br />
<br />
Hình 7. Sơ đồ khối hệ thống xử lý cân bằng.<br />
Lựa chọn bước thay đổi điện áp phù hợp với đặc tuyến VA của diode cách ly<br />
trong nguồn switching mắc song song.<br />
<br />
<br />
172 C.X. Quang, N.V. Thành, Đ.A. Tuấn, “Cân bằng nguồn xung – switching mắc song song.”<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
Như bài báo đã đặt ra, sai số về dòng cho hai nguồn mắc song song không vượt<br />
quá ΔΙ, như vậy bước hiệu chỉnh điện áp đầu ra của nguồn PS phải nằm trong giới<br />
hạn sao cho mỗi khi thay đổi một bước (do hiệu chỉnh số) dòng đầu ra của nguồn được<br />
hiệu chỉnh nhỏ hơn ΔΙ.<br />
Xét đặc tuyến VA của hai loại diode công suất thông dụng được sử dụng cho<br />
mục đích này, chọn hai loại diode có dòng làm việc lớn hơn 50A, một là loại silic<br />
ký hiệu STTH60L06TV, một loại germany ký hiệu DSS2x121-0045B là hai loại tổ<br />
đề tài sử dụng cho nguồn công công suất mắc song song.<br />
Đặc tuyến VA của hai loại thể hiện trên hai hình 8, hình 9.<br />
Với diode Ge, đoạn dốc nhất của đặc tuyến (đoạn có sự thay đổi dòng nhiều<br />
nhất khi thay đổi 1mV điện áp trên diode) là 5mV/A. Tương tự như vậy đoạn dốc<br />
nhất của đặc tuyến với diode silic là 7.2mV/A. Độ lệch dòng phụ thuộc đặc tính –<br />
xem phụ lục kết quả đo thực tế. Với cùng điện áp, cùng chủng loại diode do đặc<br />
tính diode khác nhau mà dòng khác nhau (Bảng 1 – 6 trong phụ lục).<br />
Như vậy, để hệ thống làm việc bình thường với cả hai loại diode hiện có chúng<br />
ta lựa chọn bước thay đổi điện áp tương ứng với loại diode có sự thay đổi đặc<br />
tuyến cao hơn, tức là loại Ge, mỗi khi thay đổi dòng 1A, điện áp trên diode thay<br />
đổi 5mV. Như vậy, 5mV cũng là bước thay đổi điện áp trong mỗi chu kỳ phần<br />
mềm khi phát hiện có sự thay sai lệch dòng lớn hơn 2A giữa hai nguồn PS mắc<br />
song song.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 8. Đặc tuyến VA của diode STTH60L06TV Hình 9. Đặc tuyến VA của<br />
(đại diện cho loại Si). diode DSS2x121-0045B (đại<br />
diện cho loại Ge).<br />
<br />
3. TÍNH TOÁN, VÀ XÂY DỰNG THUẬT TOÁN<br />
ĐIỀU KHIỂN CÂN BẰNG TRÊN FPGA<br />
Ứng dụng điều khiển cân bằng nguồn switching mắc song song trong thực tế,<br />
Viện VLKT đã thiết kế nguồn switching phục vụ thiết bị quân sự gồm 2 nguồn<br />
28.5V x 40A mắc song song, phần mềm được đặt tham số sao cho dòng lệch không<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 46, 12 - 2016 173<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
quá 5% Imax = 2A, như sơ đồ trên hình 10.<br />
Với nguồn Switching, tần số làm việc trong khoảng 50kHz – 60kHz, thời gian<br />
giữa các lần hiệu chỉnh (thay đổi điện áp) được lấy lớn hơn thời gian quá độ của<br />
nguồn, 10ms là thời gian được nhóm tác giả lựa chọn vào thực tế. Tần số của<br />
nguồn do nhóm thực hiện là 50kHz, do đó, tốc độ lấy mẫu được chọn là 100kSps<br />
để lấy kết quả dòng trung bình không phụ thuộc vào sóng vân.<br />
Thuật toán điều khiển cân bằng 2 khối được thực hiện như trên hình 10. Như<br />
miêu tả trên hình 10, tín hiệu đưa tới từ bộ cảm biến hai khối nguồn được đưa đến<br />
bộ biến đổi ADC, bộ biến đổi ADC, và các mẫu được lấy liên tục cộng trung bình<br />
trong thời gian 10ms, như vậy, số mẫu cần lưu và lấy trung bình cho mỗi kênh<br />
khoảng 1000 mẫu. Tuy nhiên, do cấu trúc của FPGA nên số mẫu để lấy trung bình<br />
tương ứng cho mỗi kênh là 1024 mẫu. Sau khi lấy mẫu sẽ được thực hiện cộng<br />
trung bình thành mẫu dữ liệu trung bình đầu ra của mỗi kênh.<br />
<br />
Bắt đầu<br />
1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lấy mẫu từ hai kênh Tính toán lượng điều<br />
ADC khiển cho hai kênh<br />
2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tính toán trung bình Tính toán lượng điều<br />
các mẫu dữ liệu khiển DAC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
So sánh mức trung Điều khiển DAC đến<br />
bình dữ liệu từng khối<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
2 Vượt ngưỡng?<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 10. Lưu đồ thuật toán.<br />
Hai mẫu trung bình đầu ra từ bộ lấy trung bình được so sánh với nhau theo chu<br />
kỳ 10ms, nếu có sự sai khác giữa hai kênh tương ứng với sai số dòng ≥ 2A sẽ tiến<br />
hành điều chỉnh, mức điều chỉnh sai số hai kênh được bù theo chiều ưu tiên cho<br />
việc tăng dòng cho khối có dòng bé hơn, mỗi lần điều chỉnh tương ứng với 1A. Bộ<br />
biến đổi DAC thực hiện biến đổi tương ứng với mức điều chỉnh 1A cho mỗi lần<br />
điều chỉnh với chu kỳ 10ms, quá trình điều chỉnh được thực hiện cho đến khi hai<br />
<br />
<br />
174 C.X. Quang, N.V. Thành, Đ.A. Tuấn, “Cân bằng nguồn xung – switching mắc song song.”<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
khối nguồn cân bằng.<br />
4. ÁP DỤNG KẾT QUẢ<br />
Viện VLKT đã thiết kế chế tạo bộ nguồn công công suất gồm 2 nguồn<br />
28,5Vx40A mắc song song, bộ nguồn đã được thử nghiệm tại đơn vị thay thế cho<br />
bộ nguồn đặc chủng trong một thiết bị quân sự có trong trang bị. Thử nghiệm cho<br />
thấy nguồn làm việc tin cậy, đúng như các tham số đã công bố trong bài báo.<br />
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng bộ nguồn này đặt điện áp ban đầu cả hai bộ nguồn<br />
nội tại là 29V, với bước thay đổi một trong hai bộ nguồn là 10mV với một số loại<br />
tải khác nhau đề tài thử nghiệm với ba loại diode công suất: loại Ge, loại Silic và<br />
một loại đặc chủng của Nga, có đặc tuyến nằm giữa Si và Ge thông thường.<br />
Hình 11 chỉ ra đồ thị phân dòng cho một thử nghiệm bộ nguồn sử dụng phương<br />
pháp cộng dòng sử dụng diode của Nga khi có độ lệch điện áp giữa các bộ nguồn.<br />
<br />
20<br />
Cường độ dòng điện I (A)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
<br />
<br />
16<br />
<br />
<br />
I1 (Dòng điện kênh 1)<br />
14<br />
I2 (Dòng điện kênh 2)<br />
I Dòng điện trung bình<br />
12<br />
0 10 20 30 40 50<br />
Độ lệch điện áp 2 kênh ∆U (mV)<br />
Hình 11. Đồ thị phân dòng khi cộng dòng của hai khối nguồn.<br />
Chúng ta thấy rằng, với các diode khác nhau (kể cả diode kếp cùng chung một<br />
vỏ) ở các điểm làm việc khác nhau (dòng tải khác nhau) mặc dù điện áp đầu vào<br />
như nhau (29V) tải có thể cho dòng qua mỗi diode khác nhau, thậm chí khác nhau<br />
rất nhiều. Đây chính là lý do các bộ cộng công suất (2 module, 3 module) hay hỏng<br />
hóc. Việc thực hiện cân bằng dòng cho nguồn switching là việc làm cần thiết, đảm<br />
bảo cho nguồn làm việc an toàn, ổn định, lâu dài. Bộ điều khiển cân bằng dòng<br />
ngoài việc đảm bảo dòng các nhánh hội tụ theo dòng trung bình còn có tác dụng vô<br />
cùng quan trọng đó là ổn định và giảm đáng kể các trạng thái quá độ tại thời điểm<br />
cấp nguồn cho các tải làm giảm đáng kể tốc độ của toàn hệ thống.<br />
5. KẾT LUẬN<br />
Việc thiết kế chế tạo khối nguồn switching mắc song song để cân bằng dòng là<br />
nhu cầu thực tế, với phần trình bày ở trên, cả lý thuyết và thực tế chứng minh là có<br />
thể làm được và có nhiều ứng dụng trong thực tế.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 46, 12 - 2016 175<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
Bộ điều chỉnh cân bằng thực hiện việc kiểm tra sai số dòng điện giữa hai khối<br />
theo chu kỳ 10ms, đảm bảo điều chỉnh để độ lệch dòng trong hai khối nguồn không<br />
vượt quá 2A.<br />
Việc thực hiện cân bằng dòng cho nguồn switching là việc làm cần thiết, đảm<br />
bảo cho nguồn làm việc an toàn, ổn định, lâu dài. Bộ điều khiển cân bằng dòng<br />
ngoài việc đảm bảo dòng các nhánh hội tụ theo dòng trung bình còn có tác dụng vô<br />
cùng quan trọng đó là ổn định và giảm đáng kể các trạng thái quá độ tại thời điểm<br />
cấp nguồn cho các tải làm giảm đáng kể tốc độ của toàn hệ thống.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1]. Ali, A., Z. Kai and K. Heikki “Modeling and control design of paralleled DC-<br />
DC switching converters”, Proceeding of the ICCCP’09, Feb, 2009.<br />
[2]. A. Testa, Fellow Member IEEE. R. Langella, Senior Member IEEE.<br />
“Switching Power Supplies: Analysis of Waveform Distortion”, Power &<br />
Enrgy Society, 2015.<br />
[3]. Bin Zhang, Hong Li, Xia Lei, “The Design of the Parallel Switching Power<br />
Supply System”, Research Juornal of Applied Sciences, October 10, 2013.<br />
[4]. Reason, John, “Solid-State Transfer Switch”: Electrical World, August, 1996<br />
[5]. Yuxuan Sun, Xi Feng, “The Design and Implementation of Switching Power of<br />
High Power Factor in Communication Equipment”, Wuhan, China, Jan, 2015.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
A METHOD TO REGULATE SWITCHING POWER SUPPLIES<br />
OPERATING IN PARALLEL<br />
<br />
One of the critical problems in regulating switching power supplies<br />
operating in parallel is to guarantee the stability and the reasonable<br />
similarity of output currents produced by the elementary power supply<br />
modules. The paper represents a method to regulate this type of switching<br />
power supply adopting digital FPGA-based technology for two module 28.5V<br />
– 40A.<br />
Keywords: Switching, Parallel, FPGA.<br />
<br />
Nhận bài ngày 01 tháng 06 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 26 tháng 09 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 14 tháng 12 năm 2016<br />
<br />
Địa chỉ: Viện Vật lý Kỹ thuật, Viện KH&CNQS;<br />
*<br />
Email: cxquang2004@yahoo.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
176 C.X. Quang, N.V. Thành, Đ.A. Tuấn, “Cân bằng nguồn xung – switching mắc song song.”<br />