intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cần biết về bệnh viêm mí mắt

Chia sẻ: Abcdef_15 Abcdef_15 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

84
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tâm lý của chúng ta nói chung là cảm thấy ái ngại, sợ hãi và rất dễ luống cuống trước bất kỳ chứng bệnh gì liên quan đến mắt. Mặc dù vậy, có những bệnh bạn cần lập tức đưa con đến gặp bác sĩ, nhưng cũng có những bệnh tự bản thân bạn có thể xử lý được tại nhà. Vậy “viêm mí mắt” thuộc dạng nào trong số hai dạng trên? Hãy cùng tìm hiểu nhé. Viêm mí mắt là gì? Viêm mí mắt, hay còn gọi là chứng kết hạt quanh mí mắt, là tình trạng viêm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cần biết về bệnh viêm mí mắt

  1. Cần biết về bệnh viêm mí mắt Tâm lý của chúng ta nói chung là cảm thấy ái ngại, sợ hãi và rất dễ luống cuống trước bất kỳ chứng bệnh gì liên quan đến mắt. Mặc dù vậy, có những bệnh bạn cần lập tức đưa con đến gặp bác sĩ, nhưng cũng có những bệnh tự bản thân bạn có thể xử lý được tại nhà. Vậy “viêm mí mắt” thuộc dạng nào trong số hai dạng trên? Hãy cùng tìm hiểu nhé. Viêm mí mắt là gì? Viêm mí mắt, hay còn gọi là chứng kết hạt quanh mí mắt, là tình trạng viêm sưng quanh vùng mi mắt, đặc biệt ở ngay tại chân lông mi trên và dưới. Nếu con bạn mắc phải bệnh này, mi mắt của bé sẽ có triệu chứng đỏ, nổi các hạt nhỏ li ti đồng thời bị tấy, rát. Nếu bệnh đã ở giai đoạn thứ hai, bị nhiễm trùng, lông mi bé có thể rơi rụng từ từ – khi này, mí mắt của con có thể bị nóng rát hoặc ngứa ngáy, và bé có thể chảy rất nhiều nước mắt. Viêm mí mắt thường không gây ra các vấn đề về thị lực nhưng có thể rất khó chịu, dẫn đến khó khăn trong sinh hoạt. Bệnh này cũng có thể dẫn đến các chứng viêm mắt khác như mụn lẹo, chắp, hoặc viêm kết mạc.
  2. Nguyên nhân gây viêm mí mắt? Trong nhiều trường hợp, thủ phạm có thể là viêm tiết bã nhờn (biểu hiện bằng những mảng da khô, sần sùi dễ bong tróc quanh vùng mặt hoặc đầu), một chứng nhiễm khuẩn nào đó, do tuyến dầu của mí mắt hoạt động quá đà hoặc sự kết hợp của nhiều trong số các nguyên nhân trên. Có cần đưa con đến bác sĩ ngay không? Đây là một việc cần làm, để bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra mắt của bé và, nếu cần thiết, giới thiệu bạn đến một bác sĩ nhãn khoa nhi đồng để được kiểm tra kỹ hơn nhằm phát hiện ra nếu có các vấn đề về mắt nghiêm trọng khác.
  3. Viêm mí mắt không ảnh hưởng đến thị lực nhưng gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt, vậy nên bạn cần biết cách xử trí cho đúng và khéo léo (Ảnh: Inmagine) Trong trường hợp con của bạn quả thật bị viêm mí mắt, các bác sĩ sẽ khuyên bạn sử dụng các miếng gạc ẩm và ấm, thuốc kháng sinh giọt hoặc thuốc mỡ, và một chế độ lau rửa mí mắt hàng ngày, đều đặn. Bạn hãy lau mí mắt con bằng nước ấm, dung dịch nước muối đặc biệt, dầu gội dành cho em bé, hoặc một hợp chất rửa mí thông dụng có thể làm giảm thiểu lượng vi khuẩn và loại bỏ các tế bào da chết, giúp thông thoáng lỗ chân lông và giúp vùng bị viêm nhiễm mau lành. Việc lau rửa mắt này không gây bất cứ đau đớn gì cho con, nhưng bạn vẫn rất có thể sẽ phải mất một ít thời gian và công sức đấy nhé. Chứng này sẽ hết chứ? Nó sẽ hết, nhưng có thể quay trở lại. Thật không may là viêm mí mắt là một chứng mãn tính xảy ra khá thường xuyên; nó có thể xảy ra từ khi con còn rất nhỏ và quấy rầy bé nhiều năm. Tuy nhiên, nếu chữa trị tốt và giữ vệ sinh sạch sẽ, bạn có thể làm giảm các cơn bùng nổ này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2