intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cần đảm bảo quyền lợi của ngân hàng khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

Chia sẻ: Viettuan Viettuan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

200
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày 26/6/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2007/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, thay thế Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cần đảm bảo quyền lợi của ngân hàng khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

  1. Cần đảm bảo quyền lợi của ngân hàng khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước Ngày 26/6/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2007/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, thay thế Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần. Tập đoàn dệt may sẽ  Nghị định số 109/2007/NĐ-CP được xây dựng trên cơ sở kế thừa các quy định của Nghị định số 187/2004/NĐ-CP, đồng thời sửa đổi, bổ sung thêm hoàn tất tiến trình cổ  nhiều nội dung mới để phù hợp hơn với thực tế hiện nay. phần hoá? Một trong những nội dung sửa đổi, bổ sung của Nghị định số 109/2007/NĐ-CP có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các bên có liên quan, trong đó có các ngân hàng là quy định về việc chuyển giao nghĩa vụ từ doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá sang công ty cổ phần. 1. Quy định về việc chuyển giao nghĩa vụ từ doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá sang công ty cổ phần- những điểm bất cập Đối với việc chuyển giao nghĩa vụ từ doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá sang công ty cổ phần, Nghị định số 187/2004/NĐ-CP có quy định chung mang tính nguyên tắc đó là công ty cổ phần có nghĩa vụ kế thừa mọi quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của công ty nhà nước trước khi cổ phần hoá (khoản 2 Điều 8 Nghị định số 187/2004/NĐ-CP). Quá trình thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP đã phát sinh một số vướng mắc trong trường hợp khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá, vì một lý do nào đó, không được bàn giao cho công ty cổ phần tại thời điểm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Sau khi doanh nghiệp nhà nước đã chuyển thành công ty cổ phần, ngân hàng (chủ nợ) thực hiện thu hồi khoản nợ này đã gặp khó khăn do không xác định được ai phải chịu trách nhiệm đối với khoản nợ này. Doanh nghiệp nhà nước- người vay nợ thì đến thời điểm đó đã không còn tồn tại, còn công ty cổ phần thì không chịu nhận trách nhiệm về khoản nợ với lý do không được bàn giao. Thực tế này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của ngân hàng vì không có khả năng thu hồi được khoản nợ, mà còn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty cổ phần do có thể bị liên quan vào các vụ tranh chấp về trách nhiệm thanh toán khoản nợ trước đây. Nghị định số 109/2007/NĐ-CP được ban hành thay thế Nghị định số 187/2004/NĐ-CP mặc dù có bổ sung quy định mới về việc chuyển giao nghĩa vụ từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, tuy nhiên, quy định tại Nghị định mới này cũng chưa giải quyết triệt để vướng mắc nói trên. Thứ nhất là tại Điều 16 của Nghị định số 109/2007/NĐ-CP chỉ quy định về việc xử lý các khoản nợ đến hạn, mà không đề cập đến việc xử lý các khoản nợ phải trả chưa đến hạn của doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá. Điều này có thể dẫn đến sự không thống nhất trong cách thức xử lý các khoản nợ phải trả chưa đến hạn của các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá. Mặt khác, tại Nghị định số 109/2007/NĐ-CP cũng không đưa ra các quy định về trình tự, thủ tục, quy trình trong việc xác định, đối chiếu, bàn giao các khoản nợ từ doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá sang công ty cổ phần; không có các quy định về cơ chế tham gia của các chủ nợ vào quá trình xác định, bàn giao nợ, cũng như trách nhiệm của các bên liên quan để bảo đảm tính chính xác trong việc bàn giao các khoản nợ. Thứ hai là tại Điều 10 của Nghị định số 109/2007/NĐ-CP mặc dù có bổ sung thêm quy định các nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp cổ phần hoá được xác định bổ sung sau khi đã quyết toán, bàn giao cho công ty cổ phần không thuộc trách nhiệm của công ty cổ phần, nhưng lại không có bất cứ một quy định nào xác định cơ quan, tổ chức sẽ phải chịu trách nhiệm về khoản nợ không được bàn giao này. Quy định trên có thể giúp các công ty cổ phần tránh được các rắc rối liên quan đến tranh chấp về nghĩa vụ trả nợ các khoản nợ không được bàn giao, nhưng đối với ngân hàng chủ nợ của khoản nợ này thì sẽ tiếp tục gặp rắc rối vì càng khó xác
  2. định ai sẽ phải chịu trách nhiệm trả nợ cho mình. Như vậy, các quy định về việc chuyển giao nghĩa vụ của doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá sang công ty cổ phần tại Nghị định số 109/2007/NĐ-CP còn có hạn chế cần phải được quy định cụ thể, chi tiết hơn nữa để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ nói chung, của các ngân hàng nói riêng. 2. Một số giải pháp cần xem xét Theo quy định tại Điều 315 Bộ luật dân sự năm 2005 về chuyển giao nghĩa vụ dân sự thì bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ dân sự cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý. Mặc dù việc chuyển giao nghĩa vụ trong việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước có những đặc thù riêng, nhưng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bên có quyền (các chủ nợ của doanh nghiệp) thì ít nhất cũng cần phải có các quy định về việc chủ nợ phải được thông báo, được tham gia vào quá trình xác định khoản nợ chuyển giao từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, Nghị định số 109/2007/NĐ-CP (và cả Nghị định số 187/2004/NĐ-CP trước đây) vừa thiếu các quy định để bảo đảm tính chính xác của việc bàn giao nợ như việc chủ nợ được thông báo, được tham gia vào quá trình xác định khoản nợ để chuyển giao từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, vừa thiếu cả các quy định xác định trách nhiệm trong trường hợp bàn giao thiếu hoặc bàn giao không đúng về khoản nợ. Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ nợ, của các ngân hàng có khoản nợ cho vay tại doanh nghiệp cổ phần hoá, trong khi Nghị định số 109/2007/NĐ-CP vừa mới được ban hành chưa thể sửa đổi, bổ sung ngay được, chúng tôi cho rằng trước mắt cần có văn bản hướng dẫn chi tiết Nghị định số 109/2007/NĐ-CP (có thể là Thông tư của Bộ Tài chính). Văn bản hướng dẫn này cần quy định cụ thể, chi tiết các nội dung sau: a. Quy định cụ thể về trình tự, thủ tục các doanh nghiệp cổ phần hoá phải thực hiện để đối chiếu, bàn giao các khoản nợ từ doanh nghiệp cổ phần hoá sang công ty cổ phần như: quy định trong một thời hạn nhất định trước thời điểm cổ phần hoá, doanh nghiệp cổ phần hoá phải công bố công khai về việc cổ phần hoá trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có nội dung đề nghị những người có quyền và nghĩa vụ liên quan liên hệ với doanh nghiệp cổ phần hoá để đối chiếu, xác định và bàn giao các quyền và nghĩa vụ từ doanh nghiệp cổ phần hoá sang công ty cổ phần; quy định doanh nghiệp cổ phần hoá phải thông báo cho tất cả các chủ nợ liên hệ với doanh nghiệp để đối chiếu, bàn giao về khoản nợ từ doanh nghiệp cổ phần hoá sang công ty cổ phần; quy định rõ thời hạn công bố các khoản nợ được bàn giao, thời hạn các chủ nợ thực hiện việc đối chiếu, xác nhận về các khoản nợ này; b. Xác định rõ về nguyên tắc các khoản nợ phải trả chưa đến hạn của doanh nghiệp cổ phần hoá đương nhiên sẽ được chuyển giao cho công ty cổ phần theo giá trị số sách trên cơ sở bàn giao giữa doanh nghiệp cổ phần hoá và công ty cổ phần có sự tham gia xác nhận, đối chiếu của các chủ nợ. Đồng thời xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan trong trường hợp các khoản nợ bị bàn giao thiếu do thực hiện không đúng, không đầy đủ quy trình thống kê, thông báo, đối chiếu, xác nhận các khoản nợ… Admin (Theo SBV
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2