KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC” 2009<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CẦN MỘT GIẢI PHÁP TỔNG THỂ<br />
<br />
ĐỂ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP<br />
<br />
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI<br />
<br />
LÊ THANH DŨNG ∗<br />
<br />
Trong bài viết này, trước hết tôi muốn trình bày một số nhận xét, có thể<br />
phần nào mang tính chủ quan, về tình hình giảng dạy và học tập của giảng viên<br />
và sinh viên ở phần lớn các trường đại học hiện nay, trong đó có trường Đại học<br />
Hà Nội. Nhận định chủ yếu là muốn đổi mới phương pháp giảng dạy có hiệu quả<br />
và trở thành một phong trào sâu rộng, thực chất thì cần phải có một giải pháp<br />
tổng thể bao gồm trước hết là những thay đổi từ phía những nhà quản lý để dẫn<br />
đến những thay đổi trong phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra đánh<br />
giá của giảng viên, từ đó tạo ra thói quen và phương pháp học tập chủ động tích<br />
cực của sinh viên.<br />
<br />
Nhìn tổng thể thực trạng dạy và học tại nhiều nước Châu Á, trong đó có<br />
Việt Nam, có thể thấy ngay từ khi bước chân vào trường phổ thông cho đến khi<br />
lên học đại học, người học phải luôn đối phó với một chương trình học quá nặng<br />
nề, phương pháp giảng dạy theo kiểu thuyết giảng một chiều, nhồi nhét lỗi thời,<br />
với một cơ chế đào tạo không tạo chủ động cho người học đi kèm với hệ thống<br />
kiểm tra đánh giá chỉ khuyến khích người học thuộc lòng. Tính đối phó như vậy<br />
khó có thể tạo ra khả năng sáng tạo trong học tập hay óc tư duy phê phán trong<br />
suy nghĩ và giải quyết vấn đề, thậm chí còn hủy diệt dần khả năng tư duy sáng<br />
tạo của sinh viên.<br />
<br />
Hệ thống giáo dục tiến bộ của những nước tiên tiến cho thấy trong giáo<br />
dục sáng tạo, sinh viên học không quá lệ thuộc vào quá trình đào tạo, mà ngược<br />
lại, cần tự học, tự tìm tòi và tự đào tạo. Học tập là một quá trình chủ động nên<br />
thầy không thể học thay trò. Phương pháp dạy và học tích cực - đã được thế giới<br />
<br />
<br />
∗<br />
Th.S., Khoa tiếng Anh<br />
<br />
169<br />
đưa vào sử dụng phổ biến – là phương pháp lấy phương châm cơ bản người học<br />
chủ động khám phá, tiếp thu kiến thức thông qua tranh luận, trao đổi dưới sự<br />
điều chỉnh, hướng dẫn của thầy. Phương pháp mới này bắt buộc sinh viên tự<br />
học, tự tham khảo tài liệu, tích cực suy luận đồng thời đòi hỏi người thầy giỏi<br />
chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Để có được một giờ học tích cực như thế,<br />
giảng viên phải lao động vất vả hơn trước, từ việc chuẩn bị đề cương bài học,<br />
chuẩn bị câu hỏi định hướng cho sinh viên thảo luận đến những phân tích, giảng<br />
giải cuối cùng trước khi kết luận vấn đề. Hơn nữa, giảng viên có thể gặp những<br />
tình huống bất ngờ, những câu hỏi thông minh mang tính tìm tòi, sáng tạo từ<br />
phía sinh viên nên cần trang bị kiến thức vững vàng, sâu rộng mới chủ động<br />
được trong trường hợp đó. Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với<br />
đổi mới nội dung, nâng cao trình độ khoa học cũng như nghiệp vụ sư phạm của<br />
thầy, bên cạnh đó còn tận dụng tối đa các phương tiện dạy học hiện đại như máy<br />
chiếu, mạng internet, các phần mềm hỗ trợ giúp giờ học thêm sinh động, tránh<br />
lãng phí thời gian. Tóm lại, phương pháp dạy học tích cực phát huy sức sáng<br />
tạo, trí tưởng tượng, khả năng tư duy độc lập và huấn luyện cho người ta cách<br />
nhìn bao quát vấn đề - những phẩm chất vô cùng cần thiết trong thời đại bùng nổ<br />
thông tin như ngày nay.<br />
<br />
Trên thực tế chúng ta không thể kéo dài mãi thời gian của các khóa đào<br />
tạo cũng như trong thời gian đào tạo tại trường vì không thể hy vọng trang bị đủ<br />
tất cả mọi kỹ năng và kiến thức để cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có<br />
thể làm việc tốt. Nhiều nội dung kiến thức học được trong trường sau khi tốt<br />
nghiệp sẽ nhanh chóng bị lạc hậu và cũng rất nhiều kiến thức mới, kỹ năng mới<br />
sẽ ra đời. Ở trong trường sinh viên có thể được dạy mười nhưng ra chỉ làm ở<br />
một lĩnh vực nào đó, trong khi đó lĩnh vực công tác mới có thể hết sức mới mẻ,<br />
bỡ ngỡ, đòi hỏi phải liên tục cập nhật, tự đào tạo, đào tạo lại và phải tự học suốt<br />
đời rất nhiều thì mới có thể đáp ứng, hoàn thành nhiệm vụ được giao.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
170<br />
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC” 2009<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phát triển tri thức và năng lực tư duy (logic, trừ<br />
tượng, tự điều chỉnh, phê phán, sáng tạo …)<br />
<br />
Hình thành và phát triển các kỹ năng nghề<br />
nghiệp, năng lực nghiên cứu & giải quyết vấn đề<br />
<br />
BẢN CHẤT GIẢNG<br />
DẠY ĐẠI HỌC Tăng cường khả năng làm việc độc lập và<br />
làm việc hợp tác…<br />
<br />
Xây dựng phong cách lãnh đạo và quản lý<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trong hơn 10 năm trở lại đây Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã yêu cầu<br />
các trường đại học và các cơ sở đào tạo chuyển đổi mục tiêu, chương trình, giáo<br />
trình, nội dung, phương pháp, kiểm tra đánh giá theo hướng giảng dạy tích cực<br />
và theo hướng lấy người học làm trung tâm. Đặc biệt, Bộ GD-ĐT đã coi đổi mới<br />
phương pháp dạy học của giáo viên và phương pháp học tập của sinh viên là<br />
một nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục Đại học năm 2008-2009 và cũng là một<br />
nội dung cơ bản của phong trào thi đua do Bộ phát động.<br />
<br />
Theo yêu cầu nói trên, mục tiêu đào tạo của trường đại học phải chuyển<br />
hướng từ chỗ từ trước đến nay các chương trình đào tạo xây dựng theo hướng<br />
tiếp cận nội dung - tức là hy vọng cung cấp cho sinh viên đầy đủ kiến thức khi ra<br />
trường - chuyển sang xây dựng chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận với sự<br />
phát triển của nền kinh tế xã hội, sự bùng nổ thông tin trong các lĩnh vực khoa<br />
học kỹ thuật. Thực tế cho thấy trong trường đại học chúng ta chỉ có quỹ thời<br />
gian đào tạo cho sinh viên những kỹ năng nghề nghiệp và cung cấp phần kiến<br />
thức cốt lõi (chuyên ngành) của ngành nghề, vì vậy phải rèn luyện cho sinh viên<br />
có khả năng tự học một cách chủ động, tích cực để sinh viên có thể tiếp tục cập<br />
nhật các kỹ năng và kiến thức mới sao cho có thể tự phát triển được sau khi tốt<br />
nghiệp ra trường khi không còn thầy hướng dẫn.<br />
<br />
Điều đó cũng có nghĩa là giảng viên không phải chỉ giảng những kiến<br />
thức thầy sẵn có mà phải giảng những kiến thức, kỹ năng sinh viên cần phải có<br />
để đáp ứng được các nhu cầu ngành nghề xã hội. Đây là một phương pháp giảng<br />
171<br />
dạy mới có hiệu quả đào tạo, làm người học có khả năng tự học trong trường và<br />
cả sau khi đã tốt nghiệp ra trường, do đó có khả năng thích ứng cao với nghề<br />
nghiệp.<br />
<br />
<br />
CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ “SẢN PHẨM” ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC<br />
<br />
Kỹ năng giao Khả năng sáng<br />
Khả năng tiếp tốt tạo & thích ứng Tự giác và<br />
ngoại ngữ linh hoạt<br />
<br />
<br />
Kiến thức Khả năng cạnh<br />
cơ bản tranh lành mạnh<br />
CÁC KỸ NĂNG<br />
CƠ BẢN<br />
Công nghệ Hiểu biết VH &<br />
thông tin QH quốc tế<br />
<br />
<br />
Tư duy phê Có khả năng ra<br />
phán Khả năng Khả năng làm quyết định<br />
đánh giá việc nhóm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Với quan điểm trên, nâng cao chất lượng đào tạo không chỉ tập trung vào<br />
giảng viên, hay hẹp hơn, đổi mới phương pháp giảng dạy là đủ. Nó tùy thuộc<br />
vào một tập hợp đồng bộ các yếu tố quan trọng khác. Đó là: (1) Tầm nhìn và<br />
quyết tâm đổi mới của các cấp quản lý, từ đó tạo ra môt môi trường đào tạo cho<br />
phép/khuyến khích những đổi mới và cải tiến diễn ra; (2) Đổi mới phương pháp<br />
giảng dạy của đội ngũ giảng viên và (3) sự hưởng ứng tích cực từ phía sinh viên<br />
theo hướng thay đổi phương pháp học tập thụ động, phụ thuộc. Nói một cách<br />
khác, cần phải có một giải pháp tổng thể và đồng bộ để đổi mới diễn ra có hiệu<br />
quả và duy trì được lâu dài, tạo nên một sự thay đổi đáng kể về chất lượng sản<br />
phẩm đào tạo. Trong chuỗi các yếu tố kể trên yếu tố các cấp quản lý đóng vai trò<br />
quan trọng nhất. Nếu các cấp quản lý có những chính sách, chiến lược và các<br />
biện pháp thích hợp họ có thể tác động mạnh vào ý thức giáo viên, giúp họ theo<br />
đúng quỹ đạo của sự phát triển. Khi đề cập đến vấn đề này tôi rất tâm đắc với<br />
nhận xét của Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Phước Lộc - nguyên trưởng khoa sư phạm<br />
trường Đại học Cần Thơ: “Muốn đổi mới phương pháp giảng dạy thì lãnh đạo<br />
phải đổi mới nhận thức để mở đường cho giảng viên làm việc; giảng viên nhận<br />
172<br />
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC” 2009<br />
<br />
<br />
<br />
thức sự đổi mới để mở đường cho sinh viên. Đổi mới phương pháp giảng dạy<br />
không chỉ là khoa học và nghệ thuật mà còn phải kèm theo phong thái của<br />
người dạy và học”.<br />
<br />
Hãy xem xét vai trò của từng thành tố trong giải pháp tổng thể trên trong<br />
quá trình đổi mới phương pháp dạy và học để nâng cao chất lượng đào tạo.<br />
Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách đặt hàng loạt các câu hỏi vì tôi tin từ câu hỏi<br />
sẽ tìm được câu trả lời và có phương hướng tìm giải pháp thích hợp.<br />
<br />
1- Vai trò của các cấp quản lý<br />
<br />
- Các cấp quản lý (Bộ, lãnh đạo trường đại học, các khoa, phòng, ban, các<br />
tổ bộ môn) đã tạo điều kiện đến đâu (các định hướng, chiến lược, chính<br />
sách về con người, cơ sở vật chất…) cho quá trình đổi mới PPGD của<br />
người thày và PP học tập của sinh viên diễn ra?<br />
<br />
- Phải chăng các cấp quản lý mới chỉ bắt đầu ở mức phát động phong trào,<br />
chủ yếu kêu gọi trách nhiệm của người thầy, chờ đợi sự đổi mới diễn ra từ<br />
cấp cơ sở, tức là từ dưới lên? Tại sao quy trình này không bắt đầu từ cả<br />
hai chiều, tức là cả từ trên xuống và từ dưới lên? Phải chăng cách làm<br />
đúng đắn là phải có các điều kiện cần và đủ (từ các cấp quản lý tạo ra) để<br />
người thầy có thể đổi mới PPGD, và sinh viên có thể đổi mới phương<br />
pháp học tập dưới sự tác động của những PPGD mới của người thầy?<br />
<br />
- Cụ thể: Đối với đội ngũ giảng viên hiện có đã có những điều kiện, những<br />
khuyến khích gì về mặt chương trình, giáo trình, quy chế thi cử kiểm tra,<br />
chế độ chính sách, kể cả các quy định bắt buộc và cơ chế giám sát thực thi<br />
các quy định đó, cho những người đang giảng dạy áp dụng những kỹ<br />
năng, kiến thức chuyên môn đã được đào tạo và những tiến bộ mới trong<br />
ngành của mình vào các lớp học? Tại sao (trong khuôn khổ trường<br />
ĐHHN) đa số giảng viên là những người đã được đào tạo bài bản ở nước<br />
ngoài lại chưa ứng dụng được các PHGD tiên tiến, hiện đại vào lớp học<br />
một cách đại trà, tự nguyện? Giảng viên hiện nay có quá tải công việc đến<br />
mức không còn muốn áp dụng PPGD hiện đại, tích cực? Thù lao giảng<br />
173<br />
dạy có hợp lý để họ thấy những tìm tòi, cải tiến, thử nghiệm và ứng dụng<br />
xứng đáng với công sức họ bỏ ra? Cách đánh giá giảng viên có mang tính<br />
khuyến khích để họ áp dụng và phát huy cái mới, hay là sự đánh giá “dĩ<br />
hòa vi quý” ai cũng như ai, triệt tiêu động cơ phấn đấu, cải tiến, đổi mới,<br />
hoàn thiện?<br />
<br />
- Đối với đội ngũ giảng viên sẽ tuyển dụng: đã có tầm nhìn và chiến lược<br />
dài hạn bổ sung lực lượng giảng viên chưa? Đó có phải là chiến lược chủ<br />
động ươm mầm tài năng từ chính những sản phẩm do mình đào tạo ra để<br />
bổ xung lực lượng? Hay mới chỉ là những biện pháp tình thế kiểu “trông<br />
chờ” và “hái lượm”? Đã có kế hoạch và chính sách cụ thể để đào tạo, bồi<br />
dưỡng các thế hệ giảng viên kế cận? Có đủ tiềm lực và đầu tư thỏa đáng<br />
để đội ngũ giảng viên được thường xuyên cập nhật, qua các hội nghị, hội<br />
thảo, tập huấn trong nước và quốc tế, những tiến bộ, cải tiến về PPGD,<br />
phương pháp kiểm tra đánh giá?<br />
- Về mặt cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập và quy mô lớp học:<br />
<br />
- Lớp học hiện nay có quá đông để có thể áp dụng được những phương<br />
pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá tiên tiến? Đã có bao nhiêu giảng<br />
đường, phòng học thực sự đáp ứng được những đòi hỏi cần thiết của một<br />
lớp học ngoại ngữ như không gian đủ rộng, bàn ghế cho phép di động linh<br />
hoạt, có phương tiện nghe nhìn và truy cập internet? Có đủ phòng cho<br />
giảng viên làm việc với từng nhóm sinh viên (tutorial) sau các bài giảng?<br />
Thư viện đã đủ đầu sách, đủ năng lực cung cấp phòng đọc, phòng truy cập<br />
Internet cho sinh viên độc lập học tập, nghiên cứu?<br />
<br />
- Có cách nào giảm tải công việc cho giảng viên, đảm bảo cho giảng viên<br />
có đồng lương đủ nuôi sống gia đình để họ yên tâm cống hiến cho công<br />
tác giảng dạy, say mê tìm tòi nghiên cứu, tự bồi dưỡng và cải tiến ứng<br />
dụng PPGD mới mẻ, tiên tiến?<br />
<br />
- Cơ chế quyền lợi (vật chất) có đi kèm với các quy định, quy chế chặt chẽ<br />
và đủ mạnh về chuyên môn (ví dụ cơ chế hoạt động giảng dạy và sinh<br />
<br />
174<br />
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC” 2009<br />
<br />
<br />
<br />
hoạt chuyên môn của Tổ bộ môn), nhất là cơ chế giám sát, thưởng phạt<br />
hợp lý nhằm đưa các hoạt động chuyên môn của giảng viên đi đúng quỹ<br />
đạo mong muốn?<br />
<br />
Khi nêu ra các câu hỏi trên, tôi muốn nhấn mạnh rằng công tác bồi dưỡng<br />
giáo viên và xây dựng đội ngũ là quan trọng hàng đầu. Tiền bạc thiếu có thể xin,<br />
vay, tích cực tìm kiếm nguồn thu và nguồn đầu tư. Cơ sở vật chất chưa có thì chỉ<br />
sau một vài năm có thể xây cao, đẹp. Thiết bị giảng dạy hiện đại, đắt tiền có thể<br />
mua dần, nhưng cuối cùng vẫn là những con người sử dụng nó. Đội ngũ yếu,<br />
thiếu, kém chất lượng thì thiết bị hiện đại cũng không ai sử dụng. Việc củng cố,<br />
bổ sung và phát triển đội ngũ giáo viên cần được các trường đưa vào công tác<br />
hàng đầu, bởi vì nếu không đào tạo họ, chăm sóc họ, không tạo điều kiện cần và<br />
đủ cho họ phát huy khả năng chuyên môn, tìm tòi sáng tạo các cấp quản lý<br />
không thể kêu gọi gì hơn về chất lượng sản phẩm mà họ đào tạo.<br />
<br />
2- Vai trò của người thầy<br />
<br />
- Phần lớn các giảng viên hiện nay của trường ĐHHN là những người đã<br />
được đào tạo bài bản ở nước ngoài và trong nước, có kiến thức và am hiểu<br />
về những PPGD hiện đại. Tại sao họ chỉ có thể áp dụng hạn chế, thậm chí<br />
có người ít khi ứng dụng những PPGD, phương pháp kiểm tra đánh giá<br />
tiên tiến đó vào các lớp học?<br />
<br />
- Giảng viên có coi đổi mới PPGD là trách nhiệm, là lương tâm nghề<br />
nghiệp? Có khả năng khắc phục khó khăn để tìm cách cải tiến phương<br />
pháp lên lớp đạt hiệu quả đào tạo cao hơn?<br />
<br />
- Giảng viên đã thực sự đổi mới cách nghĩ, cách làm theo hướng tạo một<br />
môi trường học tập tương tác, lấy sinh viên làm trung tâm, cho phép sinh<br />
viên chủ động, tích cực trong học tập, nghiên cứu? Những gì là nguyên<br />
nhân gây ra sức ì, sức cản cho quá trình đổi mới và ứng dụng các PPGD<br />
hiện đại của các giảng viên vào lớp học?<br />
<br />
- Giảng viên có thường xuyên coi việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên<br />
môn (đọc sách chuyên môn, tham dự hội nghị hội thảo chuyên đề, tập<br />
175<br />
huấn đào tạo, trao đổi kinh nghiệm trong nước và ngoài nước…) là một<br />
việc làm cần thiết và thường xuyên?<br />
<br />
- Giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy có coi việc hướng dẫn và giúp đỡ về<br />
chuyên môn đối với giáo viên trẻ là trách nhiệm và nhiệm vụ của mình?<br />
<br />
- Giảng viên có khả năng tiếp cận, biết tự cập nhật các kỹ năng sử dụng<br />
công nghệ mới (ICT), và có điều kiện ứng dụng công nghệ mới vào giảng<br />
dạy?<br />
<br />
3- Vai trò của sinh viên<br />
<br />
- Sinh viên Việt Nam tuy luôn được đánh giá là thông minh, cần cù, hiếu<br />
học, nhưng do quá trình học tập trong một hệ thống giáo dục còn nhiều<br />
yếu kém với những PPGD truyền thống, nên so với sinh viên các nước<br />
thường thụ động, chờ đợi và dựa dẫm nhiều vào người thầy. Mặc dù vậy,<br />
khi được học tập trong một môi trường, điều kiện học tập tiên tiến như khi<br />
được đi du học, họ lại rất nhanh chóng thay đổi phương pháp học tập của<br />
mình, trở nên chủ động, sáng tạo, có quyết tâm học tập cao và thường<br />
không hề tỏ ra thua kém sinh viên của bất cứ quốc gia nào khác. Điều đó<br />
khẳng định rằng nếu điều kiện học tập thích hợp, nếu người thầy đổi mới<br />
PPGD, coi người học là trung tâm, ứng dụng những tiến bộ mới vào lớp<br />
học, với những định hướng và giúp đỡ cần thiết, tuyệt đại đa số sinh viên<br />
hoàn toàn có thể thay đổi và thích ứng theo.<br />
<br />
- Mặc dù vậy, chúng ta vẫn cần đặt ra những câu hỏi sau: Khi đến với môi<br />
trường đại học, với những thay đổi đột ngột so với hệ phổ thông từ cách<br />
dạy đến cách học, cách kiểm tra đánh giá, họ có được hướng dẫn, định<br />
hướng đầy đủ để chuẩn bị tâm lý đón nhận những thay đổi đó hay chưa?<br />
<br />
- Chúng ta có thể tìm hiểu, điều tra khảo sát nhu cầu học tập của các đối<br />
tượng sinh viên đến mức nào và có làm việc đó thường xuyên? có thể cá<br />
nhân hóa quy trình dạy, và cá nhân hóa quy trình học đến đâu để đáp ứng<br />
với các chiến lược, phương pháp và phong cách học tập rất đa dạng của cá<br />
nhân các sinh viên trong một lớp? Của cá nhân các lớp trong một khóa?<br />
176<br />
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC” 2009<br />
<br />
<br />
<br />
- Khai thác vai trò cộng tác và phản hồi tích cực của sinh viên trong mô<br />
hình học tập tiên tiến như thế nào để có thể đảm bảo những cải tiến và đổi<br />
mới phương pháp giảng dạy của người thầy có thể tiến hành thành công?<br />
<br />
Tất cả những câu hỏi nêu trên, có thể vẫn còn chưa đầy đủ, là những vấn<br />
đề để chúng ta cùng suy nghĩ, tìm câu trả lời và những giải pháp hợp lý. Nhưng<br />
dù những câu trả lời và những giải pháp có như thế nào thì chúng phải luôn gắn<br />
bó một cách logic với nhau, tạo nên một cơ chế đồng bộ. Chỉ có như vậy đổi<br />
mới phương pháp giảng dạy đại học nhằm nầng cao chất lượng đào tạo tại các<br />
trường nói chung và ở trường Đại học Hà Nội nói riêng mới tránh được tình<br />
trạng manh mún, tự phát, mang tính phong trào nhất thời và trở thành một hoạt<br />
động thường xuyên, lâu dài, mang lại hiệu quả tích cực và duy trì được bền<br />
vững.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
177<br />