intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cẩn trọng với tăng acid uric máu

Chia sẻ: 2ne1 2en1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

69
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tăng acid uric máu trong cộng đồng khá phổ biến. Nếu cách đây 2 thập niên, tình trạng tăng acid uric ở người Việt Nam ước tính chỉ 1 - 2% thì hiện nay, tỷ lệ đó đã tăng lên rất nhiều. Ngoài bệnh gút, chứng tăng acid uric máu còn thấy ở một số bệnh khác mà đa số gặp ở người cao tuổi (NCT). NCT tăng acid uric máu do đâu? Tăng axit uric máu là do rối loạn chuyển hóa purin, gặp chủ yếu ở người trưởng thành, nhưng NCT chiếm tỷ lệ cao hơn cả. Axit...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cẩn trọng với tăng acid uric máu

  1. Cẩn trọng với tăng acid uric máu Tăng acid uric máu trong cộng đồng khá phổ biến. Nếu cách đây 2 thập niên, tình trạng tăng acid uric ở người Việt Nam ước tính chỉ 1 - 2% thì hiện nay, tỷ lệ đó đã tăng lên rất nhiều. Ngoài bệnh gút, chứng tăng acid uric máu còn thấy ở một số bệnh khác mà đa số gặp ở người cao tuổi (NCT). NCT tăng acid uric máu do đâu? Tăng axit uric máu là do rối loạn chuyển hóa purin, gặp chủ yếu ở người trưởng thành, nhưng NCT chiếm tỷ lệ cao hơn cả. Axit uric được tạo ra trong quá trình chuyển hóa các axit nhân của mọi tế bào trong cơ thể và được đào thải ra ngoài chủ yếu qua nước tiểu. Ở người bình thường, hai quá trình tạo ra và đào thải acid uric luôn luôn được cân bằng. Vì một lý do nào đó, đặc biệt ở NCT, quá trình chuyển hóa nhân purine bị rối loạn sẽ gây tăng acid uric trong máu. Hai hiện tượng: tăng thu nhận purin hoặc giảm bài xuất acid uric hoặc cả hai xảy ra song song ở trong máu đều dẫn đến tăng acid uric. Có 2 yếu tố thuận lợi dẫn đến điều này: Một là di truyền, ở những đối tượng có thể tạng dễ bị rối loạn chức năng phóng thích acid uric qua đường tiểu do có các bất thường về enzym chuyển hóa (chiếm tỷ lệ khoảng 1%); Hai là môi trường, phổ biến nhất là việc ăn, uống quá nhiều chất đạm có nhân purin có trong cơ thể động vật (thịt thú rừng, da gà, lòng, giò heo, nạm bò, tim, gan, thận, não, xúc xích, lạp xường), hải, thủy sản (lươn, cá mòi, cá nục) hoặc uống nhiều bia, rượu (trừ rượu vang). Yếu tố này chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 90%). Khởi phát thường do uống quá nhiều rượu, ăn nhiều phủ tạng động vật hoặc thủy, hải sản. Thực chất thì nhân purin có trong các loại thực phẩm không trực tiếp gây hại mà chỉ trở thành độc chất khi chúng đi cùng với mỡ động vật, bởi vì chất béo làm cản trở bài xuất axít béo. Hai yếu tố làm giảm sự bài xuất acid uric - đó là uống ít nước (không đủ 1,5 lít/ngày) và nhịn tiểu (với nhiều lý do khác nhau). Hai yếu tố này thường gặp ở NCT vì họ lười hoặc ngại uống nước do lo sợ đi tiểu nhiều, nhất là ban đêm, gây mất ngủ và cũng vì vậy, họ thường nhịn tiểu. Càng nhịn tiểu, càng uống ít nước thì acid uric máu càng tăng. Do đó, một số người dù không ăn các loại thực phẩm chứa purin nhưng vẫn có chứng tăng acid uric máu. Ngoài ra, ở một số người có chỉ số acid uric máu tăng nhưng chưa rõ nguyên nhân như người bị bệnh tăng huyết áp, bệnh cường chức năng tuyến cận giáp hoặc có một số thuốc làm tăng acid uric máu (cyclosporin, pyrazinamid, ethambutol, liều thấp aspirin) hoặc ở người bị bệnh thận do nhiễm độc chì.
  2. Tăng acid uric máu gây bệnh gut. Acid uric máu khi tăng cao gây tác hại gì? Ở cơ thể người bình thường, sự chuyển hóa các chất có nhân purin tạo ra một lượng acid uric có tính chất hằng định ở trong máu (nam giới từ 180 - 420mmol/l, nữ giới từ 150 - 360mmol/l). Khi chỉ số acid uric máu tăng cao hơn bình thường được gọi là tăng acid uric máu. Như vậy, chứng tăng acid uric máu là do rối loạn chuyển hóa gây ra. Đứng hàng đầu trong chứng tăng acid uric máu là người đã và đang mắc bệnh gút. Khi bị bệnh gút thì chắc chắn có acid uric trong máu tăng. Tuy vậy, khi xét nghiệm thấy acid uric máu tăng thì chưa chắc là mắc bệnh gút (tất nhiên ngoài acid uric tăng thì bệnh gút còn có các triệu chứng khác, rất điển hình). Một số bệnh liên quan đến tăng acid uric máu như bệnh sỏi thận, suy thận mạn, bệnh đa u tủy xương, thiếu máu tan máu, bệnh bạch cầu (leucemia), dùng hóa chất gây độc tế bào trong điều trị bệnh ung thư, một số người tăng huyết áp hoặc bệnh đái tháo đường, béo phì, tăng mỡ máu. Tăng acid uric máu gây bất lợi cho sức khỏe nhưng với NCT thì càng bất lợi hơn, vì khi tăng acid uric máu, nếu chúng kết tủa và lắng đọng ở tim, mạch thì sẽ gây viêm mạch máu, xơ vữa động mạch gây thiểu năng mạch vành, đột quỵ hoặc gây viêm màng ngoài tim. Nếu kết tủa ở vùng đầu thì có thể gây viêm kết mạc, viêm mống mắt, viêm tuyến mang tai, viêm màng não. Nếu kết tủa ở vùng sinh dục, các tinh thể uric gây viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt. Theo một nghiên cứu tại Hà Lan, những bệnh nhân bị gút ở tuổi trung niên thường dễ bị tăng huyết áp (43%), tăng cholesterol máu (5%) và đái tháo đường (>50%). Vì thế, các chuyên gia về khớp có một nhìn nhận mới: bệnh gút là dấu hiệu sớm của các bệnh về tim, mạch.
  3. Phòng ngừa thế nào hiệu quả? Việc phòng chứng tăng acid uric máu đa số liên quan đến chế độ ăn, uống, trong đó các thực phẩm giàu purin là đáng quan tâm nhất. Vì vậy, những người đã từng có chứng tăng acid uric máu, nhất là có bệnh gút, cần ăn uống kiêng khem đúng mức. Không ăn các loại phủ tạng động vật như tim, gan, thận (bầu dục), lòng. Một số loại như da gà, vịt, ngan, ngỗng cũng nên hạn chế hoặc không ăn. Các loại thực phẩm như xúc xích, lạp sườn, thịt hun khói cũng nên hạn chế. Các loại hải, thủy sản cũng nên cân nhắc giữa điều lợi và bất lợi khi sử dụng với người có chứng tăng acid uric máu. Không nên uống rượu, bia (trừ rượu vang đỏ có thể sử dụng để khai vị khi thấy cần thiết); Uống đủ nước (1,5 - 2 lít/ngày), không nên nhịn tiểu... Việc điều trị chứng tăng mỡ máu trên bệnh nhân có bệnh gút là giảm đau và dùng thuốc tăng cường đào thải acid uric máu. ThS. Mai Hương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2