intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cảnh đẹp Sông Lam, núi Hồng: Sự hòa quyện nên thơ ở xứ Nghệ

Chia sẻ: Lê Nguyễn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

195
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xứ Nghệ không chỉ có điệu hò làm say lòng du khách mà vẻ đẹp thơ mộng, hùng vĩ của sông Lam, núi Hồng cũng làm cho các bậc tao nhân không thể cầm lòng. Theo quốc lộ 1 tới TP. Vinh, du khách sẽ bắt gặp cầu Bến Thủy sừng sững vắt qua đôi bờ một dòng sông rộng. Đó là sông Lam. Và phía bên kia cầu, ngay sát bờ sông là dãy núi Hồng Lĩnh trập trùng, kỳ vĩ như một bức trường thành. Núi Hồng, hay còn gọi là Hồng Lĩnh, dài khoảng 30km, rộng chừng 15km, chon...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cảnh đẹp Sông Lam, núi Hồng: Sự hòa quyện nên thơ ở xứ Nghệ

  1. Cảnh đẹp Sông Lam, núi Hồng: Sự hòa quyện nên thơ ở xứ Nghệ Xứ Nghệ không chỉ có điệu hò làm say lòng du khách mà vẻ đẹp thơ mộng, hùng vĩ của sông Lam, núi Hồng cũng làm cho các bậc tao nhân không thể cầm lòng. Theo quốc lộ 1 tới TP. Vinh, du khách sẽ bắt gặp cầu Bến Thủy sừng sững vắt qua đôi bờ một dòng sông rộng. Đó là sông Lam. Và phía bên kia cầu, ngay sát bờ sông là dãy núi Hồng Lĩnh trập trùng, kỳ vĩ như một bức trường thành. Núi Hồng, hay còn gọi là Hồng Lĩnh, dài khoảng 30km, rộng chừng 15km, chon von, nhấp nhô, vờn đuổi nhau theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Phía Bắc giáp với sông Lam, phía Nam có sông Nghèn, còn phía Đông Nam lan men ra biển. Tương truyền núi Hồng Lĩnh có 99 đỉnh, đỉnh cao nhất tới 678m. T ên các đỉnh núi ở đây được đặt theo hình dáng như: Thiên Tương, Ngũ Mã (hình 5 con ngựa), Sư Tử, Hàm Rồng, Lập Phong… nhưng cũng có đỉnh núi lại được đặt tên theo truyền thuyết hoặc tên các danh nhân như: Rú Cơm, Rú Cà, Hương Tích, Trần Soa… Núi Hồng có khá nhiều các khe suối. Suối ở đây không lớn, không sâu nhưng lại không bao giờ cạn nước. Nước trong vắt và chảy róc rách suốt năm này sang năm
  2. khác. Cũng chính bởi sự thanh bình và lãng mạn nơi đây nên người đời không quên đặt những cái tên rất đẹp cho các khe suối như: khe Hoa, khe Tượng, khe Hạ Vàng, khe Hoàng Ngưu… Không chỉ có núi non hùng vĩ và kỳ ảo, Hồng Lĩnh còn chứa đựng trong lòng những huyền thoại cổ tích mà bất cứ du khách nào dù lần đầu hay những lần đến tiếp sau vẫn muốn nghe. Chuyện kể rằng, có một ông khổng lồ (tên gọi là ông Đùng) đã gom nhặt tất cả những quả núi mọc lẻ ở vùng châu thổ sông Lam và sông La xếp thành dãy núi Hồng Lĩnh. Ông Đùng còn đào quặng sắt ở Hồng Lĩnh và bày cho dân các làng Vân Chàng - Minh Lương nghề rèn truyền lại cho đến đời nay. Cũng theo truyền thuyết, xưa kia khi Dương Vương mở nước đến vùng này, ông dạo chơi xem phong cảnh và đã chọn Hồng Lĩnh làm kinh đô. Tại đây, Dương Vương đã kết duyên cùng Thân Long và sinh ra Long Vương (Lạc Long Quân). Suốt mấy ngàn năm, Hồng Lĩnh đã tích tụ bao khí chất con người xứ Nghệ để trở thành biểu tượng của một vùng văn hóa. Giờ đây trên núi vẫn còn lưu giữ được những dấu ấn lịch sử, văn hóa có giá trị lớn, tiêu biểu là những ngôi chùa cổ: Hương Tích, Thiên Tượng, Chân Tiên. Dưới chân núi Hồng, sông Lam vẫn chảy miết qua bao năm tháng, trở th ành hình ảnh thơ mộng cả trong đời thực và thơ văn. Theo sách chép lại thì sông Lam còn có tên là sông Cả - con sông lớn nhất ở xứ Nghệ. Sông Lam có chiều dài khoảng 432km, phần cuối của sông Lam hợp lưu với sông La từ Núi Thành rồi đổ ra biển tại Cửa Hội. Con sông này cũng là sự hợp thành của những dòng sông mang tên Ngàn Sâu, Ngàn Phố từ các huyện Hương Khê, Hương Sơn đến bến Tam Soa.
  3. Theo con thuyền ngược dòng từ Cửa Hội, nhìn vào bờ Nam, du khách sẽ thấy làng cá nổi tiếng Hội Thống. Nhân dân ở đó tự hào với một ngôi đình dựng từ thế kỷ XVII được chạm trổ, điêu khắc thật tinh xảo. Ngược dòng sông Lam đi tiếp đến ngã ba Núi Thành sẽ bắt gặp một bãi đá ngầm lúc chìm, lúc nổi theo mực nước thủy triều. Bãi đá này có tên gọi là Phù Thạch. Bờ phía Nam nơi này đã từng một thời vang bóng bởi một thương cảng sầm uất. Cũng chính nơi đây đã từng là kinh đô kháng chiến của nhà Trần đầu thế kỷ XV, gắn liền với tên tuổi Nguyễn Biểu. Cả một vùng châu thổ phía Nam của dòng Lam Giang này từ xưa đã nổi tiếng là vùng đất học, thời nào cũng có nhiều người đỗ đạt, thành danh. Sông Lam, núi Hồng nay vẫn trập trùng, kỳ vĩ và thơ mộng, một mặt vẫn hướng ra biển Đông trấn giữ phong ba, và con người xứ Nghệ cũng vẫn thế - cần cù, hiếu học, khí phách kiên cường, hiên ngang.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2