intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cảnh giác với bệnh viêm loét giác mạc

Chia sẻ: Nuquai Nuquai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

121
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giác mạc là tổ chức mô liên kết, trong suốt, nằm phía trước con ngươi. Nó sẽ trở nên mờ đục, cản trở ánh sáng đi sâu vào bên trong vì một nguyên nhân nào đó - trong đó có bệnh viêm loét giác mạc. Giảm thị lực hoặc mù lòa là những hệ lụy tai hại nhất mà nó đem lại cho nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên đây là một bệnh có thể phòng tránh được cũng như điều trị có kết quả khả quan. Vậy viêm loét giác mạc là gì? Viêm loét giác mạc là bệnh phổ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cảnh giác với bệnh viêm loét giác mạc

  1. Cảnh giác với bệnh viêm loét giác mạc Giác mạc là tổ chức mô liên kết, trong suốt, nằm phía trước con ngươi. Nó sẽ trở nên mờ đục, cản trở ánh sáng đi sâu vào bên trong vì một nguyên nhân nào đó - trong đó có bệnh viêm loét giác mạc. Giảm thị lực hoặc mù lòa là những hệ lụy tai hại nhất mà nó đem lại cho nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên đây là một bệnh có thể phòng tránh được cũng như điều trị có kết quả khả quan.
  2. Vậy viêm loét giác mạc là gì? Viêm loét giác mạc là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh về mắt. Điều này có thể giải thích được vì giác mạc là bộ phận đầu tiên của mắt tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Những biểu hiện thường thấy ở bệnh là sợ ánh sáng, chảy nước mắt, giảm thị lực. Bệnh có tính chất cấp cứu vì luôn kèm theo đau nhức với nhiều mức độ khác nhau. Nên điều trị sớm vì nếu không sẽ để lại di chứng như giảm sút thị lực, đôi khi dẫn đến mù lòa. Nguyên nhân và hậu quả của bệnh viêm loét giác mạc? Viêm loét giác mạc thường xảy ra khi giác mạc bị nhiễm khuẩn và trầy xước. Giác mạc có thể bị nhiễm khuẩn do nhiều nguyên nhân: vi khuẩn, nấm, amíp, virut. Giác mạc bị trầy xước thường xảy ra sau chấn thương: do hạt thóc bắn vào, lá lúa, lá mía, cành cây quệt vào hoặc do bụi, côn trùng vào mắt, cũng có khi là mảnh kính vỡ, mảnh hàn bắn vào giác mạc. Ngoài những tác nhân bên ngoài thì cũng có những nguyên nhân nội tại gây ra viêm loét giác mạc như bệnh mắt hột,
  3. lông quặm không được điều trị, hở mi do liệt thần kinh VII, bệnh lý hốc mắt do Basedow. Viêm loét giác mạc cũng có thể xảy ra do những bất cẩn trong điều trị như dùng kính áp tròng không đúng cách, tự dùng thuốc nhỏ mắt không đúng chỉ định hoặc lạm dụng thuốc, đặc biệt là các thuốc nhỏ mắt có chứa prednisolon, dexamethason hay hydrocortison. Viêm loét giác mạc ngay cả khi điều trị tốt, nếu lành bệnh vẫn có thể để lại những di chứng: đó là các vết sẹo đục, trắng làm cho giác mạc mất tính trong suốt. Sẹo giác mạc mỏng hay dày, to hay nhỏ phụ thuộc tình trạng nặng nhẹ của bệnh. Sẹo mỏng, nông ít ảnh hưởng đến thị lực. Sẹo đục, dày, rộng không những làm thị lực mờ đi mà còn gây ra viêm nhiễm tái phát, đặc biệt khi cơ thể giảm sức đề kháng. Nhiều trường hợp viêm tái phát này tiến triển trầm trọng gây loét nặng, thậm chí thủng giác mạc. Tuy nhiên, việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp giảm hoặc ngăn ngừa được di chứng, cải thiện tốt thị lực. Phòng ngừa viêm loét giác mạc?
  4. Để phòng ngừa bệnh viêm loét giác mạc nên điều trị triệt để bệnh mắt hột, phòng ngừa tai nạn lao động, tránh dùng các phương pháp phản khoa học để điều trị các bệnh về mắt. Đối với trẻ em, cần giáo dục ý thức phòng bệnh cho các em, khuyên trẻ tránh các trò chơi nguy hiểm ảnh hưởng đến mắt. Khi có dị vật hoặc một chấn thương mắt xảy ra, đầu tiên ta nên nhúng mắt trong một ly nước sạch và nháy liên tục với hy vọng dị vật nhỏ sẽ rơi ra. Nếu mắt vẫn bị đỏ, ngứa, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, đau nhức phải đi khám tại cơ sở y tế, không nên điều trị theo kinh nghiệm, truyền miệng như dùng các loại lá cây, côn trùng đắp vào mắt sẽ rất nguy hiểm. Chú ý không nên băng kín mắt vì như thế sẽ làm cho mắt nóng, ẩm, bẩn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn. Có thể đeo kính mắt để bảo vệ, giảm kích ứng mắt. Không được tự ý dùng các thuốc nhỏ mắt có chứa prednisolon, dexamethason, hydrocortison khi chưa có sự thăm khám và chỉ định của thầy thuốc.
  5. Có thể tự nhỏ các loại kháng sinh như chloramphenicol (cloroxit) 0,4%, gentamycin 0,3%, tobramycin 0,3%. Nếu có đau nhức, uống kèm thuốc giảm đau như paracetamol. Sau đó bệnh nhân nên đến ngay các cơ sở chuyên khoa mắt có uy tín để khám và điều trị sớm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2