intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cao huyết áp ở trẻ

Chia sẻ: Nguyenthi Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

211
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đưa trẻ đi khám bệnh thường kỳ để bác sĩ theo dõi kịp thời huyết áp của trẻ. Cao huyết áp thường được xem là căn bệnh chỉ có ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, trẻ em cũng có thể bị cao huyết áp, thậm chí ở giai đoạn nhũ nhi. Điều này có thể khiến các bậc phụ huynh lo lắng, bởi cao huyết áp có thể không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và lối sống của bệnh nhân mà còn đe dọa tính mạng nếu không được điều trị. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cao huyết áp ở trẻ

  1. Cao huyết áp ở trẻ Nguồn: vietgioitinh.net Đưa trẻ đi khám bệnh thường kỳ để bác sĩ theo dõi kịp thời huyết áp của trẻ. Cao huyết áp thường được xem là căn bệnh chỉ có ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, trẻ em cũng có thể bị cao huyết áp, thậm chí ở giai đoạn nhũ nhi. Điều này có thể khiến các bậc phụ huynh lo lắng, bởi cao huyết áp có thể không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và lối sống của bệnh nhân mà còn đe dọa tính mạng nếu không được điều trị. Tại Mỹ, hơn 58 triệu người từ 6 tuổi trở lên bị cao huyết áp - nghĩa là cứ 5 người thì có 1 người mắc bệnh này. Trong số những người này, khoảng 1/3 đến 1/2 không biết mình bị cao huyết áp. Vấn đề ở đây là quan niệm lầm lẫn cho rằng cao huyết áp chỉ biểu hiện muộn, ở thời kì trưởng thành. Thậm chí đa số người lớn bị cao huyết áp không nghĩ rằng nguồn gốc của bệnh có thể có liên quan đến thời thơ ấu của họ. Họ cũng không suy nghĩ về những tác động nguy hiểm của cao huyết áp có thể ảnh hưởng đến con cái mình. Từ khi trẻ được 3 tuổi, việc đi khám sức khỏe đều đặn thông thường bao gồm việc đo huyết áp. Nhưng việc xác định một mức cao huyết áp đơn thuần, ít nhất qua các lần đo riêng biệt - lại hiếm khi được thực hiện, đặc biệt ở trẻ con. Cao huyết áp là gì? Cao huyết áp được định nghĩa là mức huyết áp tăng lên trên ngưỡng bình thường có thể gây tổn thương cho tim, não, thận và mắt. Huyết áp thay đổi từng lúc và chịu ảnh hưởng không chỉ bởi sự hoạt động và nghỉ ngơi mà còn do nhiệt độ, chế độ ăn, trạng thái xúc cảm, tư thế và thuốc men. Nhưng một cách chính xác thì huyết áp là áp lực mà máu cố gắng chống lại thành mạch khi tim bơm máu. Áp lực cao hơn khi tim co bóp và thấp hơn khi nó giãn; nhưng luôn có một áp lực nhất định trong động mạch. Áp huyết đó do 2 lực tạo ra - một do tim khi nó tống máu vào động mạch và xuyên suốt hệ tuần hoàn, một do dộng mạch tạo ra khi nó đề kháng lại dòng máu này. Người ta đo huyết áp, tính bằng milimet thủy ngân (mmHg), sử dụng một dụng cụ y khoa gọi là huyết áp kế. Một cái bao quấn được quấn vòng quanh cánh tay và được bơm lên để tạo áp lực. Khi bao quấn bị căng đầy, nó ép một động mạch lớn ở tay, ngăn dòng máu chảy trong một lúc. Huyết áp được đo khi không khí từ từ được xả ra, điều đó cho phép máu bắt đầu chảy qua động mạch trở lại khi áp huyết trong động mạch cao hơn áp lực trong bao quấn.
  2. Dùng ống nghe đặt trên động mạch giúp bác sĩ nghe được xung động đầu tiên khi máu chảy qua - đó là huyết áp tâm thu (hay huyết áp ở đỉnh của mỗi nhát bóp). Huyết áp tâm trương (huyết áp khi tim nghỉ ngơi giữa các nhát bóp) được ghi nhận khi âm thanh biến mất. Khi đọc một trị số huyết áp, số lớn hơn đại diện cho huyết áp tâm thu và số nhỏ hơn thể hiện huyết áp tâm trương. Ví dụ: 120/80 (120 trên 80) có nghĩa là huyết áp tâm thu là 120 và huyết áp tâm trương là 80. Huyết áp thấp hơn 120/80 được xem là bình thường đối với thiếu niên và người lớn. Mức huyết áp cao giới hạn tâm thu từ 120 đến 139 hoặc tâm trương từ 80 đến 89 cần được theo dõi sát. Trị số huyết áp bằng hay lớn hơn 140/90 được xem là cao và nên được đánh giá kĩ hơn và có thể điều trị. Khi đứa trẻ lớn, huyết áp của chúng tiếp tục tăng từ mức huyết áp tâm thu khoảng 90 ở tuổi nhũ nhi đến bằng trị số của người lớn ở tuổi vị thành niên. Ở trẻ em, huyết áp cao được định nghĩa khi huyết áp lớn hơn percentile thứ 95 theo tuổi, chiều cao và giới tính (nói cách khác, 95% trẻ em cùng tuổi, chiều cao và giới tính sẽ có huyết áp dưới trị số này). Trị số giữa percentile thứ 90 và 95 được xem là "bình thường cao" hay "giới hạn". Trẻ em có mức huyết áp lớn hơn percentile thứ 90 có khả năng bị cao huyết áp khi lớn gấp 3 lần so với trẻ có mức huyết áp trung bình. Người thầy thuốc sẽ lấy trung bình của ít nhất 3 lần đo khác nhau trước khi xác định có bị cao huyết áp hay không hoặc có nguy cơ bị cao huyết áp hay không. Điều quan trọng cần ghi nhớ là huyết áp khác nhau tùy mỗi người. Ví dụ, mức huyết áp được xem là bình thường với một phụ nữ có thể là cao với một bé gái. Nguyên nhân gây ra tăng huyết áp? Nguyên nhân gây tăng huyết áp đa dạng, tùy thuộc tuổi của trẻ. Tuổi càng nhỏ, cao huyết áp càng có khả năng hướng tới một bệnh lý đặc biệt. Trong đại đa số trường hợp ở tuổi thiếu nhi, nguyên nhân là bệnh lý của thận; mặc dù những bệnh khác như là dị dạng mạch máu hay rối loạn hormone cũng có thể là nguyên nhân của cao huyết áp. Một vài loại thuốc (như steroides hay thuốc ngừa thai) cũng có thể dẫn đến cao huyết áp. Ngay cả trẻ sơ sinh cũng có thể bị cao huyết áp. Nguyên nhân thường nhất của cao huyết áp ở trẻ sơ sinh là những biến chứng của sinh non như huyết khối trong động mạch thận hay loạn sản phế quản phổi. Nguyên nhân thường gặp khác ở trẻ sơ sinh là bất thường thận bẩm sinh và hẹp eo động mạch chủ - một khiếm khuyết bẩm sinh khá thường gặp biểu hiện là hẹp 1 phần động mạch chủ, động mạch chính đưa máu ra khỏi tim. Trẻ càng lớn càng nhiều khả năng bị cao huyết áp vô căn, huyết áp cao mà không nhận định được nguyên nhân. Cao huyết áp vô căn phát hiện chủ yếu ở tuổi thiếu niên và người lớn. Đa số thiếu niên cao huyết áp có cùng nguyên nhân như
  3. người lớn: tiền sử gia đình, chế độ ăn, căng thẳng, béo phì, thiếu luyện tập thường xuyên. Dùng quá nhiều rượu và chất gây nghiện cũng có thể gây huyết áp cao.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2