intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cao trào kháng Nhật cứu nước

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

232
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuối năm 1944–đầu năm 1945, bọn phát xít liên tiếp thất bại trên nhiều mặt trận. Tháng 8 năm 1944, thủ đô Pa ri được giải phóng. Chính phủ kháng chiến của tướng Đờ Gôn lên cầm quyền. Ở Đông Dương, lực lượng Pháp theo phái Đờ Gôn hoạt động ráo riết, đợi thời cơ lật đổ quân Nhật, giành lạị Đông Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cao trào kháng Nhật cứu nước

  1. Cao trào kháng Nhật cứu nước Cuối năm 1944–đầu năm 1945, bọn phát xít liên tiếp thất bại trên nhiều mặt trận. Tháng 8 năm 1944, thủ đô Pa ri được giải phóng. Chính phủ kháng chiến của tướng Đờ Gôn lên cầm quyền. Ở Đông Dương, lực lượng Pháp theo phái Đờ Gôn hoạt động ráo riết, đợi thời cơ lật đổ quân Nhật, giành lạị Đông Dương. Cuối năm 1944–đầu năm 1945, bọn phát xít liên tiếp thất bại trên nhiều mặt trận. Tháng 8 năm 1944, thủ đô Pa ri được giải phóng. Chính phủ kháng chiến của tướng Đờ Gôn lên cầm quyền. Ở Đông Dương, lực lượng Pháp theo phái Đờ Gôn
  2. hoạt động ráo riết, đợi thời cơ lật đổ quân Nhật, giành lạị Đông Dương. Biết rõ ý đồ của Pháp, Nhật ra tay trước. Tối 9-3-1945, Nhật tiến hành cuộc đảo chính lật đổ Pháp trên toàn Đông Dương. Cũng trong đêm đó. Hội nghị mở rộng Ban chấp hành Trung ương Đảng họp tại Đình Bảng (Bắc Ninh). Ngày 12-3, hội nghị ra chỉ thị Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta. Bản Chỉ thị đã vạch rõ cuộc đảo chính của Nhật đã tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, nhưng điều kiện cho một cuộc tổng khởi nghĩa chưa chín muồi, đối tượng của cách mạng đã thay đổi. Phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương. Do đó, khẩu hiệu "Đánh Pháp, đuổi Nhật" không còn thích hợp, được thay bằng khẩu hiệu "Đánh đuổi phát xít Nhật" và các hình thức đấu tranh cũng thay đổi "có thể bao gồm từ hình thức bất hợp tác, bãi công, bãi thị, cho đến những hình thức cao hơn như biểu tình thị uy vũ trang du kích...
  3. và sẵn sàng chuyển qua hình thức Tổng khởi nghĩa một khi có đủ điều kiện. Sau khi độc chiếm Đông Dương, phát xít Nhật liền thi hành chính sách mua chuộc, lừa bịp kết hợp với những chính sách đàn áp, khủng bố tàn bạo. Về chính trị, phát xít Nhật bày trò trao trả "độc lập" cho chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim nhưng vẫn giữ nguyên bộ máy cai trị của Pháp, thay người Nhật vào vị trí người Pháp. Các đảng phái chính trị thân Nhật nhân dịp mọc ra như "nhím gặp mưa rào". Phát xít Nhật sử dụng bộ máy tuyên truyền đồ sộ để quảng bá cho tinh thần bài Pháp, sợ Nhật, phục Nhật. Mặt khác, chúng huy động lực lượng quân sự tấn công vào các chiến khu, các cơ sở cách mạng. Về kinh tế, chúng chiếm các cơ sở kinh tế của Pháp, in giấy bạc tung ra thị trường, vơ vét nguyên liệu, hàng hóa, lương thực và trắng trợn tước đoạt tài sản của nhân dân ta ; làm cho nền kinh tế của ta bị kiệt
  4. quệ, cuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân điêu đứng, cùng quẫn. Giá gạo ở Bắc Kỳ vào tháng 10-1944 còn là 1150 đồng/ tạ, thì đến tháng 2-1945 đã là 1.000 đồng/ tạ. Tĩnh trạng đó đã dẫn đến nạn đói khủng khiếp năm 1945, làm chết gần 2 triệu người. Trước thực trạng đó, Đảng đã đề ra khẩu hiệu "Phá kho thóc, giải quyết nạn đói và coi đó là khẩu hiệu chính để phát động phong trào chống Nhật cứu nước, đáp ứng nguyện vọng khẩn thiết của nhân dân, nên khẩu hiệu có tính chất kinh tế ấy đã dấy lên một cao trào chính trị sâu rộng chưa từng thấy. Hàng vạn quần chúng đói khổ xuống đường, xông vào các kho thóc của giặc Nhật. Từ cao trào đó nhiều địa phương đã giành được chính quyền. Phong trào diễn ra sôi nổi ở các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Trung Bộ nơi đã diễn ra nạn đói. Đồng thời với phong trào phá kho thóc của Nhật cứu đói, làn sóng khởi nghĩa từng phần dâng cao, cuốn
  5. trôi chính quyền địch ở nhiều địa phương. Sau ngay Nhật đảo chính Pháp, Việt Minh đã lãnh đạo quần chúng nổi dậy ở Hiệp Hoà (Bắc Giang), Tiên Du (Bắc Ninh), Bàn Yên Nhân (Hưng Yên). Ở Quảng Ngãi, tù chính trị nhà giam Ba Tơ đã khởi nghĩa, lập chiến khu. Tại Việt Bắc, Giải phóng quân và Cứu quốc quân đẩy mạnh chiến tranh du kích, đánh chiếm nhiều đồn bốt, giải phóng nhiều vùng, mở rộng địa bàn hoạt động. Tình hình diễn biến hết sức mau lẹ, có lợi cho phía cách mạng. Giữa tháng 4- 1945, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ họp tại Hiệp Hòa (Bắc Giang). Hội nghị đặt nhiệm vụ quân sự lên trên tất cả các nhiệm vụ quan trọng và cần kíp lúc này, quyết định phát triển lực lượng vũ trang, thống nhất các lực lực lượng vũ trang đã có thành Việt Nam Giải phóng quân, xây dựng các chiến khu kháng Nhật và cử ra ủy ban quân sự cách mạng Bắc Kỳ.
  6. Ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị tổ chức Ủy ban dân tộc giải phóng các cấp. Cấp cao nhất gọi là ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam. Ngày 15-5-1945, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân được thống nhất thành Việt Nam Giải phóng quân. Ngày 4-6-1945, khu giải phóng gồm 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn,Lạng Sơn, Hà Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang ra đời. Tân Trào (Tuyên Quang) được chọn làm Thủ đô khu giải phóng.Trong khu giải phóng, các ủy ban nhân dân cách mạng do dân cử ra đã thi hành 10 chính sách của Việt Minh nhằm xây dựng khu giải phóng thành căn cứ vững mạnh về chính trị, quân sự, kinh tế văn hóa, làm bàn đạp giải phóng toàn quốc. Các chiến khu khác như chiến khu Vần - Hiền Lương (Yên Bái, Phú Thọ), chiến khu Trần Hưng Đạo (Đông Triều, Quảng Ninh) v.v... lần lượt ra đời.
  7. Hoảng sợ trước sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của cách mạng, xít Nhật điên cuồng mở các cuộc càn quét, tiến công vào các vùng giải phóng. Quân giải phóng, các đội tự vệ, du kích đã đánh trả quyết liệt, bảo vệ căn cứ địa cách mạng, tiêu biểu là các trận đánh bảo vệ chiến khu Vần- Hiền Lương và chiến khu Trần Hưng Đạo. Tại các đô thị, phong trào đấu tranh của công nhân, học sinh, viên chức tiểu tư sản dâng cao. Tổ chức công nhân cứu quốc được xây dựng ở nhiều xí nghiệp. Cao trào kháng Nhật cứu nước sôi sục trên cả nước. Tình thế cách mạng trực tiếp đang tới gần . Nguồn:Nguyễn Quang Ngọc 2006, Chương X – Việt Nam trong những năm 1930-1945, Tiến trình Lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Giáo Dục, Tr.292-294.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2