CAO TRÀO VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ,CHỐNG PHÁT XÍT VÀ CHIẾN TRANH, ĐÒI TỰ DO, CƠM ÁO, HOÀ BÌNH (1936-1939)_1
lượt xem 8
download
Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam-Bài 2 Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 và nguy cơ một cuộc khủng hoảng kinh tế mới làm cho mâu thuẫn xã hội ở các nước tư bản chủ nghĩa thêm sâu sắc
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CAO TRÀO VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ,CHỐNG PHÁT XÍT VÀ CHIẾN TRANH, ĐÒI TỰ DO, CƠM ÁO, HOÀ BÌNH (1936-1939)_1
- Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam-Bài 2 CAO TRÀO VẬN ĐỘNG DÂN CHỦCHỐNG PHÁT XÍT VÀ CHIẾN TRANH, ĐÒI TỰ DO, CƠM ÁO, HOÀ BÌNH (1936-1939) 1. Đảng chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 và nguy cơ một cuộc khủng hoảng kinh tế mới làm cho mâu thuẫn xã hội ở các nước tư bản chủ nghĩa thêm sâu sắc. Các đế quốc Đức, Ý, Nhật thiết lập chế độ phát xít, chuẩn bị chiến tranh để chia lại thế giới và từ năm 1935 tiến hành xâm lược một số nước. Mâu thuẫn giữa phát xít Đức, Ý, Nhật và Anh, Pháp, Mỹ trở nên rất gay gắt. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với Liên Xô - lúc này đã trở thành một nước xã hội chủ nghĩa vững mạnh, cũng rất sâu sắc. Phong trào đấu tranh chống phát xít, chống chiến tranh nổi lên ở nhiều nước. Tháng 7-1935, Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản được triệu tập ở Mátxcơva. Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương do đồng chí Lê
- Hồng Phong dẫn đầu tham dự Đại hội. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc đang học tập và nghiên cứu ở Trường Quốc tế Lênin ở Mátxcơva cũng được mời dự Đại hội. Đại hội xác định kẻ thù trước mắt của nhân dân thế giới lúc này không phải là chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa phát xít; nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân chưa phải là đấu tranh đánh đổ toàn bộ chủ nghĩa tư bản mà là đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh, giành dân chủ và hoà bình, bảo vệ Liên Xô. Để thực hiện nhiệm vụ ấy, cần thực hiện Mặt trận thống nhất của giai cấp công nhân và thiết lập Mặt trận nhân dân rộng rãi chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, hoà bình và cải thiện đời sống. Đại hội VII đã bầu ra Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản do đồng chí G.Đimitrốp làm Tổng Bí thư, đồng chí Lê Hồng Phong được bầu làm Uỷ viên Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản. Thực hiện sự chuyển hướng về chiến lược cách mạng của Quốc tế Cộng sản, các Đảng Cộng sản ra sức vận động thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi chống phát xít. Ở Pháp, Mặt trận nhân dân chống phát xít được thành lập do Đảng Cộng sản Pháp làm nòng cốt đã giành thắng lợi trong cuộc tuyển cử tháng 4-1936, thành lập Chính phủ phái tả gồm những người thuộc Đảng Xã hội và Đảng Cấp tiến do lãnh tụ Đảng Xã hội Lêông
- Blum làm thủ tướng. Đối với các nước thuộc địa, cương lĩnh của Mặt trận nhân dân Pháp (khi ấy gọi là Mặt trận bình dân) nêu ra việc thả tù chính trị, cử các phái đoàn điều tra tình hình thuộc địa, đặc biệt là Bắc Phi và Đông Dương, thi hành một số cải cách xã hội cho giới lao động. Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản và Mặt trận nhân dân Pháp có ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào cách mạng ở Đông Dương. Trong thời gian này, do chính sách tăng cường bóc lột, áp bức của thực dân Pháp và do khủng hoảng kinh tế, cuộc sống của các giai cấp và tầng lớp nhân dân, kể cả tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ rất khó khăn. Nguyện vọng bức thiết của nhân dân là đòi được quyền sống, quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình. Quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản, đáp ứng nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, căn cứ vào tình hình lực lượng so sánh giữa cách mạng và phản cách mạng, tháng 7-1936, Ban lãnh đạo của Đảng họp tại Thượng Hải (Trung Quốc) đã kịp thời chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, định ra đường lối, phương pháp tổ chức và đấu tranh trong thời kỳ mới (Sau Đại hội lần thứ nhất của Đảng, 8 đồng chí Uỷ viên Trung ương bị địch bắt, công tác của Ban Chấp hành Trung ương do Ban chỉ huy ở ngoài đảm nhiệm. Đồng chí Hà Huy Tập - Trưởng Ban chỉ huy ở ngoài kiêm chức Tổng Bí thư Đảng đến tháng 3-1938 -TG).
- Nội dung cơ bản của Nghị quyết Hội nghị được thể hiện trong tài liệu Chung quanh vấn đề chính sách mới, xuất bản ngày 30-10-1936. Hội nghị khẳng định mục tiêu chiến lược vẫn là chống đế quốc và chống phong kiến, giành độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho dân cày; song mục tiêu trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình. Hội nghị quyết định lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế, bao gồm các giai cấp, đảng phái, dân tộc, đoàn thể chính trị, xã hội và tôn giáo khác nhau, với nòng cốt là liên minh công nông. Hội nghị nêu khẩu hiệu ủng hộ Mặt trận nhân dân Pháp để phối hợp với Đảng Cộng sản và nhân dân lao động Pháp chống phát xít và phản động thuộc địa, đồng thời nêu khẩu hiệu ủng hộ chính phủ Lêông Blum nhằm đòi thực hiện các yêu cầu dân chủ cho nhân dân Đông Dương. Hội nghị chủ trương chuyển hình thức tổ chức bí mật, không hợp pháp sang hình thức tổ chức công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp nhằm tập hợp quần chúng rộng rãi, giáo dục và lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Để giữ vững sự lãnh đạo đối với các hình thức tổ chức và đấu tranh công khai, hợp pháp, Đảng cần phải củng cố tổ chức bí mật của Đảng. Hội nghị tháng 7-1936 đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể trước mắt của cách mạng, các mối
- quan hệ giữa liên minh công nông và mặt trận đoàn kết dân tộc rộng rãi, giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, giữa phong trào cách mạng Đông Dương và phong trào cách mạng ở Pháp và trên thế giới; đề ra các hình thức tổ chức và đấu tranh linh hoạt thích hợp nhằm hướng dẫn quần chúng đấu tranh giành quyền lợi hàng ngày, chuẩn bị cho những cuộc đấu tranh cao hơn vì độc lập và tự do. Nghị quyết Hội nghị đánh dấu một bước trưởng thành của Đảng về chính trị và tư tưởng, thể hiện bản lĩnh, tinh thần độc lập, sáng tạo của Đảng, mở ra một cao trào cách mạng mới trong cả nước. 2. Đấu tranh đòi triệu tập Đại hội Đông Dương và đòi các quyền dân chủ, dân sinh Mở đầu cao trào đấu tranh là phong trào Đại hội Đông Dương. Nhân cơ hội Quốc hội Pháp quyết định cử phái đoàn điều tra sang Đông Dương, Đảng chủ trương vận động và tổ chức nhân dân ở tất cả các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, công sở, trường học, khu phố, làng xã hội họp bàn về các yêu cầu tự do, dân chủ, dân sinh, thảo ra các bản dân nguyện để gửi cho phái đoàn điều tra Pháp; tiến tới tổ chức Đông Dương Đại hội. Để hướng dẫn các hoạt động của quần chúng, Đảng nêu ra các yêu cầu về tự do, dân chủ chủ yếu như: các quyền tự do về ngôn luận, hội họp,
- tổ chức và đi lại; trả tự do cho các tù chính trị; thực hành luật lao động ngày làm 8 giờ và định lương tối thiểu, bỏ thuế thân và giảm các thuế khác, bắt buộc học tiếng Việt tại các trường; nam nữ bình đẳng... Đảng kêu gọi thành lập các uỷ ban hành động từ thành thị đến nông thôn để vận động quần chúng bầu cử đại biểu tham dự Đại hội Đông Dương. Tháng 8-1936, Uỷ ban trù bị Đại hội Đông Dương được thành lập. Để đối phó lại, chính quyền thực dân dùng thủ đoạn cho một số người trong Đảng Lập hiến ở Nam Kỳ, trong hai Viện dân biểu ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ tổ chức các cuộc họp gồm những đại diện cho tư sản, địa chủ, trí thức để thảo ra các bản "dân nguyện" theo chỉ đạo của chúng hòng hạn chế phong trào đấu tranh của quần chúng lao động, song thủ đoạn đó đã bị vạch trần và thất bại. Cuối cùng chính quyền thực dân chuyển sang các hành động đàn áp, ra lệnh giải tán các uỷ ban hành động, cấm tất cả các cuộc họp của nhân dân, cho tay sai và khuyến khích bọn tờrốtkít xuyên tạc chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương, vu cáo những người cộng sản. Do sức mạnh đấu tranh của quần chúng, tháng 10-1936, thực dân Pháp phải đưa ra một số quy định về quyền lợi cho công nhân và lao động làm thuê như ngày làm 8 giờ, nghỉ ngày chủ nhật và hàng năm nghỉ 10 ngày có lương;
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CAO TRÀO VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ,CHỐNG PHÁT XÍT VÀ CHIẾN TRANH, ĐÒI TỰ DO, CƠM ÁO, HOÀ BÌNH (1936-1939)_2
6 p | 80 | 8
-
CAO TRÀO VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ,CHỐNG PHÁT XÍT VÀ CHIẾN TRANH, ĐÒI TỰ DO, CƠM ÁO, HOÀ BÌNH (1936-1939)_3
6 p | 97 | 7
-
Giá trị nhân văn cao đẹp trong lời kêu gọi thi đua Ái Quốc với nhiệm vụ giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên hiện nay
4 p | 54 | 5
-
Hoa Kỳ với sự sụp đổ chế độ Ngô Đình Diệm (11-1963)
9 p | 49 | 4
-
Toàn tập về Văn kiện Đảng (1949) - Tập 10
226 p | 30 | 4
-
Hoạt động đối ngoại của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1965-1975)
3 p | 12 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Ninh - Tập 1 (1928-1945): Phần 2
124 p | 7 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn