Cấp cứu người bị đuối nước
lượt xem 2
download
Khi bị đuối nước, nếu bệnh nhân được sơ cứu kịp thời, tích cực và đúng phương pháp sẽ có khả năng được cứu sống, nếu ngược lại thì khả năng tử vong rất cao hoặc có thể để lại di chứng tổn thương não nặng nề. Bài viết trình bày được cơ chế bệnh sinh đuối nước, trình tự các giai đoạn cấp cứu người bị đuối nước, nắm được tầm quan trọng của cấp cứu tối khẩn cấp NTP do đuối nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cấp cứu người bị đuối nước
- BÀI 5 CẤP CỨU NGƯỜI BỊ ĐUỐI NƯỚC PGS.TS. Mai Xuân Hiên Mục tiêu - Trình bày được cơ chế bệnh sinh đuối nước. - Trình bày được trình tự các giai đoạn cấp cứu người bị đuối nước. - Nắm được tầm quan trọng của cấp cứu tối khẩn cấp NTP do đuối nước. 1. ĐẠI CƯƠNG Khi bị đuối nước, nếu bệnh nhân được sơ cứu kịp thời, tích cực và đúng phương pháp sẽ có khả năng được cứu sống, nếu ngược lại thì khả năng tử vong rất cao hoặc có thể để lại di chứng tổn thương não nặng nề. Tế bào não là tế bào đặc biệt trong cơ thể, khi đã tổn thương thì không tái tạo và bù đắp như các tế bào khác. Trong điều kiện bình thường khả năng chịu đựng thiếu oxy của não tối đa khoảng 5 phút, do vậy khả năng cứu sống được bệnh nhân ngừng tim phụ thuộc chủ yếu vào khả năng và kỹ năng cấp cứu của kíp cấp cứu tại chỗ. Sốc điện cấp cứu phá rung thất sẽ có hiệu quả nhất nếu được thực hiện ngay trong vòng 5 phút đầu tiên sau ngừng tim. Cấp cứu ngừng tim phổi kết hợp với sốc điện sớm trong vòng 3 đến 5 phút đầu tiên sau khi ngừng tim phổi có thể đạt tỷ lệ cứu sống lên đến 50 - 75%. 1.1. Cơ chế bệnh sinh Đuối nước là một dạng của ngạt, do nước bị hít vào phổi, hoặc tắc đường thở do co thắt thanh quản khi nạn nhân ở trong nước. Đây là một tai nạn hay gặp, xảy ra trong khi bơi, đi thuyền và trong các hoạt động dưới nước. Tuy nhiên, cũng có thể xảy ra tại nhà như trong bồn nước, chum vại, rãnh nước,... Khi bị ngạt nước, nạn nhân bị ngừng thở, tim đập chậm lại do phản xạ. Tình trạng ngừng thở tiếp tục dẫn đến thiếu ôxy máu, gây tăng nhịp tim, huyết áp. Nếu ngừng thở tiếp tục kéo dài trong khoảng từ 20 giây đến 2 - 5 phút (tùy thuộc từng nạn nhân) thì đạt đến ngưỡng và nhịp thở lại xuất hiện khiến cho nước bị hít vào gây co thắt thanh quản tức thì, xuất hiện cơn ngừng thở lần 2, sau đó là các nhịp thở bắt buộc khiến cho nước, dị vật bị hít vào phổi. Hậu quả là nhịp tim chậm dần lại, rối loạn nhịp, ngừng tim và tử vong. 63
- 1.2. Thời điểm vàng cấp cứu đuối nước Để cứu sống nạn nhân ngạt nước phải ngăn chặn kịp thời các tiến trình trên, tốt nhất là ngay từ khi có cơn ngừng thở đầu tiên tức là trong vòng 1- 4 phút đầu tiên khi bị chìm trong nước, đồng thời xử lý tốt các chấn thương kèm theo (đặc biệt là chấn thương đầu cổ và cột sống). 2. BIỆN PHÁP CẤP CỨU 2.1. Đưa nạn nhân ra khỏi nước Vệc làm đầu tiên cần đưa nạn nhân ra khỏi nước với mục đích là giải phóng đường thở và cung cấp ôxy cho nạn nhân. - Nếu nạn nhân còn tỉnh giãy giụa dưới nước, ném cho nạn nhân một cái phao, một khúc gỗ, hoặc một sợi dây để giúp họ lên bờ. Không nên nhảy xuống nước nếu không biết bơi, hoặc không được huấn luyện cách đưa người đuối nước còn tỉnh lên bờ. Vì nạn nhân lúc này trong tình trạng hoảng loạn, dễ níu chặt lấy bất cứ thứ gì với được, kể cả người cứu nạn. Khi cấp cứu nạn nhân ngay ở dưới nước cần phải nâng đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước, có động tác để giúp cho nạn nhân trấn tĩnh và thở. - Nếu nạn nhân bất tỉnh dưới nước (chỉ xuống cứu khi người cứu biết bơi). Nếu không thì gọi người hỗ trợ hoặc dùng thuyền nếu có để ra cứu. Hình 1. Tư thế đưa người bị đuối nước lên khỏi mặt nước, kê cao đầu. 2.2. Biện pháp cấp cứu ngừng tim phổi cơ bản (C, A, B) - Nguyên tắc cấp cứu: Tại chỗ, khẩn trương, đúng kỹ thuật, trách nhiệm và kiên trì. - Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh nhân ngừng tim phổi. + Mất ý thức + Ngừng thở + Không bắt được mạch lớn (sờ mạch quay ,mạch bẹn không có trong 10 giây). 64
- Chẩn đoán xác định ngay trạng thái ngừng tim phổi và phải tiến hành theo các bước sau: Hình 2. Các mắt xích thiết yếu cấp cứu ban đầu - Kỹ thuật ép tim (C - Chest Compression) Nếu có 1 người cấp cứu cần tiến hành ép tim/thổi ngạt theo tỷ lệ 30/2 cho bất kỳ nạn nhân ở độ tuổi nào. Luôn bắt đầu bằng ép tim trước. Hạn chế tối đa việc dừng ép tim. Hình 3. Hình ảnh ép tim ngoài lồng ngực - Nếu có hai người cấp cứu thì: ép tim 15 lần, thổi ngạt 1-2 lần và xoay vòng vai trò ép tim, thổi ngạt. Hình 4. Kỹ thuật ép tim-thổi ngạt hai người. 65
- - Kỹ thuật khai thông đường hô hấp (A - Airway) + Kỹ thuật ấn trán - nâng cằm: dùng lòng bàn tay lên trán và ấn ra sau làm ngửa đầu bệnh nhân, dùng tay còn lại nhấc hàm dưới lên đưa cằm ra trước. + Kỹ thuật đẩy hàm dưới: chỉ sử dụng kỹ thuật này khi nghi ngờ có chấn thương cột sống cổ vì ít làm cột sống cổ di chuyển. - Kỹ thuật thổi ngạt (B - Breathing) - Sử dụng các dụng cụ bảo vệ cá nhân (màng lọc thổi ngạt, mặt nạ thổi ngạt) để tiến hành thổi ngạt cho nạn nhân ngừng tuần hoàn khi tiến hành cấp cứu có một người. Các mặt nạ này có van 1 chiều có tác dụng hướng dòng khí thở ra, máu và dịch tiết của nạn nhân không bắn vào mặt người cấp cứu. - Trong điều kiện không sẵn có trang thiết bị thì vẫn tiến hành thổi ngạt theo kiểu truyền thống là thổi ngạt miệng - miệng hoặc miệng - mũi. 2.3. Cấp cứu ngừng tim phổi nâng cao (Advanced Life Support-ALS) Khác với cấp cứu tim phổi cơ bản, cấp cứu ngừng tim phổi nâng cao chỉ được thực hiện với kíp cấp cứu đã được đào tạo chuyên khoa và sử dụng tốt các biện pháp hồi sức hiện đại. Ghi điện tim sớm ngay khi có thể và sốc điện ngay nếu có chỉ định: Nhanh chóng ghi điện tim và theo dõi điện tim trên máy monitoring. Nhận định 3 dạng ngừng tim: rung thất/nhịp nhanh thất, vô tâm thu, phân ly điện cơ. 2.3.1. Ép tim ngoài lồng ngực (C – Chest Compression) Duy trì hoặc tiến hành ép tim ngay, hạn chế tối đa gián đoạn việc ép tim cho đến khi tim đập trở lại. 2.3.2. Thiết lập đường thở nâng cao (A - Airway) Đặt thiết bị kiểm soát đường thở như mask thanh quản hoặc đặt ống nội khí quản. Đặt ống nội khí quản là phương pháp kiểm soát đường thở hữu hiệu nhất trong cấp cứu ngừng tim phổi, cho phép vừa thông khí nhân tạo với một nồng độ oxy cao vừa có thể dùng thuốc adrenaline qua ống nội khí quản . 2.3.3. Thông khí nhân tạo (B - Breathing) Thông khí nhân tạo bằng 1 bóng cao su hoặc bằng máy thở nối với ống nội khí quản (NKQ). Bóp bóng với tốc độ 6 giây một lần (10 nhịp trong 1 phút). Nếu dùng máy thở thì chỉnh tần số thở 10 lần/phút và thể tích khí lưu thông (Vt =10ml/kg). 2.3.4. Phá rung thất - Tiến hành phá rung thất càng sớm càng tốt. - Cần ghi điện tim, hoặc lắp máy monitor theo dõi nhịp tim để biết ngừng tim phổi có thể phá rung là trạng thái rung thất và nhanh thất vô mạch hay không thể phá rung với vô tâm thu hay phân ly điện cơ. 66
- - Mục đích của việc phá rung là khử cực một lượng đáng kể các tế bào cơ tim đủ để cho phép lập lại một hoạt động điện phối hợp đồng bộ của cơ tim. Nếu sử dụng một năng lượng quá thấp sẽ không đạt hiệu quả và ngược lại, một năng lượng quá cao có thể làm tổn thương cơ tim làm cho tim khó có thể hồi phục trở lại. - Phá rung thất 300-360J với máy một pha hoặc 120-200J máy hai pha, thực hiện ngay 5 chu kỳ ép tim thổi ngạt (30/2), sau đó đánh giá nhịp. Nếu là nhịp có thể sốc được thì nhắc lại phá rung thất và 5 chu kỳ ép tim thổi ngạt (30/2) và/ hoặc adrenalin 1mg mỗi 3-5 phút. Đánh giá lại nhịp, nếu vẫn là nhịp có thể sốc điện thì nhắc lại sốc điện và tiến hành chu kỳ ép tim thổi ngạt (30/2). 3.THEO DÕI CHĂM SÓC NẠN NHÂN SAU KHI ĐUỐI NƯỚC 3.1. Phát hiện và xử lý phù phổi cấp sau khi đuối nước Sau sơ cứu ban đầu người bị đuối nước đã tỉnh lại, cần được đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra, mục đích xem nạn nhân có bị phù phổi cấp sau khi đuối nước, hay còn được gọi là “chết đuối trên cạn” hay không. Một người đã hít phải nước thì có thể có các triệu chứng của phù phổi cấp như: - Khó thở. - Đau ngực hoặc ho. - Thay đổi đột ngột hành vi, người mệt mỏi. Những dấu hiệu này không dễ dàng phát hiện, đặc biệt ở trẻ nhỏ mà bình thường chúng có thể khó chịu. Nếu để lâu, nguy cơ tử vong sẽ cao nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời. 3.2. Những sai lầm cần tránh Nhiều người thường có thói quen dốc ngược nạn nhân, vác lên vai rồi chạy, đây là hành động hoàn toàn sai vì thứ nhất, nó làm mất thời gian quý giá để hô hấp nhân tạo cứu sống bệnh nhân. Thứ 2 là khi ngạt nước thực ra nước ở trong phổi không nhiều như mọi người nghĩ, nó sẽ được tống ra ngoài khi ta hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực và khi bệnh nhân thở trở lại. Phải cấp cứu tại chỗ. Không được vận chuyển nạn nhân tới bệnh viện ngay sau khi xẩy ra. Vận chuyển sẽ làm mất thời gian cứu nạn nhân, gây ra di chứng não sau này nếu bệnh nhân còn sống. Điều này là do thiếu ôxy ở các tổ chức trong một thời gian dài, đặc biệt là não. 67
- 4. DỰ PHÒNG ĐUỐI NƯỚC Thân nhiệt của chúng ta trung bình là 370C. Nếu bạn đột ngột nhảy xuống dòng nước lạnh, thân nhiệt bị thay đổi bất ngờ, sẽ rất dễ bị chuột rút, đặc biệt là trong tiết trời nắng nóng mùa hè. Khi đã bị chuột rút thì nguy cơ đuối nước rất cao. Do vậy, sau khi chạy ngoài nắng, cần ngồi trong bóng mát khoảng vài phút, sau đó tắm trên bờ rồi mới nhảy xuống hồ bơi. Vận động trước khi bơi hoặc vận động cho cơ thể quen dần với nhiệt độ nước bằng cách nhúng tay, chân trước rồi đến thân mình, không đột ngột nhảy xuống hồ để tránh cơ thể bị sốc nhiệt. Ðối với trẻ lớn và người lớn không nên nhảy xuống vùng nước mà không biết nơi đó nông hay sâu, có lối thoát khi gặp nguy hiểm hay không. Không ăn no, không uống rượu trước khi xuống nước; Ðối với trẻ nhỏ: trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên và không được rời mắt để làm công việc khác. Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nếu bắt buộc phải có (như vùng phải tích trữ nước ngọt để dùng) nên đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được. Câu hỏi trắc nghiệm 1. Cơ chế bệnh sinh của đuối nước? Đuối nước là một dạng của ngạt, do nước bị hít vào phổi, hoặc tắc đường thở do co thắt thanh quản khi nạn nhân ở trong nước. Đuối nước là một dạng của ngạt, do nước bị hít vào phổi, khi nạn nhân ở trong nước. A. Đuối nước là một dạng của ngạt, do nước bị hít vào phổi, dạ dày. 2. Biện pháp cấp cứu bệnh nhân bị đuối nước trong trường hợp bệnh nhân còn tỉnh phải tiến hành như thế nào ?. A. Nếu nạn nhân còn tỉnh giãy giụa dưới nước, ném cho nạn nhân một cái phao, một khúc gỗ, hoặc một sợi dây để giúp họ lên bờ. B. Nếu nạn nhân còn tỉnh giãy giụa dưới nước, người cứu nạn biết bơi nhảy xuống nước đưa người đuối nước còn tỉnh lên bờ. C. Nếu nạn nhân còn tỉnh giãy giụa dưới nước, người cứu nạn không biết bơi cũng nhảy xuống nước đưa người đuối nước còn tỉnh lên bờ. 3. Biện pháp cấp cứu bệnh nhân bị đuối nước trong trường hợp bệnh nhân không tỉnh phải tiến hành như thế nào ? A. Nếu nạn nhân bất tỉnh dưới nước người cứu nạn ném cho nạn nhân một cái phao, một khúc gỗ, hoặc một sợi dây để giúp họ lên bờ. 68
- B. Nếu nạn nhân bất tỉnh dưới nước người cứu nạn không biết bơi cũng nhảy xuống nước đưa người đuối nước lên bờ. C. Nếu nạn nhân bất tỉnh dưới nước (chỉ xuống cứu khi người cứu biết bơi). Nếu không thì gọi người hỗ trợ hoặc dùng thuyền nếu có để ra cứu. 4. Biện pháp cấp cứu nạn nhân đuối nước ngừng tim phổi như thế nào? A. Thực hiện biện pháp cấp cứu ngừng tim phổi cơ bản (C, A, B) theo nguyên tắc cấp cứu: Tại chỗ, khẩn trương, đúng kỹ thuật, trách nhiệm và kiên trì. B. Dốc ngược nạn nhân, vác lên vai rồi chạy cho nước thoát ra rồi mới cấp cứu ngừng tim phổi. C. Nhanh chóng vận chuyển nạn nhân về cơ sở y tế nơi gần nhất. 5. Biện pháp cấp cứu cơ bản khi có nạn nhân bị đuối nước? A. Nếu nạn nhân ngừng tim phổi phải nhanh chóng cấp cứu theo trình tự C-A-B. B. Nếu nạn nhân ngừng tim phổi phải nhanh chóng cấp cứu theo trình tự A-B -C C. Nếu nạn nhân ngừng tim phổi phải nhanh chóng cấp cứu theo trình tự B-A-C. 6. Tiến hành ép tim ngoài lồng ngực với tần số bao nhiêu lần/phút A. Ép tim với tần sô số 60-80 lần/ 1 phút. B.Tiến hành ép tim ngoài lồng ngực với tần số 100-120 lần/phút C. Tiến hành ép tim ngoài lồng ngực với tần số 120-150 lần/phút 7. Thổi ngạt theo phương pháp gì ? A. Thổi ngạt kiểu miệng - miệng hoặc miệng - mũi, 30 lần ép tim 2 lần thổi ngạt. B. Thổi ngạt kiểu miệng - miệng hoặc miệng - mũi, 15 lần ép tim 2 lần thổi ngạt. C. Thổi ngạt kiểu miệng - miệng hoặc miệng - mũi, 15 lần ép tim 1 lần thổi ngạt. 8. Theo dõi và chăm sóc bệnh nhân sau khi đuối nước như thế nào? A. Sau sơ cứu ban đầu người bị đuối nước đã tỉnh lại, đưa đến cơ sở y tế để chờ tỉnh hoàn toàn. B. Sau sơ cứu ban đầu người bị đuối nước đã tỉnh lại, cần được đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra, mục đích xem nạn nhân có bị phù phổi cấp sau khi đuối nước. C. Cho bệnh nhân về nhà. 9. Một người đã hít phải nước thì có thể có các triệu chứng như: Khó thở. Đau ngực hoặc ho. Thay đổi đột ngột hành vi, người mệt mỏi. Đây là bệnh lý gì? A. Thiếu ô xy não. B. Phù phổ cấp. C. Ứ nước ở phổi và dạ dày 69
- 10. Sau khi cấp cứu nạn nhân đuối nước ở tuyến cứu chữa chuyên khoa cần thực hiện những biện pháp gì? A. Chuyển tiếp bệnh nhân về tuyến trên B. Cấp cứu ngừng tim phổi nâng cao C. Tiếp tục cấp cứu ép tim, thổi ngạt Tài liệu tham khảo. 1. Vũ Văn Đính. Đuối nước. Cẩm nang cấp cứu. Nhà xuất bản y học 2012 trang 407- 413. 2. Nguyễn Viết Lượng. Cấp cứu chết đuối. Cấp cứu những tai nạn thường gặp. Nhà xuất bản thể dục thể thao 2001. Trang 113-116 70
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CẤP CỨU CHẾT ĐUỐI, THẮT CỔ
5 p | 253 | 103
-
Liệt hai chi dưới
3 p | 159 | 16
-
Những sai lầm nguy hiểm khi sơ cứu
6 p | 149 | 11
-
Đông y điều trị ngạt mũi
3 p | 114 | 10
-
Giáo trình Chăm sóc người bệnh cấp cứu chăm sóc tích cực (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Vĩnh Long
67 p | 31 | 6
-
Sự nguy hiểm của việc không kiểm tra - Danh mục kiểm tra
104 p | 22 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn