intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu 2: Ý nghĩa của văn thư trong cải cách hành chính

Chia sẻ: Hoa Thanh Quế | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

110
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình học tập và nghiên cứu, mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu câu 2 "Ý nghĩa của văn thư trong cải cách hành chính" dưới đây. Nội dung tài liệu trình bày về ý nghĩa, tầm quan trọng của văn thư trong cải cách hành chính.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu 2: Ý nghĩa của văn thư trong cải cách hành chính

  1. Trong gia đoạn hiện nay, cải cách hành chính được coi như vấn đề tất   yếu đối với mỗi quốc gia và Việt Nam cũng vậy. Đang ra sức cải cách nền   hành chính nhà nước trong năm 2011­ 2010. Cải cách hành chính giúp cho bộ  máy  nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn. Việc cải cách hành chính chúng ta  không thể không kể tới vai trò của công tác văn thư. Bởi lẽ   công tác văn thư  là công tác nhằm đảm bảo thông tin văn bản, phục vụ  hoạt động quản lý,   điều hành của cơ quan, tổ chức. Nội dung công tác này bao gồm các việc về  soạn thảo, ban hành văn bản; quản lý văn bản và các tài liệu khác hình thành  trong quá trình hoạt động của cơ  quan; lập hồ sơ hiện hành, giao nộp hồ  sơ  vào lưu trữ; và quản lý, sử dụng con dấu trong văn thư.  Từ các cơ quan cấp  quốc gia, đến mỗi cơ  quan, đơn vị, doanh nghiệp nhỏ  trong quá trình hoạt  động đều sản sinh những giấy tờ liên quan và những văn bản, tài liệu có giá  trị đều được lưu giữ lại để tra cứu, sử dụng khi cần thiết. Nếu công tác văn   thư và lưu trữ làm tốt góp phần quan trọng bảo đảm thông tin cho hoạt động  của một tổ chức, cung cấp những tài liệu, tư liệu, số liệu đáng tin cậy, phục   vụ  mục đích chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Đồng thời, làm tốt công tác  văn thư  lưu trữ  còn góp phần bảo vệ  những thông tin có liên quan đến cơ  quan, tổ  chức và bí mật quốc gia.. Trọng tâm cải cách hành chính trong giai  đoạn 10 năm tới là: Cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ  cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm  tạo động lực thực sự  để  cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ  có  chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất   lượng dịch vụ  công. Với đề  tài: Vai trò của công tác văn thư  lưu trữ  trong  việc tổng thể cải cách nền hành chính nhà nước năm 2011­ 2020 và khả năng   và thời gian hạn hẹp chúng tôi sẽ  nghiên cứu về  hai vấn đề  trong cải cách   nền hành chính nhà nước đó là: cải cách thể  chế  và cải cách thủ  tục hành   chính. Về  cơ  bản có thể  hiểu, công tác văn thư  là công tác nhằm đảm bảo  thông tin văn bản, phục vụ  hoạt động quản lý, điều hành của cơ  quan, tổ  chức. Nội dung công tác này bao gồm các việc về  soạn thảo, ban hành văn  bản; quản lý văn bản và các tài liệu khác hình thành trong quá trình hoạt động  của cơ quan; lập hồ sơ hiện hành, giao nộp hồ sơ vào lưu trữ; và quản lý, sử  dụng con dấu trong văn thư. Vai trò công tác văn thư trong việc tổng thể cải  cách nền hành chính nhà nước trên nhứng khía cạnh sau: Thứ nhất trong việc cải cách thể chế hành chính: Công tác văn thư có vai trò quan trọng đối với việc xây dựng thể  chế  hành chính nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả, hiệu lực của  hệ  thống thể  chế  hành chính. Từ  chương trình đổi mới và nâng cao chất  lượng công tác xây dựng pháp luật, trước hết là quy trình xây dựng, ban hành  luật, pháp lệnh, nghị  định, quyết định, thông tư  và văn bản quy phạm pháp 
  2. luật của chính quyền địa phương nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp,   tính đồng bộ, cụ thể và khả thi của các văn bản quy phạm pháp luật công tác   văn thư  giúp việc khai thác thông tin phục vụ  soạn thảo, ban hành văn bản   quản lý nhà nước có thể từ nhiều nguồn khác nhau nhưng nguồn thông tin từ  tài liệu văn thư có vai trò quan trọng vì tính chính xác, độ  tin cậy cao, thuận   lợi, nhanh chóng, tiết kiệm. Vai trò quan trọng của văn thư thể hiện ngay khi   định hướng nội dung, xác định nhu cầu ban hành văn bản quản lý nhà nước  cần phải nghiên cứu các chủ trương, đường lối của Đảng liên quan đến vấn   đề  đó thông qua các tài liệu văn thư. Nghiên cứu hệ  thống văn bản quản lý  nhà nước đã quy định về  cùng vấn đề  đó, để  xác định vấn đề  đã được điều  chỉnh, giải quyết chưa điều chỉnh, giải quyết bằng cách nào, hiệu quả  như  thế  nào, nhằm bảo đảm tính hệ  thống, tính khả  thi, sát hợp với thực tế  của  văn bản. Nghiên cứu thực trạng xã hội được phản ánh qua các tài liệu lưu trữ  để  văn bản đang soạn thảo phù hợp với thực tế  phát triển của đời sống xã  hội….   Sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về xã hội hóa theo hướng  quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo đời sống vật chất  và tinh thần của nhân dân; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia cung  ứng các dịch vụ trong môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh;Cùng với  việc nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành, trong quá trình xây dựng  một văn bản, cần phải nghiên cứu pháp luật lien quan đến nội dung văn bản  của gia đoạn trước, nhằm đánh giá những thành công, thất bại của từng văn  bản, từng quy định; tìm hiểu nguyên nhân để kế thừa những hạt nhân hợp lý,  phát huy giá trị tích cực, hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực,  những thiệt hại có thể xảy ra cho xã hội của văn bản mới. Khi ban hành áp  dụng pháp luật, phải tiên hành nghiên cứu hệ thống các quy phạm pháp  luậtành và đã được ban hành( hệ thống các văn bản đó được lưu giữ ở lưu  trữ hiện hành và phổ biến) để bảo đảm áp dụng pháp luật đó là đúng thẩm  quyền và có nội dung phù hợp với pháp luật hiện hành Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế về tổ chức và hoạt  động của các cơ quan hành chính nhà nước; sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện  các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chính phủ,  Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp;. Công tác văn thư sẽ giúp  cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ nhiệm quản lý nhà nước của  mỗi cơ quan tổ chức nói chung. Thông tin phục vụ quản lý được cung cấp từ  nhiều nguồn khác nhau trong đó nguồn thong tin chủ yếu nhất, chính xác nhất  là thông tin bằng văn bản. Về mặt nội dung công việc có thể xếp công tác  văn thư vào hoạt động đảm bảo thong tin cho công tác quản lý mà các văn  bản chính là phương tiện chứa đựng, truyền đạt, phổ biến những thông tin  mang tính pháp lý. 
  3.  Xây dựng, hoàn thiện quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa  Nhà nước và nhân dân, trọng tâm là bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của  nhân dân, lấy ý kiến của nhân dân trước khi quyết định các chủ trương, chính  sách quan trọng và về quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ  quan hành chính nhà nước. .Làm tốt các khâu nghiệp vụ của công tác văn thư  góp phần thúc đẩy cho hoạt động hệ thống hóa pháp luật( tập hợp hóa và  pháp điển hóa) được tốt, góp phần loại bỏ những quy phạm lỗi thời, làm  giảm sự chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật, nâng cao chất  lượng, hiệu quả cho hệ thống thể chế hành chính nhà nước, bảm đảm cung  cấp thông tin cho hoạt động xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật  nói riêng và văn bản quản lý nhà nước nói chung Thứ 2 trong việc cải cách thủ tục hành chính.    Làm tốt công tác lưu trữ  góp phần thúc đẩy công tác văn thư, hành  chính và văn phòng đạt hiệu quả hơn. Nâng cao hiệu quả hoạt động của thủ  tục hành chính và quá trình thúc đẩy nhanh quá trình thực hiện công cuộc cải  cách hành chính.Quá trình hình thành văn bản từ soạn thảo, ban hành, quản lý   văn bản đến lưu trữ  hiện hành và đưa vào lưu trữ  lịch sử  có mối quan hệ  chặt chẽ, phụ thuộc với nhau. Điều đó được thể hiện : Tất cả các hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành công việc hành chính  trên mọi lĩnh vực của nhà nước hàng ngày, hàng giờ  đều gắn liền với văn  bản, điều đó cũng có nghĩa là gắn liền việc tổ  chức sử  dụng văn bản nói  riêng, với công tác lưu trữ nói chung. Trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế  hoạch, nhất thiết phải có nghiên cứu thực trạng vấn đề đó ở giai đoạn trước   để đúc rút kinh nghiệm, tìm ra nguyên nhân làm cho công việc thành công hay  không thành công, từ đó đưa ra nhiệm vụ, kế hoạch sát hợp với thực tế. Như  vậy, hệ thống văn bản quản lý vừa là phương tiện vừa là sản phẩm của hoạt   động quản lý nhànước, đồng thời cũng là thành phần tài liệu chủ  yếu của   phông lưu trữ. Đặt yêu cầu cải cách thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng   thể  chế, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tăng cường đối thoại giữa Nhà   nước với doanh nghiệp và nhân dân; mở  rộng dân chủ, phát huy vai trò của   các tổ chức và chuyên gia tư vấn độc lập trong việc xây dựng thể chế, chuẩn  mực quốc gia về thủ tục hành chính; giảm mạnh các thủ tục hành chính hiện   hành; công khai các chuẩn mực, các quy định hành chính để nhân dân giám sát  việc thực hiện Vì vậy thực hiện tốt  công tác văn thư  sẽ  góp phần vào giải  quyết công việc của cơ quan nhanh chóng, chính xác, năng suất, chất lượng,  đúng chính sách, đúng chế  độ, giữ  gìn bí mật của Đảng và Nhà nước, hạn 
  4. chế  được bệnh quan lieu giấy tờ, giảm bớt những giấy tờ vô dụng và việc  lợi dụng sơ hở trong việc quản lý văn bản để làm trái với pháp luật. Giúp cho  nhân dân tiện lợi hơn trong việc cần giấy tờ để  giải quyết những công việc  của mình. Những văn bản đơn giản không phức tạp nhân dân dễ  hiểu, dễ  điền vào trong đó.  Công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình thức   thiết thực và thích hợp; thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân, tổ  chức phải bỏ ra khi giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà   nước; duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.Văn  thư  sẽ  bảo đảm giữ  lại đầy đủ  chứng cứ  về  mọi hoạt động của cơ  quan.  Nội dung của các văn bản phản ánh hoạt động của cơ  quan cũng như  hoạt  độngcủa các cá nhân giữ câc trách nhiệm khác nhau trong cơ quan. Nếu trong   quá trình hoạt động của cơ  quan, các văn bản giữ  lại đầy đủ, nội dung văn  bản chính xác, phản ánh chân thực các hoạt động của cơ  quan thì khi cần   thiết các văn bản sẽ là bằng chứng pháp lý chứng minh cho hoạt động của cơ  quan một cách chân thực. Công tác văn thư  sẽ  giúp cho thủ  tục hành chính   gọn nhẹ . Cán bộ, công chức dễ dàng quản lý hơn.  Thực hiện tốt công tác văn thư    góp phần thực hiện một nền hành  chính phát triển, hiện đại ­ nền hành chính hướng tới phục vụ  nhân dân và   ngày càng mổng quyền công dân. Mục tiêu của công tác văn thư  là phục vụ  nhu cầu sử  dụng, tiếp cận với thông tin quá khứ  của toàn xã hội, tạo điều  kiện để mọi cơ quan, tổ chức, nhân dân tiếp cận, sử dụng tài liệu lưu trữ vào   mục đích chính đáng của mình.Ngày nay, đặc biệt trong nền kinh tế tri thức   phát triển, con người càng nhận thức rõ hơn về  giá trị  của thông tin thì nhu   cầu được tiếp cận và khai thác thông tin sẽ ngày một tăng lên. “Quyền được  thông tin” là  góp phần nâng cao năng suất, chất lượng công tác của các cơ  quan, tổ chức đảng, tổ chức chính trị­xã hội và phòng chống tệ quan liêu giấy   tờ. Trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức đảng, tổ chức chính trị­xã hội,   từ  việc đề  ra các chủ  trương, chính sách, xây dựng chương trình, kế  hoạch  công tác cho đến phản ánh tình hình, nêu đề  xuất, kiến nghị với cơ quan cấp   trên, chỉ  đạo cơ  quan cấp dưới hoặc triển khai, giải quyết công việc... đều  phải dựa vào các nguồn thông tin có liên quan. Thông tin càng đầy đủ, chính  xác và kịp thời thì hoạt động của cơ quan càng đạt hiệu quả cao, bởi lẽ thông  tin phục vụ  quản lý  được cung cấp từ  nhiều nguồn khác nhau, trong  đó  nguồn thông tin chủ  yếu nhất, chính xác nhất là thông tin từ  văn bản vì văn 
  5. bản là phương tiện chứa đựng, truyền đạt, phổ biến thông tin mang tính pháp  lý. một quyền cơ  bản của công dân mang tính Hiến định, điều đó đã đặt ra  trách nhiệm cho ngành lưu trữ, là đảm bảo “quyền được tiếp cận và khai  thác thông tin từ tài liệu lưu trữ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân”    Ngoài ra trong hoạt động của mỗi cơ  quan, đơn vị  hiện nay, trên mọi lĩnh   vực, hầu hết các công việc từ  chỉ  đạo, điều hành, quyết định, thi hành đều  bằng văn bản. Vai trò của công tác văn thư và lưu trữ đối với hoạt động của  mỗi cơ  quan, đơn vị  có mối quan hệ  mật thiết với nhau được thể  hiện  ở  những nội dung sau:       Góp phần quan trọng đảm bảo thông tin cho hoạt động quản lý; cung  cấp những tài liệu, tư liệu, số liệu đáng tin cậy phục vụ các mục đích chính  trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Đồng thời cung cấp những thông tin quá khứ,   phục vụ cho hoạt động quản lý của các cơ quan.   Giúp cho cán bộ, công chức cơ  quan nâng cao hiệu suất công việc đáp  ứng kịp thời  các yêu cầu của tổ  chức, cá nhân. Hồ  sơ  tài liệu trở  thành  phương tiện theo dõi, kiểm tra công việc một cách có hệ  thống, qua đó cán   bộ, công chức có thể  kiểm tra, đúc rút kinh nghiệm góp phần thực hiện tốt   các mục tiêu quản lý: năng suất, chất lượng, hiệu quả và đây cũng là những   mục tiêu, yêu cầu của cải cách nền hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay.   Tạo công cụ để kiểm soát việc thực thi quyền lực của các cơ quan, tổ  chức, cá nhân. Góp phần giữ  gìn những tư  liệu về  hoạt động của cơ  quan,  phục vụ việc kiểm tra, thanh tra giám sát.    Góp phần bảo vệ bí mật những thông tin có liên quan đến cơ  quan, tổ  chức, doanh nghiệp và các bí mật quốc gia.   Từ  mối quan hệ  gắn bó có thể  thấy nếu quan tâm làm tốt công tác văn  thư  và lưu trữ  sẽ  góp phần bảo đảm cho các hoạt động của mỗi cơ  quan  hành chính nhà nước, mỗi đơn vị được thông suốt. Nhờ đó góp phần nâng cao  hiệu quả  quản lý hành chính nhà nước và thúc đẩy tiến trình cải cách nền  hành chính hiện nay.           Như  vậy vai trò của công tác văn thư  trong việc tổng thể  cải cách nền   hành chính nhà vô cùng quan trọng giúp lãnh đạo các cơ quan, tổ chức đảng,  tổ  chức chính trị­xã hội chỉ  đạo công việc chính xác, hiệu quả, không để  chậm việc, sót việc, tránh tệ quan liêu, giấy tờ, mệnh lệnh hành chính
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1