intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu hỏi tình huống hợp đồng lao động, tiền lương , thời gian làm việc

Chia sẻ: Trần Vũ Cẩm Tú | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:19

1.835
lượt xem
284
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu hỏi tình huống hợp đồng lao động, tiền lương , thời gian làm việc giúp bạn hiểu thêm về luật lao động,các hình huống thường gặp trong bộ luật này

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu hỏi tình huống hợp đồng lao động, tiền lương , thời gian làm việc

  1. Chủ đề 9: HỢP ĐỒNG LÀM VIỆC, TIỀN LƯƠNG, THỜI GIỜ LÀM VIỆC 1. HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG. 1.1 Khái niệm: Tình huống 1: Ông A nạp đơn xin việc vào công ty B và đã được nhận vào làm. Để bắt đầu làm việc thì ông A và công ty B phải thực hiện 1 giao kết trong đó có các thỏa thuận giữa hai bên về tiền lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Hỏi giao kết đó là giao kết về vấn đề gì? A. Hợp đồng dân sự. B. Hợp đồng lao động. C. Bảo hiểm xã hội. D. Bảo hiểm thất nghiệp. Trả lời: B là đáp án chính xác. Điều 15. Hợp đồng lao động Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. 1.2 Hình thức. Tình huống 2: Duy được nhận vào làm việc ở công ty môi trường đô thị trong vòng 1 năm. Trước khi bắt đầu làm việc cả 2 bên đã thỏa thuận ký kết 1 văn bản hợp đồng lao động và chỉ công ty giữ. Hỏi việc ký kết hợp đồng giữa Duy và công ty đúng hay sai? Vì sao? Trả lời: Sai vì HĐLĐ phải được làm thành 2 bản, NSDLĐ giữ 1 bản, NLĐ giữ 1 bản. Tình huống 3: Bạn A là sinh viên, vì được nghỉ tết sớm nên đã xin vào làm quét dọn, vệ sinh nhà ở cho gia đình chị B từ ngày 10/01/2013 đến ngày 01/04/2013. Vậy trong trường hợp trên A và B có bắt buộc phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản hay không? Vì sao? Nếu không ký kết bằng văn bản thì có thể bằng hình thức nào khác, với điều kiện gì? Trả lời: A và B không cần phải ký kết HĐ bằng văn bản. Vì công vi ệc có th ời h ạn dưới 3 tháng. Nếu không ký bằng văn bản thì có thể ký kết HĐ b ằng mi ệng v ới đi ều ki ện là công việc đó phải có thời hạn dưới 3 tháng. Điều 16. Hình thức hợp đồng lao động 1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này . 2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giaokết hợp đồng lao động bằng lời nói. 1.3 Phân loại Tình huống 4: Trong các trường hợp sau, tương ứng với mỗi trường hợp có thể ký loại hợp đồng gì? Dựa vào tiêu chí nào? - Cô B bán hàng cho cửa hàng C trong vòng 367 ngày . - Anh D làm việc lấy mủ cao su cho công ty nêm Kim Đan từ ngày 10/12/2013 đến ngày 8/11/ 2014. - Anh H làm nhân viên lập trình cho công ty tin học TH. Vì thấy công ty trả lương rất cao nên có quyết định sẽ làm việc lâu dài ở công ty này và công ty cũng muốn thuê anh lâu dài (trên 3 năm).
  2. Trả lời: TH1 ký HĐLĐ xác đinh thời hạn vì 367 ngày đã đủ 12 tháng. TH2 ký HĐLĐ mùa vụ vì thời hạn làm việc dưới 12 tháng. TH3 ký HĐLĐ không xác định thời hạn vì cả 2 bên đều không xác định thời hạn chấm dứt hiệu lực HĐ. Điều 22. Loại hợp đồng lao động 1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây: a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn; Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn; Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Tình huống 5: Chị K làm việc tại công ty Y từ ngày 1/5/2010 với hợp đồng lao động xác định thời hạn ( từ 1/5/2010 đến 1/5/2012). Đến hết ngày 1/5/2012 công ty Y vẫn đồng ý cho chị K tiếp tục làm việc trong những ngày tiếp theo và tăng lương cho chị. Đến ngày 2/6/2013 công ty Y và chị B tiến hành ký kết hợp đồng lao động mới. Vậy trong trường hợp này 2 bên phải ký kết loại hợp đồng gì? Nếu công ty Y yêu cầu chị B ký kết hợp đồng sớm hơn 2 ngày thì 2 bên phải ký kết loại hợp đồng nào? Trả lời: trong trường hợp này thì 2 bên phải ký kết HĐLĐ không xác đ ịnh th ời h ạn vì thời gian từ ngày kết thúc HĐ cũ đến ngày 2/6/2013 đã quá 30 ngày nên theo quy định của pháp luật HĐLĐ xác định thời hạn trước đó trở thành HĐLĐ không xác đ ịnh th ời hạn. Nếu ký kết sớm hơn 2 ngày thì 2 bên phải ký HĐLĐ xác định định thời hạn mới vì vẫn còn trong thời hạn 30 ngày. Tình huống 6: Ông Đạt làm công nhân bóc vỏ hạt điều tại xí nghiệp H với hợp đồng mùa vụ (từ 01/01/2012 đến 01/12/2012). Đến hết ngày 1/12/2012 xí nghiệp H yêu cầu ông Đạt tiếp tục làm việc trong những ngày tiếp theo. Đến ngày 31/12/2012 hai bên tiến hành ký kết HĐLĐ xác định thời hạn mới trong vòng 36 tháng. Hỏi 2 bên có thể tiến hành ký loại hợp đồng này hay không? Dựa vào điều luật nào để xác định? Trả lời: Hai bên không thể tiến hành kí kết loại HĐ này vì tuy rằng trong th ời h ạn 30 ngày nhưng thời hạn phải là 24 tháng. Dựa vào khoản 2 điều 22 B ộ luật lao đ ộng năm 2012. Tình huống 7: Chị Thanh làm việc ở công ty Môi trường đô thị đã hơn 3 năm, chị ký hợp đồng lao động lần đầu vào 01/01/2012, ký lần 2 vào 1/1/2013, ký lần 3 vào 1/1/2014. Hỏi mỗi lần ký thì chị phải ký loại hợp đồng gì? Vì sao? (khoảng thời gian giữa mỗi lần ký là 0 ngày) Trả lời: Lần 1 ký HĐLĐ xác định thời hạn( vì khoảng thời gian gi ữa m ỗi l ần ký là 0 ngày), lần 2 là HĐLĐ xác định thời hạn (t ương tự), lần 3 là HĐLĐ không xác đ ịnh th ời hạn. (vì chỉ được ký HĐLĐ xác định thời hạn 2 lần, đến l ần th ứ 3 thì ph ải ký k ết HĐLĐ không xác định thời hạn) Điều 22. Loại hợp đồng lao động
  3. 2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng. Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Tình huống 8: Chị Vân là nhân viên kế toán cho công ty sản xuất giấy bút Py Lê, công việc mang tính chất thường xuyên với HĐLĐ xác định thời hạn trong vòng 2 năm. Làm việc được 1 năm 1 tháng thì chị Vân xin nghỉ đẻ, công ty đã thuê chị Thoa để tạm thời thay thế và tiến hành ký kết hợp đồng lao động. Trong trường hợp này công ty và chị Thoa phải ký kết loại hợp đồng nào? Vì sao? Trả lời: Trong trường hợp này công ty và chị Thoa phải ký kết HĐLĐ mùa v ụ hoặc theo một công việc nhất định. Vì (Điều 22. Loại hợp đồng lao động) Điều 22. Loại hợp đồng lao động 3. Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác. 1.4 Nội dung cơ bản của hợp đồng lao động. Tình huống 9: Anh Tín và công ty xây dựng nhà ở Vĩnh Thọ tiến hành ký kết hợp đồng lao động mùa vụ. Trong hợp đồng không nhắc đến mức lương và trang bị bảo hộ lao động cho người lao động mặc dù nơi làm việc ở công trường đang xây dựng rất nguy hiểm (các nội dung cơ bản khác đã được nhắc đến đầy đủ). Anh Tín thắc mắc thì công ty trả lời rằng “sẽ tùy theo chất lượng công việc, còn trang bị bảo hộ thì ngày nào mưa mới được mặc nên không cần phải thỏa thuận trong HĐLĐ”. Câu trả lời của công ty là đúng hay sai? Vì sao? Vậy nội dung cơ bản của HĐLĐ gồm những nội dung gì?. Trả lời: câu trả lời của công ty là sai vì mức lương và trang bị bảo hộ lao động là nội dung bắt buộc phải có trong HĐLĐ. Điều 23. Nội dung hợp đồng lao động 1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp; b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động; c) Công việc và địa điểm làm việc;
  4. d) Thời hạn của hợp đồng lao động; đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; e) Chế độ nâng bậc, nâng lương; g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động; i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế; k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề. Tình huống 10: Ông V làm việc cho công ty chế biến thực phẩm đóng hộp, vì liên quan trực tiếp đến bí mật công nghệ nên công ty yêu cầu ông V phải giữ bí mật (nói bằng miệng). Trong một lần nói chuyện với bạn, ông lỡ nói ra công nghệ đó. Hỏi công ty có thể yêu cầu ông V bồi thường được không? Vì sao? Trả lời: Công ty không thể yêu cầu ông V bồi thường được vì ch ỉ nói b ằng mi ệng, phải thỏa thuận bằng văn bản thì mới có thể bồi thường. Điều 23. Nội dung hợp đồng lao động 2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm. Tình huống 11: Công ty thu mua hải sản Minh Thành thuê ngư dân D để đánh bắt cá. Theo như hợp đồng mỗi ngày ông D phải giao cho công ty 100kg cá các loại, tiền lương sẽ trả theo ngày Vì vậy trong hợp đồng . không quy định thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi mà bổ sung thêm quy định: “ Nếu trời có bão không thể đánh cá được thì ngày đó ông D sẽ nhận được số tiền lương bằng 25% số tiền lương của một ngày bình thường”. Hỏi HĐLĐ của 2 bên ký kết có đúng theo quy định của pháp luật không? Vì sao? Trả lời: HĐLĐ của 2 bên ký kết hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật. Vì theo khoản 3 điều 23….. Điều 23. Nội dung hợp đồng lao động 3. Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hoả hoạn, thời tiết. Tình huống 12: Ông Thuận được thuê làm giám đốc công ty điện lực Việt Nam (100% vốn Nhà nước). Vậy HĐLĐ để thuê ông làm giám đốc sẽ do ai (hay cơ quan, tổ chức nào) quy định? Trả lời: do Chính phủ quy định. Điều 23. Nội dung hợp đồng lao động 4. Nội dung của hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước do Chính phủ quy định. 1.5 Chấm dứt hợp đồng lao động.
  5. 1.5.1 Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.  Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Tình huống 13: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ? Vì sao? 1. Cô Thanh kí kết HĐLĐ xác định thời hạn (2 năm) với công ty bảo hiểm Vĩnh Phúc. Sau nửa năm bị công ty chuyển đến làm việc ở 1 cơ sở khác không thỏa thuận trong HĐ, trong khi lương của tháng thứ 6 công ty vẫn còn nợ của cô. Sau khi chuyển đến nơi làm việc mới cô còn còn bị quản lí ở đó quấy rối tình dục. (báo trước 5 ngày). 2. H làm việc cho công ty Q theo HĐLĐ không xác định thời hạn trong vòng 2 năm. Nhưng mới làm được 1 năm thì mẹ H lâm bệnh nặng H phải về quê chăm sóc mẹ. (báo trước 20 ngày). 3. Ông Thuận làm việc cho công ty J theo HĐLĐ theo một công việc nhất định có thời hạn 10 tháng. Vẫn chưa hết hạn HĐ thì được bầu làm phó chủ tích ủy ban nhân dân tỉnh. (báo trước 48 giờ). 4. Chị E đang làm việc cho công ty U theo HĐLĐ xác định thời hạn trong vòng 2 năm thì thai nhi trong bụng chị rất yếu và cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền yêu cầu không được tiếp tục làm việc vì sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi và báo trước cho cơ công ty 1 ngày . 5. A đang làm việc cho doanh nghiệp X thì bị tai biến mạch máu não đã điều trị trong vòng 30 ngày nhưng vẫn chưa hồi phục. A và doanh nghiệp X ký kết HĐLĐ mùa vụ trong 4 tháng. (báo trước 5 ngày). Trả lời: TH1: Cô Thanh có quyền chấm dứt HĐLĐ vì không được b ố trí theo đúng đ ịa điểm làm việc, trả lương không đúng hạn, bị ngược đãi, quấy rốii tình dụng và cô Thanh đã báo trước 5 ngày đúng theo quy định của PL t ại kho ản 2 đi ều 37 c ủa b ộ lu ật LĐ năm 2012. TH2: Không vì phải báo trước 30 ngày đối với HĐLĐ xác định thời hạn. TH3: Được vì đã báo trước 3 ngày. TH4: Được vì đã có chỉ định của cơ quan khám chữa bệnh có thẩm quyền. TH5: Được vì thời gian điều trị đã là ¼ thời hạn hợp đồng mùa vụ và A đã báo tr ước 5 ngày. Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động 1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây: a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động; b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động; c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động; d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động; đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
  6. e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh,chữa bệnh có thẩm quyền; g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục. 2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước: a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b,c và g khoản 1 Điều này; b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này; c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này . Tình huống 14: Ở trường hợp 4 của Tình huống 12 nếu chị E và công ty U kí kết HĐLĐ không xác định thời hạn thì trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì chị có phải báo trước ít nhất 45 ngày theo quy định của pháp luật không? Vì sao? Trả lời: Không vì theo khoản 3 điều 37 của BLLĐ 2012 có quy định….. Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động 3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này .  Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Tình huống 15: Trong các TH sau TH nào NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ? Vì sao? 1. Q và xí nghiệp P ký kết HĐLĐ không xác định thời hạn, nhưng trong quá trình làm việc Q thường xuyên không hoàn thành công việc theo HĐLĐ.(báo trước 40 ngày). 2. Anh L làm việc cho công ty M theo HĐLĐ xác định thời hạn 30 tháng, nhưng bị tai nạn đã điều trị liên tục 150 ngày nhưng vẫn chưa hồi phục. (Báo trước 30 ngày). 3. Cũng trường hợp trên nhưng sau 6 tháng liên tục điều trị L đã khỏi bệnh và trở lại làm việc sau 10 ngày tính từ thời gian khỏi bệnh. (báo trước 30 ngày). 4. Vì lí do cháy xưởng sản xuất nên công ty I buộc phải thu hẹp sản xuất, cho thôi việc 1 số công nhân làm việc theo HĐLĐ mùa vụ 10 tháng và có trợ cấp mất việc theo quy định của pháp luật. (báo trước 3 ngày).
  7. Trả lời: TH1 không có quyền chấm dứt vì đối với HĐLĐ không xác định thời hạn phải báo trước cho Q 45 ngày. TH2. Không có quyền đối với HĐLĐ xác định thời hạn thì th ời gian đi ều tr ị liên t ục ph ải là 6 tháng thì NSDLĐ mới có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ. TH3: Tùy vào NSDLĐ có muốn chấm dứt hay không vì theo điểm b điều 38 của BLLĐ năm 2012 thì khi sức khỏe của NLĐ bình phục được xem xét để tiếp tục giao kết HĐLĐ. TH4: Có quyền vì theo điểm d khoản 1 điều 38 của BLLĐ 2012…và NSDLĐ đã báo tr ước đúng thời hạn là 3 ngày. Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động 1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây: a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động; c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc; d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này . 2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước: a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn; c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Điều 33. Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện h ợp đ ồng lao động Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy định tại Điều 32 của Bộ luật này, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. 1.5.2 Những trường hợp chám dứt HĐLĐ. Tình huống 16: Điền vào chỗ trống trong bảng sau. Các tình huống sẽ tương ứng với mỗi trường hợp chấm dứt HĐLĐ theo quy định của PL.( CHIA LÀM 6 NHÓM TRẢ LỜI NHANH)
  8. Tình huống Trường hợp chấm dứt HĐLĐ theo quy định PL A ký kết HĐLĐ với B trong vòng 2 năm. Hết hạn HĐLĐ Sau 2 năm tuy công việc còn dang dở nhưng vẫn chấm dứt HĐ với B C nhận xây nhà cho A với điều kiện trong Đã hoàn thành công việc theo HĐLĐ là phải hoành thành trong 1 năm HĐLĐ nhưng chưa đầy 8 tháng đã xong. C và A thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ H ký HĐ với cô D với nội dung là trông Hai bên thỏa thuận chấm dứt nom con cô D trong 1 năm nhưng mới 9 HĐLĐ tháng thì mẹ H bệnh H phải về quê, đồng thời cô D cũng nghỉ việc có thể chăm sóc cho con. Hai bên đã thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ Bà H đã 50 tuổi với 25 năm là nhân viên Người lao động đủ điều kiện thu gom rác (công việc nặng nhọc) của về thời gian đóng bảo hiểm công ty môi trường đô thị S và đóng đủ xã hội và tuổi các loại phí BHXH. H và công ty thỏa hưởng lương hưu theo quy thuận chấm dứt HĐLĐ định tại Điều 187 của Bộ luật này . T đang làm việc cho xí nghiệp A nhưng Người lao động bị kết án tù phạm tội cố ý giết người bị kết án tù giam giam, tử hình hoặc bị cấm và quyết định có hiệu lực pháp luật của làm công việc ghi tòa án. trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án. Ông C thuê anh X làm công việc chăm sóc Người sử dụng lao động là cá vườn cây của ông. Nhưng do tai nạn ông nhân chết, bị Toà án tuyên bố C bị chứng bênh tâm thần, bị tòa án tuyên mất năng lực bố mất năng lực hành vi dân sự. Anh X hành vi dân sự, mất tích hoặc tiến hành chấm dứt HĐLĐ với người đại là đã chết; người sử dụng lao diện pháp lí của ông C động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động. Cũng trong tình huống trên đổi lại anh X là Người lao động chết, bị Toà người bị tai nạn và bị tòa án tuyền bố mất án tuyên bố mất năng lực năng lực hành vi dân sự. hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
  9. Công ty G làm ăn thua lỗ và bị công ty N người sử dụng lao động cho mua lại nên bắt buộc phải cho một số NLĐ người lao động thôi việc do theo HĐLĐ mùa vụ nghỉ việc và đã trợ cấp thay đổi cơ cấu, công nghệ mất việc theo quy định PL. hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã. Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động 1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này . 2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. 3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động. 4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này . 5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án. 6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết. 7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động. 8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này . 9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này . 10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã. 2. TIỀN LƯƠNG. 2.1 Khái niệm tiền lương. Câu hỏi: Điền vào chỗ trống trong đoạn sau: ... (ô chữ gồm 9 ô) …. là …………. mà người ………… trả cho người ….để thực hiện công việc theo .... ( ô chữ gồm 9 ô)…… Tình huống 17: Anh Hoàng ký kết HĐLĐ xác định thời hạn với công ty K với chức vụ Trưởng phòng kinh doanh, đến kỳ trả lương công ty K trả cho anh Hoàng theo các hình thức sau, hỏi đâu là một khoảng tiền lương hoàn chỉnh (tiền lương theo thỏa thuận của HĐLĐ bao gồm: Mức lương theo công việc, phụ cấp chức vụ, tiền thưởng thêm 10% so với mức lương bình thường nếu doanh thu trong tháng tăng 10% so với mức doanh thu bình quân; trả lương 1tháng/1 lần) A. Mức lương theo công việc ( doanh thu trong tháng không tăng) B. Phụ cấp chức vụ. (Doanh thu trong tháng tăng 11%). C. Mức lương theo công việc, phụ cấp chức vụ (doanh thu trong tháng tăng 5%). D. Mức lương theo công việc, phụ cấp chức vụ, tiền thưởng (doanh thu trong tháng tăng 15%).
  10. Trả lời: D. Điều 90. Tiền lương 1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. 2.2: Hình thức trả lương. (trò chơi ô chữ) ( ô chữ gồm 8 ô) Tình huống 17: Cô D ký kết HĐLĐ xác định thời hạn với công ty B. Theo HĐ thì D sẽ nhận được nhận lương 1 tháng/1 lần kể từ ngày ký HĐ. Vậy hình thức mà công ty B trả lương cho cô D là gì? Trả lời: Thời gian Tình huống18: Chị Vân làm việc ở công xưởng bóc bỏ hạt điều, tách được 1 kg thì được 5.000 nghìn đồng. Cứ 1 tháng chị sẽ nhận được tiền lương. Cuối tháng chị nhận được 750.000 nghìn đồng vì chị tách được 150kg. Theo bạn đây có phải là hình thức trả lương theo thời gian hay không? Trả lời: không (ô chữ gồm 7 ô) Vậy chị Vân được nhận lương theo hình thức gì? Trả lời: Sản phẩm. (ô chữ gồm 5 ô). Anh A thuê anh K xây ngôi nhà của mình và thỏa thuận chi phí trả hết tất cả chi phí và tiền công 1 lần trước khi xây Nếu trong quá . trình xây có phát sinh chi phí gì thêm thì K phải tự chịu. Hỏi đây là hình thức trả lương gì? Trả lời: Khoán (ô chữ gồm 6 ô). Nếu công xưởng thay đổi hình thức trả lương thì phải báo trước cho chị Vân bao nhiều ngày? Trả lời: 10 ngày. Điều 94. Hình thức trả lương 1. Người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Hình thức trả lương đã chọn phải được duy trì trong một thời gian nhất định; trường hợp thay đổi hình thức trả lương, thì người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày . Tình huống 19: Công ty W trả lương cho chị X qua tài khoản ngân hàng theo thỏa thuận trong HĐLĐ. Nhưng mỗi lần rút tiền chị bị trừ phí 1000 đồng, chị X yêu cầu công ty trả lại thì công ty nói rằng vì số tiền phí quá ít nên NLĐ phải tự trả. Hỏi ai đúng ai sai? Vì sao? Trả lời: Cả 2 bên đều sai. Vì nếu trả quan tài khoản ngân hàng thì người sử dụng lao động phải thỏa thuận với người lao động về các lo ại phí liên quan đ ến vi ệc m ở, duy trì tài khoản. (Ô chữ gồm 7 ô) Ngoài hình thức trả qua tài khoản ngân hàng còn có thể thỏa thuận trả qua hình thức nào khác nữa? Trả lời: tiền mặt Điều 94. Hình thức trả lương 2. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Trường hợp trả qua tài khoản
  11. ngân hàng, thì người sử dụng lao động phải thỏa thuận với người lao động về các loại phí liên quan đến việc mở, duy trì tài khoản. 2.3 Lương làm thêm giờ và làm đêm. Tình huống 20: Do khối lượng công việc quá nhiều nên Duy được NSDLĐ yêu càu làm thêm giờ theo lịch sau: ( Thứ 7, chủ nhật là ngày nghỉ hằng tuần). - Thứ 4 và thứ 5 (1 lần trong 1 tháng): 11:00-13:00 - Thứ 7 (1 lần trong 1 tháng): 22:00-24:00 - Chủ nhật (1lần trong 1 tháng) : 30/4/2013 8:00-11:00. Nhưng đến cuối tháng Duy chỉ nhận được tiền như giờ làm việc bình thường vì NSDLĐ nói rằng việc làm thêm giờ là do tính chất công việc nên không phải trả lương. NSDLĐ làm đúng hay sai? (lương 1 giờ làm việc bình thường là 100.000 nghìn đồng, 1 ngày làm 8 tiếng, lương được trả theo từng tháng, công việc bình thường vào ban ngày) Trả lời: Theo tiền lương của công việc đang làm như sau: - Thứ 4 và thứ 5: 600.000 nghìn đồng tiền làm thêm giờ vào 2 ngày th ường và ti ền lương làm việc bình thường của 1 tháng. - Thứ 7: 400.000 nghìn đồng tiền làm thêm giờ vào ngày ngh ỉ h ằng tu ần, ti ền l ương làm việc bình thường của 1 tháng và 40.000 nghìn đồng tiền làm thêm giờ vào ban đêm. - Chủ nhật: 600.000 nghìn đồng tiền làm thêm giờ vào ngày ngh ỉ h ằng tuần, 900.000 nghìn đồng vào ngày nghỉ lễ và 800.000 nghìn đồng lương của ngày nghỉ lễ được hưởng nguyên lương. Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm 1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau: a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày . 3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày . Tình huống 21: Ông Đạt làm việc cho công ty B vào ban ngày theo thỏa thuận trong HĐLĐ nhưng do tính chất công việc thay đổi công ty B yêu cầu ông Đạt chuyển làm việc vào ban đêm và ông đã đồng ý. Hỏi đến kỳ trả lương công ty phải trả cho ông Đạt như thế nào? Trả lời: Công ty B phải trả cho ông Đạt tiền lương làm việc theo thỏa thuận làm việc trong HĐLĐ khi đã chuyển làm việc vào ban đêm và 30% số tiền lương đó.  Ở tình huống 20 và tình huống 21 ngoài việc căn cứ vào tiền lương theo công việc để tính tiền lương làm thêm và làm việc vào ban đêm thì còn có thể căn cứ vào gì nữa? Trả lời: Đơn giá tiền lương. Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
  12. 2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường. 2.4 Tạm ứng tiền lương Tình huống 22: C ký HĐLĐ với công ty B trong vòng 24 tháng. Vì có liên quan đến 1 vụ án giết người nên phải tạm thời nghỉ việc 2 tuần để phục vụ công tác điều tra của cơ quan công an. C yêu cầu công ty được tạm ứng 3 tuần lương làm việc để sử dụng cho việc phục vụ NVCD. Hỏi C có được tạm ứng không? Vì sao? Trả lời: C không được tạm ứng vì số ngày tạm thời nghỉ việc không tương ứng với số ngày tạm ứng. Tình huống 23: Sau khi hoàn thành NVCD C trở lại làm việc, công ty B yêu cầu C trả lại số tiền tạm ứng nhưng C không đồng ý vì nghĩ rằng số tiền đó để làm NVCD do nhà nước yêu cầu nên không phải trả lại. Hỏi C làm vậy là đúng hay sai? Vì sao? Trả lời: Sai vì chỉ không hoàn trả khi nào nghĩa vụ công dân đó là nghĩa vụ quân sự. Điều 100. Tạm ứng tiền lương 1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thoả thuận. 2. Người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng lương và phải hoàn lại số tiền đã tạm ứng trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự. 3 Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. 3.1: Thời giờ làm việc.  Khái niệm: - Thời giờ làm việc Tình huống 24: Anh Khoa làm việc cho công ty D trong vòng 2 tháng. Công ty yêu cầu anh làm việc 1 ngày làm việc 8 tiếng, tuần làm việc 7 ngày nên 1 tuần sẽ làm việc 56 tiếng. Hỏi công ty yêu cầu như vậy đúng hay sai? Vì sao? Trả lời: Sai vì 1 tuần chỉ được làm việc 48 tiếng. Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường 1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần. Tình huống 25: Anh S làm việc cho công ty Y trong vòng 2 tháng, công ty Y yêu cầu anh S làm việc theo tuần (45 giờ/tuần) nhưng anh không đồng ý vì chỉ muốn làm theo giờ, còn nói rằng nếu muốn anh làm theo tuần thì 2 bên phải thỏa thuận có điều kiện. Trong trường hợp này ai là người có quyền yêu cầu giờ làm việc? Nếu làm việc theo tuần thì 1 ngày có thể làm bao nhiêu giờ? Trả lời: - Công ty Y có quyền yêu cầu giờ làm việc. Nếu làm việc theo tuần thì 1 ngày làm việc không quá 10 tiếng. Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường
  13. 2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần . Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ. Tình huống 26: K làm việc vận hành máy dệt bao PP, PE các loại cho công ty D (công việc đặc biệt nặng nhọc) . Công ty D yêu cầu anh K làm việc 8 giờ trong 1 ngày Hỏi công ty D làm đúng hay sai? Vì sao? . Trả lời: công ty D làm vậy là sai vì công việc vận hành máy dệt bao PP, PE là công việc đặc biệt nặng nhọc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành nên 1 ngày làm việc không quá 6 tiếng. Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường 3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành. Giờ làm việc ban đêm Tình huống 27: X làm bảo vệ cho khách sạn A từ 7:00 đến 2:00. Nhưng do thiếu người anh được chuyển giờ làm việc từ 23:00 đến 5:00 sáng ngày hôm sau. Anh được nhận thêm 30% tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường. Hỏi vì sao công ty phải trả lương cho anh như vậy? Trả lời: Vì giờ làm việc từ 23:00 đến 5:00 ngày hôm sau là giờ làm việc vào ban đêm. Điều 105. Giờ làm việc ban đêm Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. Tình huống 28: Trong 2 trường hợp sau trường hợp nào là làm thêm giờ: a) E làm việc công ty H với ca làm việc từ 7:00 đến 23:00. b) Sau khi hết giờ làm việc bình thường Dung tiếp tục làm việc thêm 2 tiếng để hoàn thành công việc. Trả lời: THb là làm thêm giờ vì Dung làm việc ngoài giờ làm việc bình thường. Điều 106. Làm thêm giờ 1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động. Tình huống 29: Anh N làm việc cho xí nghiệp P, vì công việc nhiều nên xí nghiệp yêu cầu anh làm thêm từ 20:00 đến 22:00 nhưng anh N không đồng ý, công ty trừ lương anh vì không thực hiện theo yêu cầu của công ty Hỏi công ty làm đúng hay sai? Vì sao? . Trả lời: Sai vì việc làm thêm phải có sự đồng ý của anh N. Điều 106. Làm thêm giờ 2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: a) Được sự đồng ý của người lao động; Tình huống 30: Anh M làm việc cho công ty K theo giờ làm việc bình thường từ 8:00 đến 6:00 ( nghỉ 2 tiếng giữa giờ), 2 tuần 1 lần làm thêm
  14. vào ngày chủ nhật từ 7:00 đến 12:00. Hỏi giờ làm thêm như vậy là đúng hay sai? Vì sao? Trả lời: giờ làm thêm như vậy là sai vì số giờ làm thêm 1 ngày đã quá 50% s ố gi ờ làm việc bình thường trong 1 ngày. Tình huống 31: Anh T là nhân viên điện lực cho công ty Điện lực Ninh Hòa, thời gian làm việc bình thường là 48 giờ 1 tuần, do nhu cầu sử dụng điện cao nên mạng điện thường xuyên bị quá tải nên anh T thương xuyên phải làm thêm để vận hành điện, mỗi năm tổng số giờ làm thêm và tổng số giờ làm việc bình thường là 250 giờ trong một năm. Hỏi việc làm thêm của anh T có đúng theo quy định của PL không? Vì sao? Trả lời: Việc làm thêm của anh T là đúng PL vì công việc của anh thu ộc trường hợp đặc biệt do chính phủ quy đinh được làm thêm giờ không quá 300 giờ/1 năm. Điều 106. Làm thêm giờ b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm; Tình huống 32: H làm việc cho công ty tổ chức sự kiện, vì các sự kiện quan trọng thường tổ chức vào ngày nghỉ hằng tuần (chủ nhật) nên được xem là làm thêm giờ. Sau 4 tuần liên tục phải làm thêm vào ngày chủ nhật H yêu cầu được nghỉ bù cho số thời gian không được nghỉ nhưng công ty không đồng ý. Công ty làm như vậy là đúng hay sai? Vì sao? Trả lời: Công ty làm như vậy là sai vì theo điểm c khoản 2 điều 106 BLLĐ 2012 thì.... Điều 106. Làm thêm giờ c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ. 3.2 Thời giờ nghỉ ngơi. 3.2.1 Nghỉ có hưởng lương.  Nghỉ hằng năm Tình huống 33: Trong các trường hợp sau người lao động được nghỉ hằng năm không? Nếu được thì bao nhiêu ngày? a) C làm nhân viên kinh doanh cho công ty xyz từ 1/1/2010-1/12/2010. b) Anh K làm công việc nặng nhọc là đánh bóng bề mặt gỗ dán đã 24 tháng. c) Anh Tín làm bốc mẫu giếng khoan dầu khí trên các giàn khoan ngoài biển đã 3 năm. Trả lời: Tha C không được nghỉ hằng năm vì thời gian làm việc chưa đủ 12 tháng. THb được nghỉ hằng năm vì thời gian làm việc đã quá 12 tháng. Đ ược ngh ỉ 14 ngày vì là công việc nặng nhọc. THC được nghỉ hằng năm vì thời gian làm việc đã quá 12 tháng và đ ược ngh ỉ 16 ngày vì là công việc đặc biệt nặng nhọc. Điều 111. Nghỉ hằng năm
  15. 1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật; c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành. Tình huống 34: Trước khi ra quy định nghỉ hằng năm công ty abc đã báo trước cho chị X nhưng chị X không đồng ý vì không giống với ý kiến mà chị đưa ra khi được công ty hỏi trước kia. Hỏi ai đúng ai sai? Vì sao? Trả lời: Công ty đúng, chị X sai vì việc công ty hỏi chỉ mang tính chất tham khảo chứ không mang tính chất quyết định. Điều 111. Nghỉ hằng năm 2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động. Tình huống 35: Công ty U tự quy định nghỉ hằng năm gộp thành 4 năm 1 lần. Đúng hay sai? Vì sao? Trả lời: Sai vì Công ty không được tự quy định mà phải thỏa thuận với NLĐ và thời gian nghỉ gộp không được quá 3 năm 1 lần. Điều 111. Nghỉ hằng năm 3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. Tình huống 36: Vì chỗ làm rất xa nhà nên vào đợt nghỉ hằng năm Vi đi mất 3 ngày đường sắt (nghỉ gộp 1 năm 1 lần). Hỏi thời gian nghỉ của Vi được tính như thế nào? Trả lời: Thời gian nghỉ được tính là thời gian nghỉ hằng năm + 1 ngày đi đường. Điều 111. Nghỉ hằng năm 4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.  Nghỉ lễ, tết Tình huống 37: Trong các trường hợp sau TH nào công dân Việt Nam (công dân nước Mỹ) được nghỉ có hưởng lương và được nghỉ bao nhiêu ngày: a) Nghỉ Tết nguyên đán b) Nghỉ valentine c) Ngày Quốc Khánh
  16. d) Ngày quốc tế lao động e) Ngày giáng sinh (Nô en) f) Ngày giỗ tổ Hùng Vương (trùng vào ngày nghỉ hằng tuần) g) Ngày Chiến thắng. h) Ngày quốc khánh nước Mỹ (4/7) (trùng vào ngày nghỉ hằng tuần) Trả lời: Công dân Việt Nam:trường hợp a,c,d,g được nghỉ 1 ngày, TH f nghỉ 2 ngày Công dân nước Mỹ: trường hợp a,c,d,g,h được nghỉ 1 ngày. Nghỉ việc riêng Tình huống 38: Trong các trường hợp sau trường hợp nào được nghỉ có hưởng lương và được nghỉ bao nhiêu ngày: a) Mẹ tái giá b) Cháu ruột kết hôn c) Bản thân NLĐ kết hôn. d) Con NLĐ kết hôn. e) Bố dượng, mẹ nuôi chết. f) Bố chồng, con riêng của chồng chết. Trả lời: c,d,f được nghỉ có hưởng lương, c nghỉ 3 ngày, d nghỉ 1 ngày. F được nghỉ 6 ngày. 3.2.2 Nghỉ không hưởng lương  Nghỉ không hưởng lương và có trợ cấp BHXH. Tình huống 39: Trong các trường hợp sau, TH nào NLĐ nghỉ không hưởng lương và có trợ cấp BHXH a. Con chị K sinh ngày 29/12/2013 bị ốm có xác nhận của cơ sở y tế. b. Cô E bị sốt xuất huyết có xác nhận của cơ sở y tế. c. Cô I mang thai. d. Cô Y đi đến cơ sở y tế để triệt sản. e. Ông D nhận nuôi con nuôi 3 tháng tuổi và có 5 tháng tham gia bảo hiểm xã hội trước đó. f. Anh L uống rượu say gay tai nạn giao thông. g. Anh G tự ý làm thêm ngoài giờ do trễ nải công việc và bị tai nạn lao động. h. Trên đường đi làm về anh P ghé vào quán nhậu với bạn và bị tai nạn giao thông. i. Ông M bị bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp và bị suy giảm khả năng lao động 5%. Trả lời: a,b,c,d,h,i Điều 22. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau 1. Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế. Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng ma tuý, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ ốm đau. 2. Có con dưới bảy tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế.
  17. Điều 28. Điều kiện hưởng chế độ thai sản 1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Lao động nữ mang thai; b) Lao động nữ sinh con; c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi; d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản. 2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c kho ản 1 Đi ều này ph ải đóng b ảo hi ểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Điều 40. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng th ời gian và tuyến đường hợp lý; 2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy đ ịnh t ại kho ản 1 Điều này. Điều 41. Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp Người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Th ương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại; 2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại khoản 1 Điều này.  Nghỉ không hưởng lương và không có trợ cấp BHXH. Tình huống 40: Em họ của chị K kết hôn. Hỏi chị K có được nghỉ hay không? Vì sao? Nếu là em ruột thì chị K có thể được nghỉ bao nhiêu ngày?
  18. Trả lời: nếu em họ thì không được nghỉ. Nếu em ruột thì ngoài 1 ngày nghỉ không hưởng lương theo PL quy định chị K có thể thỏa thuận với NSDLĐ để được nghỉ không hưởng lương. Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương 2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn. 3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương. Tình huống 41: Công ty E quy định chị P được nghỉ hằng tuần tính theo tháng (do chu kỳ công việc) là 4 ngảy 1 tháng nhưng không ghi vào nội quy lao động. Hỏi quy định nghỉ hằng tuần của công ty có hợp pháp không? Trả lời: không vì không ghi vào nội quy lao động. Điều 110. Nghỉ hằng tuần 1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày . 2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2