intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu hỏi trắc nghiệm Hoá 9 dạng 1 chương I, II

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

2.900
lượt xem
140
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để ôn tập tốt môn Hóa học lớp 9 chuẩn bị cho các kỳ thi vào THPT mời các bạn cùng tham khảo “Câu hỏi trắc nghiệm Hoá 9 dạng 1 chương I, II”. Đề cương bao gồm các câu trắc nghiệm có đáp án về Các loại hợp chất vô cơ, Kim loại sẽ giúp các bạn làm nhanh bài tập trắc nghiệm phần này một cách chính xác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu hỏi trắc nghiệm Hoá 9 dạng 1 chương I, II

  1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HOÁ 9 DẠNG 1 CHƯƠNG I, II CHƯƠNG I: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ Câu 1: HH0901CSB Thành phần chính của vôi sống có công thức hoá học là: A. Ca(OH)2 B. CaCO3 C. CaO D. CaSO4 PA: C Câu 2: HH0901CSB Chất làm giấy quỳ tím ẩm hoá đỏ là: A. CaO B. SO2 C. Na2O D. CO PA: B Câu 3: HH0901CSB Dãy chất đều là oxit: A. NaOH ; Ca(OH)2 ; Mg(OH)2 ; Fe(OH)2 B. NaCl ; CaCl2 ; MgCl2 ; FeCl2 C. Na2O ; CaO ; MgO ; FeO D. Na ; Ca ; Mg ; Fe PA: C Câu 4: HH0901CSH Dãy chất đều là oxit axit: A. CO2 ; SO3 ; P2O5 ; N2O5. B. CO ; SO3 ; P2O5 ; NO. C. CaO ; K2O ; Na2O ; BaO. D. CO ; CaO ; MgO ; NO. PA: A Câu 5: HH0901CSH Một hợp chất oxit của sắt có thành phần về khối lượng nguyên tố sắt so với oxi là 7: 3. Vậy hợp chất đó có công thức hoá học là: A. FeO B. Fe3O4 C. Fe2O3 D. Fe(OH)2 PA: C Câu 6: HH0901CSH Cho 140 kg vôi sống có thành phần chính là CaO tác dụng với nước thu được Ca(OH)2.Biết vôi sống có 20% tạp chất không tác dụng với nước.Vậy lượng Ca(OH)2 thu được là: A. 147 kg B. 140 kg C. 144 kg D. 148 kg PA: D Câu 7: HH0902CSB Dãy chất đều là axit: A. K2O ; Na2O ; CaO ; BaO B. HCl ; H2SO4 ; H2S ; HNO3 C. KOH ; NaOH ; Ca(OH)2 ; Ba(OH)2 D. KHCO3 ; NaHCO3 ; Ca(HCO3)2 ; Ba(HCO3)2 PA: B Câu 8: HH0902CSB Để xác định trong thành phần của axit clohiđric có nguyên tố hiđro, người ta tiến hành thí nghiệm cho axit clohiđric tác dụng với A. các kim loại như Fe, Zn, Al). B. các phi kim như S, P , C. C. các kim loại như Cu, Ag, Au. D. các phi kim như O2 ; N2 ; Cl2. PA: A
  2. Câu 9: HH0902CSB Cho các oxit axit sau: CO2 ; SO3 ; N2O5 ; P2O5 . Dãy axit tương ứng với các oxit axit trên là: A. H2CO3 ; H2SO3 ; HNO3 ; H3PO4 B. H2CO3 ; H2SO4 ; HNO3 ; H3PO4 C. H2CO3 ; H2SO4 ; HNO2 ; H3PO4 D. H2SO3 ; H2SiO3 ; HNO3 ; H3PO4 PA: B Câu 10: HH0902CSH Để phân biệt dung dịch H2SO4 với dung dịch HCl người ta có thể sử dụng hoá chất là: A. BaCl2 B. NaCl C. KCl D. K2SO4 PA: A Câu 11: HH0902CSH Cho 10g dung dịch HCl 36,5% hoàn toàn vào hỗn hợp bột nhôm và đồng, người ta thu được a gam khí H2. Giá trị của a là: A. 0,1. B. 0,05. C. 0.25. D. 0.01. PA: A Câu 12: HH0903CSB Dung dịch làm giấy quỳ tím chuyển xanh là: A. HCl B. NaOH C. NaCl D. H2SO4 PA: B Câu 13: HH0903CSB Phát biểu nào về bazơ sau đây là đúng? A. Bazơ là hợp chất mà trong phân tử có nhiều nguyên tử kim loại liên kết với 1 nhóm hiđroxit. B. Bazơ là hợp chất mà trong phân tử có 1 nguyên tử kim loại liên kết với 2 hay nhiều phi kim. C. Bazơ là hợp chất mà trong phân tử có 1 nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm hiđroxit. D. Bazơ là hợp chất mà trong phân tử có 1 nguyên tử phi kim liên kết với 1 hay nhiều nhóm hiđroxit. PA: C Câu 14: HH0903CSB Dãy bazơ nào tương ứng với các oxit sau: Na2O ; CuO ; BaO ; Fe2O3? A. NaOH ; Cu(OH)2 ; Ba(OH)2 ; Fe(OH)3 B. NaOH ; Cu(OH)2 ; Ba(OH)2 ; Fe(OH)2 C. NaOH ; CuOH ; Ba(OH)2 ; Fe(OH)3 D. NaOH ; CuOH ; Ba(OH)2 ; Fe(OH)2 PA: A Câu 15: HH0903CSH Để phân biệt 2 ống nghiệm, một ống đựng dung dịch NaOH, một ống đựng dung dịch Ca(OH)2, người ta có thể dùng hóa chất là: A. Quỳ tím. B. Quỳ tím ẩm. C. Dung dịch NaOH. D. Khí CO2. PA: D Câu 16: HH0903CSH Dẫn hoàn toàn 5,6 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 10 g NaOH, muối thu được có khối lượng là: A. 26,5g B. 13,25g C. 21g D.10,5g PA: C Câu 17: HH0903CSH Cho dung dịch chứa 20g NaOH vào dung dịch chứa 36,5g HCl, nếu thử môi trường sau phản ứng thì giấy quỳ tím sẽ A. không đổi màu. B. chuyển đỏ.
  3. C. chuyển xanh. D. chuyển trắng. PA: B Câu 18: HH0903CSH Hoà tan hoàn toàn 15,5g natri oxit vào nước để được 500ml dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch này là: A. 2M B. 1,5M C. 1M D. 0,5M PA: C Câu 19: HH0903CSH Hoà tan hoàn toàn 0,2g natrioxit vào 50ml nước. Biết khối lượng riêng của nước là 1g/ml.Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là: A. 14,2% B. 8,1% C. 6,1% D. 7,5% PA: A Câu 20: HH0904CSB Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch Na2SO4. Phản ứng này thuộc loại: A. Phản ứng thế B. Phản ứng hoá hợp C. Phản ứng trung hoà D. Phản ứng trao đổi PA: D Câu 21: HH0904CSB Dãy các chất đều là muối: A. Na2O ; FeO; Fe2O3 ; Al2O3 B. NaCl ; FeCl2 ; FeCl3 ; AlCl3 C. NaOH ; Fe(OH)2 ; Fe(OH)3 ; Al(OH)3 D. Na2O ; Fe(OH)2 ; Fe2O3 ; Al(OH)3 PA: B Câu 22: HH0904CSB Muối ăn có công thức hoá học là: A. NaCl B. Na2SO4 C. Na2CO3 D. Na2S PA: A Câu 23: HH0904CSH Để phân biệt được 2 dung dịch NaCl, Na2SO4 người ta có thể dùng dung dịch A. K2CO3 B. HCl C. H2SO4 D. BaCl2 PA: D Câu 24: HH0904CSH Trong nông nghiệp, người ta có thể dùng đồng (II) sunfat như một loại phân bón vi lượng để bón ruộng làm tăng năng suất cây trồng. Nếu dùng 5g chất này thì có thể đưa vào đất bao nhiêu gam nguyên tố đồng? A. 2g B. 3g C. 4g D. 5g PA: A Câu 25: HH0904CSH Cho 98g dung dịch H2SO4 20% vào dung dịch BaCl2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là: A. 40g B. 46g C. 46,6g D. 40,6g PA: C Câu 26: HH0905CSH Trong dãy biến hoá sau: +H O +CuSO +HCl 2 ® 4® Na O ¾¾¾¾ X ¾¾¾¾¾ Y ¾¾¾¾ Z ® 2 X, Y, Z lần lượt là:
  4. A. NaOH; Cu(OH)2 ; CuCl2 B. NaOH; Na2SO4 ; NaCl C. NaOH; Na2SO4 ; H2SO4 D. NaOH; Cu(OH)2 ; H2SO4 PA. A Câu 27: HH0905CSH Trong dãy biến hóa sau: O , xt +H O +BaCl 2 ® 2 ® SO ¾¾¾¾ X ¾¾¾¾ Y ¾¾¾¾¾ Z2® 2 X, Y, Z lần lượt là: A. SO3 ; H2SO3 ; BaSO3. B. SO3 ; H2SO3 ; BaSO4. C. SO3; H2SO4 ; BaSO4. D. SO3; H2SO4; BaSO3. PA: C Câu 28: HH0905CSH Cho các chất có tên gọi sau: Natri oxit, lưu huỳnh đioxit, canxi hiđroxit, axit sunfuric.Dãy công thức hoá học của các chất ứng với tên gọi trên lần lượt là: A. Na2O ; SO3 ; Ca(OH)2 ; H2SO4 B. Na2O ; SO2 ; Ca(OH)2 ; H2SO4 C. Na2O ; SO2 ; CaO ; H2SO4 D. Na2O ; SO3 ; Ca(OH)2 ; H2SO3 PA. B Câu 29: HH0905CSH Cho sơ đồ biểu thị những tính chất hoá học của hợp chất vô cơ sau: a, Oxit bazơ + (1) → bazơ (dd) b, Oxit axit + nước → (2) (dd) c) Bazơ → (3) + nước d, Axit (dd) + (4) (dd) → muối + axit Các số (1) (2) (3) (4) lần lượt là: A. Nước ; oxit bazơ ; axit; muối. B. Nước ; oxit bazơ ; muối ; axit. C. Nước ; muối ; axit ; oxit bazơ. D. Nước ; axit ; oxit bazơ ; muối. PA: D Câu 30: HH0905CSH Cho sơ đồ sau: CuO (2) CuCl2 (1) (4) (3) Cu(OH)2 Cu(NO3)2 Dãy số (1) (2) (3) (4) lần lượt là: A. Nhiệt phân ; HCl ; NaOH ; CuNO2 B. Nhiệt phân; NaCl ; CuOH ; AgCl C. Nhiệt phân; HCl ; CuSO4 ; AgNO3 D. Nhiệt phân; HCl ; NaOH ; AgNO3 PA: D Câu 31: HH0905CSV Để biến đổi sắt (II) oxit thành sắt (III) hiđroxit có thể dùng lần lượt hoá chất là A. HCl ; NaOH, không khí ẩm. B. NaOH ; HCl; không khí khô. C. NaOH ; nước; không khí ẩm. D. Nước ; NaOH; không khí khô. PA: A Câu 32: HH905CSV Cho sơ đồ biến hoá sau: (1) ® 2 5 (2) ® 3 4 (3) P ¾¾¾ P O ¾¾¾ H PO ¾¾¾ Ca PO ® 3 4 2 ( ) Dãy chất nào sau đây phù hợp với vị trí (1) (2) (3)? A. O2 ; H2 ; CaO. B. O2 ; H2O ; CO. C. O2 ; H2O ; CO2. D. O2 ; H2O ; CaCO3. PA: D Câu 33: HH0905CSV
  5. Có 3 ống nghiệm chưa dán nhãn, mỗi ống đựng 1 dung dịch các chất sau đây: Na2SO4 ; H2SO4 ; NaNO3. Để nhận ra các dung dịch trên cần dùng các thuốc thử lần lượt là: A. Natri clorua; quỳ tím B. Quỳ tím; natri clorua C. Quỳ tím; bari nitrat D. Quỳ tím, kali nitrat PA: C Câu 34: HH0905CSV Dãy gồm những cặp chất phản ứng được với nhau là : A. HCl và NaOH ; CO2 và Ca(OH)2 ; CO2 và HCl B. HCl và CO2 : NaOH và Ca(OH)2 ; KOH và Cu(NO3)2 C. HCl và Cu(NO3)2 ; CO2 và NaOH ; KOH và Cu(NO3)2 D. HCl và NaOH ; CO2 và Ca(OH)2 ; KOH và Cu(NO3)2 PA: D Câu 35: HH0905CSV Có 2 ống nghiệm, 1 ống đựng kiềm, 1 ống đựng bazơ không tan (đều ở trạng thái rắn, khan). Bằng phương pháp hoá học, có thể sử dụng hoá chất nào sau để phân biệt 2 chất đó ? A. H2O B. Dung dịch HCl C. Khí CO2 ẩm. D. NaCl PA: C Câu 36: HH0906CSB Để điều chế 5,6g canxi oxit, cần nhiệt phân bao nhiêu gam CaCO3 ? A. 10g B. 100g C. 50g D. 5g PA: A Câu 37: HH906CSB Cho 4 gam NaOH tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl thu được a gam muối ăn. Giá trị của a là: A. 5,85. B. 58,5. C. 585. D. 0, 585. PA: A Câu 38: HH0906CSH Người ta thu được dung dịch NaOH khi trộn 50ml dung dịch Na2CO3 1M với 50ml dung dịch Ca(OH)2 1M. Nồng độ mol của dung dịch NaOH là: A. 2M B. 1M C. 1,5M D. 0,5M PA: B Câu 39: HH0906CSH 8g CuO tan hoàn toàn trong 500ml dung dịch HCl nồng độ x mol/lít. Giá trị của x là: A. 0,4 B. 0,2 C. 0,1 D. 0,3 PA: A Câu 40: HH0906CSH 8g oxit của 1 kim loại M hoá trị II tác dụng hoàn toàn với 98g dung dịch H2SO4 10%. Công thức hoá học của oxit kim loại M là: A. MgO B. ZnO C. CuO D. FeO PA: C Câu 41: HH0906CSH Cho dung dịch chứa 0,1 mol BaCl2 tác dụng hoàn toàn với 0,2 mol Na2SO4 thu được bao nhiêu gam kết tủa? A. 0,233g B. 2,33g C. 233g D. 23,3g PA: D
  6. Câu 42: HH0906CSV Cho 5g hỗn hợp 2 muối CaCO3 và CaSO4 tác dụng với dung dịch HCl dư tạo thành 448ml khí (đktc). Khối lượng của muối CaCO3 trong hỗn hợp ban đầu là: A. 2g B. 3g C. 4g D. 1g PA: A Câu 43: HH0906CSV Sục hỗn hợp khí CO và CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 20g kết tủa còn lại 4,48 lít khí (đktc) không phản ứng. Thành phần phần trăm thể tích của CO2 trong hỗn hợp trên là: A. 25% B. 35% C. 20% D. 50% PA: D Câu 44: HH0906CSV Đốt cháy hoàn toàn 2,7g nhôm trong khí oxi. Hoà tan sản phẩm thu được trong dung dịch HCl 10%. Khối lượng dung dịch HCl 10% đủ để tham gia phản ứng trên là: A. 1095g B. 10,95g C. 109,5g D. 109,9g PA: C Câu 45: HH0906CSV Cho hoàn toàn 500ml dung dịch NaOH 2M vào 400 ml dung dịch HCl 5M, sau đó thử môi trường sau phản ứng bằng giấy quỳ tím, thấy hiện tượng nào sau? A. Quỳ tím chuyển vàng. B. Quỳ tím không đổi mầu. C. Quỳ tím chuyển xanh. D. Quỳ tím chuyển đỏ. PA: D Câu 46: HH0906CSV Cho 980g dung dịch H2SO4 10% hoàn toàn vào 400g dung dịch BaCl2 5,2%.Nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch sau khi tách bỏ kết tủa là: A. H2SO4 dư (6,5%) ; HCl (0,54%) B. H2SO4 dư (5,5%) ; HCl (0,54%) C. BaCl2 dư (6,5%) ; HCl (0,54%) D. BaCl2 dư (5,5%) ; HCl (0,54%) PA: A CHƯƠNG II: KIM LOẠI Câu 46 HH0907CSB Đốt nóng một tờ giấy bạc làm bằng nhôm thấy phần không tiếp xúc với ngọn lửa cũng bị nóng lên, thí nghiệm trên chứng tỏ nhôm có tính chất A. dẫn điện. B. dẫn nhiệt. C. ánh kim. D. tính dẻo. PA: B. Câu 47 HH0908CSB Những kim loại tác dụng được với dung dịch HCl là: A. Fe;Al. B. Cu; Fe. C. Ag; Al. D. Cu; Al. PA:A. Câu 48 HH0908CSH Dãy hoạt động hóa học của kim loại cho biết: Mức độ hoạt động hóa học của kim loại (1) từ trái sang phải. Kim loại đứng trước (2) phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành (3) và giải phóng hiđro. Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dung dịch axit (HCl; H2SO4 loãng...) giải phóng (4). Kim loại đứng trước (trừ Na; K) đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi (5). Các số 1;2;3;4;5 lần lượt là: A. giảm dần, magie, kiềm, khí hiđro, dung dịch muối. B. magie, giảm dần, kiềm, khí hiđro, dung dịch muối.
  7. C.kiềm, magie, giảm dần, khí hiđro, dung dịch muối. D. giảm dần, magie, khí hiđro, dung dịch muối, kiềm. PA:A Câu 49 HH0908CSH Dãy kim loại tác dụng được với Pb(NO3)2 là: A.Mg; Al; Zn; Fe. B. K; Mg; Al; Zn. C. K; Al; Zn; Cu. D. Mg; Al; Cu; Ag. PA:A. Câu 50 HH0909CSB Trong dãy hoạt động hóa học của kim loại, nhôm đứng ở vị trí nào? A. sau kẽm, trước magie. B. sau magie; trước kẽm. C. sau sắt; trước kẽm. D. sau kẽm; trước sắt PA: B. Câu 51 HH0909CSH Để phân biệt được kim loại nhôm với sắt, có thể sử dụng A. dung dịch kiềm. B. dung dịch muối magie. C. dung dịch muối kẽm. D. dung dịch axit sunfuric PA: A Câu 52 HH0909CSH Cho 5,4g bột nhôm vào dung dịch bạc nitrat dư. Sau phản ứng thu được bao nhiêu gam kết tủa bạc ? A. 648g. B. 6,48g C. 64,8g D.0, 648g PA:C. Câu 53 HH0910CSB Đốt sắt trong khí oxi thu được oxit sắt từ. Công thức hóa học của oxit sắt từ là: A.FeO. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. Fe(OH)2. PA:C. Câu 54 HH0910CSH Cho sơ đồ: X → XCl2 → X(NO3)2 → X ↓ XCl3 →X(OH)3 →X2O3 →X X là: A. Al. B. Fe. C. Mg. D.Cu. PA:B Câu 55 HH0910CSH Hãy hoàn thành đoạn sau: (1)và (2) đều là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác nhưng trong gang cacbon chiếm từ (3), còn trong thép hàm lượng cacbon (4). Các số 1;2;3;4 lần lượt là: A. gang; thép; 2-5%; dưới 2%. B. gang; thép; 2-5%; trên 2%. C. gang; thép; 3-6%; dưới 2%. D. gang; thép; dưới 2%; trên 2%. PA: A Câu 56 HH0911CSB Cách làm nào sau đây không giúp cho việc bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn? A. thả đinh sắt trong nước có hoà tan khí oxi. B. bôi dầu mỡ vào cuốc, xẻng. C. thêm vào thép một số kim loại như crom, niken. D. rửa sạch và lau khô dao làm bằng thép sau khi sử dụng. PA:A
  8. Câu 57 HH0912CSH Kim loại X có các tính chất: Nặng, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt; Phản ứng mạnh với dung dịch axit clohiđric; Có thể thế chỗ của Pb trong dung dịch muối. X là A.sắt. B. chì. C. đồng. D. bạc. PA: A. Câu 58 HH0912CSH Cho sơ đồ: Al2O3 → Y → X → XCl2 → X(OH)2 → XO ↓ XCl3 → X(OH)3 → X2O3. Kim loại X;Y lần lượt là: A. Al; Zn. B. Fe; Al. C. Al; Cu. D. Al; Mg. PA:B. Câu 59 HH0912CSV Có 4 kim loại là Al, Fe, Cu, Ag. Lấy mỗi lọ một ít bột kim loại cho vào các ống nghiệm và đánh số thứ tự 1;2;3;4. Sau đó nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào từng ống nghiệm, thấy hiện tượng ở ống 1 có bọt khí xuất hiện; bột kim loại tan dần. Ống 2;3;4 : không thấy hiện tượng gì. Kết luận: ống 1 đựng A. Al. B. Fe. C. Cu. D. Ag. PA: A. Câu 60 HH0912CSV Cho sơ đồ: Kim loại → bazơ → muối 1 → muối 2. Dãy chuyển hóa nào sau đây phù hợp với sơ đồ trên? A. Cu → CuO → CuSO4 → CuCl2. B. Na → NaOH → Na2SO4 → NaCl. C. Fe → FeO → FeSO4 → FeCl2. D. Mg → Mg(OH)2 →MgSO4 →MgCl2 PA:B. Câu 61 HH0913CSH Cho 5,6g bột sắt tác dụng hoàn toàn 400g dung dịch CuSO4 8%. Khối lượng chất rắn thu được là : A.640g B. 0,64g. C.6,4g D. 64g. PA:C. Câu 62 HH0913CSH Cho 10 hỗn hợp gồm nhôm và đồng vào dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí (đktc). Khối lượng của Cu trong hỗn hợp là A. 5,4 gam. B. 2,4 gam. C. 4,6 gam. D. 5 gam. PA: C Câu 63 HH0913CSV Đất sét là chất khoáng chứa nhôm có trong tự nhiên. Thành phần của đất sét được biểu diễn bằng công thức Al2O3. 2SiO2. 2H2O.Thành phần phần trăm về khối lượng của nhôm có trong đất sét là: A. 20,93% B. 20% C. 10%. D. 10,93%. PA: A. Câu 64 HH0913CSV
  9. Cho 17,4g MnO2 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được chất khí màu vàng lục. Nếu người ta đem toàn bộ lượng khí này để đốt sắt thì khối lượng sắt đã tham gia phản ứng là bao nhiêu gam ? A.74,7g B. 7,47g C. 0,747g. D. 747g. PA:B. Câu 65 HH0913CSV Cho bản sắt có khối lượng 50g vào dung dịch đồng sunfat. Sau một thời gian nhấc bản sắt ra và đem cân thì thấy khối lượng bản sắt là 52g. Biết rằng đồng sinh ra bám trên bề mặt của bản sắt. Số mol muối sắt tạo thành sau phản ứng là: A.1,25 mol. B. 2,5 mol. C. 0.125 mol. D. 0,25 mol. PA:D.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2