intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu hỏi Tuabin hơi

Chia sẻ: Dieu Quang Thao Thao | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:50

165
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu thông tin đến các bạn 45 câu hỏi về tuabin hơi như đặc điểm công suất tuabin Tua bin phản lực, khởi động bơm tuần hoàn chính, giảm sức bền vật liệu của tuabin... giúp sinh viên ngành Cơ khí, những ai muốn tìm hiểu về tuabin hơi có thêm tư liệu học tập và nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu hỏi Tuabin hơi

  1. CÂU HỎI TUABIN HƠI Câu 1. Để  nâng công suất cho một tổ máy lò hơi – tua bin và gia tăng hiệu   suất chu trình nhiệt, các nhà máy nhiệt điện thường... DUY TRÌ PHÁT ĐIỆN VỚI   CÔNG SUẤT ĐỊNH MỨC, THÔNG SỐ HƠI ĐỊNH MỨC. Câu 2. Xu hướng để gia tăng hiệu suất và hiệu quả kinh tế của chu trình nhà   máy nhiệt điện hiện nay là… TRÍCH HƠI GIA NHỆT HỒI NHIỆT NƯỚC CẤP   HOẶC QUÁ NHIỆT TRUNG GIAN. Câu 3. Để  có công suất đơn vị  lớn, hiệu suất cao, tua bin hơi nước được   thiết kế với một số đặc điểm chính…CÓ THÔNG SỐ CAO VÀ SIÊU CAO. Câu 4. Trong các tua bin hơi nước hiện đại, hiệu suất trong tương đối lớn   nhất sẽ thuộc phần … CAO ÁP Câu 5. Tua bin xung lực được hiểu là…. SỰ  GIÃN NỞ  CỦA HƠI NƯỚC   CHỈ XẢY RA TRONG ỐNG PHUN HAY RÃNH CÁNH TĨNH Câu 6. Tua bin ngưng hơi sử dụng trong các nhà máy nhiệt điện có công suất   lớn thường là loại XUNG LỰC Câu 7. Trong các bộ chèn đầu trục của tuốc bin hơi, hơi chèn hơi có tác dụng   chính là ….Chèn trước có nhiệm vụ chèn kín ở trục trước tuabin tránh không   khí lọt vào tuabin khi tạo chân không bình ngưng để  xung động, khởi động   tuabin và tránh  rò ra bên ngoài khí quyển  gây tổn thất hơi và nhiệt Chèn sau tuabin để tránh không khí ngoài trời lọt vào cuối tuabin làm ảnh   hưởng đến chân không bình ngưng từ  đó làm giảm công suất, hiệu suất,   tuổi thọ làm việc của tuabin và toàn hệ thống nhiệt.  Câu 8. Để  mang lại hiệu quả kinh tế và kỹ  thuật tốt nhất cho chu trình khi   sử  dụng tái nhiệt trung gian trong các nhà máy điện thì thông số  nhiệt động của  
  2. hơi nước sau tái nhiệt thường  CÓ ÁP SUẤT BẰNG  ÁP SUẤT HƠI THOÁT   THÂN CAO ÁP, NHIỆT ĐỘ BẰNG HOẶC GẦN BẰNG NHIỆT ĐỘ  HƠI MỚI   (±20 C) Câu 9 Khi nâng cao thông số nhiệt độ  hơi mới và áp suất hơi mới đầu vào   tua bin đến giá trị cận và trên tới hạn (> 165 bar) thì… CHỈ PHÙ HỢP VỚI ĐẶC   ĐIỂM CÔNG SUẤT TUABIN PHẢI LỚN, HIỆU SUẤT CAO .  Câu 10. Đối với các tua bin ngưng hơi công suất lớn sử dụng trong các nhà   máy điện hiện đại, chiều và lưu lượng dòng hơi đi trong các phần cao ­ trung – hạ   áp thường… BỐ TRÍ NGƯỢC NHAU.  Câu 11. Dọc theo phần chuyền dòng của tua bin hơi nhiều tầng, từ đầu vào   là phần cao áp đến đầu ra là phần hạ áp, chiều cao của các tầng cánh tương ứng   là tiết diện phần lưu thoát của dòng hơi TĂNG DẦN. Câu 12. Theo dòng hơi đi trong các tua bin, tầng cánh đầu tiên thuộc phần   cao áp thường được thiết kế và chế tạo là TẦNG ĐIỀU CHỈNH Câu 13. Đường kính trung bình của tầng điều chỉnh đầu tiên thuộc tua bin   cao áp lớn hơn đường kính trung bình của các tầng không điều chỉnh ngay kế tiếp   nó vì CHỊU TÁC DỤNG CỦA TOÀN BỘ  DÒNG HƠI NÊN CẦN CHỊU ĐƯỢC   ỨNG SUẤT LỚN.? Câu 14. Các điều kiện bắt buộc phải kiểm tra thí nghiệm vượt tốc OPC?  TRONG   CÁC   ĐỢT   ĐẠI   TU   –   TIỂU   TU,   SAU   KHI   SỬA   CHỮA   HỆ   THỐNG DẦU, SỮA CHỮA DEH. Câu 15. Khi so sánh số  tầng cánh của tua bin xung lực và phản lực có cùng   công suất phát điện, cùng thông số nhiệt động hơi mới đầu vào và cùng áp suất hơi   thoát đầu ra thì TUA BIN PHẢN LỰC CÓ SỐ TẦNG CÁNH NHIỀU HƠN.
  3. Câu 16. Nếu cho rằng lượng nhiệt của dòng hơi dẫn vào tua bin là 100% thì   lượng nhiệt chiếm tỷ lệ lớn nhất sẽ là PHẦN HƠI THOÁT Câu 17. Để đảm bảo hiệu suất cao cho các tầng cánh cuối cùng thân hạ áp   của tua bin, thì độ khô (x) của hơi trước khi vào bình ngưng thường phải lớn hơn   bao nhiêu? X>= 0,86 Câu 18. Nhiệm vụ  chủ  yếu của công tác vận hành thiết bị  tua bin là  AN   TOÀN­LIÊN TỤC­KINH TẾ. Câu 19. Để tạo chân không trong bình ngưng, các công việc chính phải thực   hiện gồm  ­ ĐƯA HỆ THỐNG HƠI CHÈN VÀO LÀM VIỆC ­ ĐÓNG VAN PHÁ CHÂN KHÔNG, KHỞI ĐỘNG BƠM CHÂN KHÔNG ­ KHỞI ĐỘNG BƠM TUẦN HOÀN CHÍNH. Câu 20. Sự  cố  thủy kích tua bin hơi được xem là nguy hiểm nhất trong khi   vận hành. Đây là hiện tượng TRONG DÒNG HƠI CÓ LẪN NƯỚC. Câu 21. Thông số  rung động trên các gối trục tua bin là một yêu cầu bắt   buộc phải giám sát, và không cho phép vượt quá một giá trị  quy định đối với từng   loại tua bin, vì…. KHI ĐỘ RUNG ĐẠT TỚI MỨC SẼ GÂY CỌ SÁT, PHÁ HOẠI   GỐI TRỤC VÀ KẾT CẤU TRONG TUABIN. Câu 22. Khi tua bin không quay hay đứng yên, tuyệt đối không cấp hơi chèn   trục tua bin là vì… Bởi vì khi cấp hơi chèn trục tuabin đứng yên không chỉ  làm   cho cục bộ đoạn chèn trục rôto hấp thụ nhiệt không đều, sinh ra bị cong. Hơn   nữa hơi từ đoạn chèn trục đi vào thân tuabin cũng sẽ gây ra sự giãn nở không   đều trong thân tuabin, sinh ra ứng suất nhiệt và sinh ra hiện tượng biến dạng   tương đối lớn.
  4. Câu 23. Trong quá trình sấy xilanh hay stator để khởi động tua bin công suất   lớn (thường trên 300MW) thì hiệu số  chênh lệch nhiệt độ  giữa vách trên và vách   dưới của xi lanh thuộc phần cao áp, trung áp cao nằm trong khoảng giá trị    500C  phải dừng và cấm khởi động tua bin? Câu 24. Trong quá trình vận hành, hệ  thống  điều khiển tuabin làm việc   không bình thường dẫn đến mất khả điều khiển tải và tốc độ tua bin, hư hỏng các   sen sơ đo tốc độ thì …TRIP TUABIN VÀ PHÁ HOẠI CHÂN KHÔNG. Câu 25. Trong quá trình vận hành thiết bị tua bin, một trong các nguyên nhân   cơ bản làm áp suất bình ngưng tăng, nhiệt độ  hơi thoát ra khỏi tua bin hạ áp tăng   cao, nhiệt độ nước tuần hoàn đầu ra bình ngưng tăng là ­ NHIỆT ĐỘ NƯỚC LÀM MÁT TUÂN HOÀN ĐẦU VÀO TĂNG. ­ ỐNG ĐỒNG  TRONG BÌNH NGƯNG BỊ THỦNG ­ LƯU LƯỢNG NƯỚC LÀM MÁT GIẢM          ­ BƠM CHÂN KHÔNG KHÔNG HOẠT ĐỘNG KHÔNG TỐT          ­  ỐNG TRONG BÌNH NGƯNG BỊ  BÁM CÁU BẨN LÀM GIẢM HỆ  SỐ   TRAO ĐỔI NHIỆT.         ­ RÒ LỌT KHÔNG KHÍ VÀO PHẦN ĐUÔI TUA BIN. Câu 26. Sau khi bị sự cố thủy kích tua bin, tuyệt đối không được khởi động   lại tua bin trong vòng 24 giờ. Việc khởi động tua bin chỉ  nên tiến hành khi hiệu   nhiệt độ giữa phần trên và phần dưới của xi lanh nên nhỏ hơn  500C Câu 27. Nếu hơi mới không đạt chất lượng, có chứa muối, khi khối tổ máy lò   hơi ­ tua bin vận hành ở tải cố định trong thời gian dài có thể sẽ  GÂY BÁM CÁU   Ở CÁC TẦNG CÁNH CUA TUA BIN
  5. Câu 28. Khi vận hành, không được để nhiệt độ  hơi mới cao so với quy định   của nhà sản xuất trong khi giữ nguyên áp suất hơi mới bởi vì sẽ làm…  GIẢM SỨC   BỀN VẬT LIỆU CỦA TUABIN. Câu 29. Khi vận hành, không được để  nhiệt độ  hơi mới hay hơi chính thấp   so với quy định của nhà sản xuất trong khi giữ  nguyên áp suất hơi mới bởi vì sẽ   làm GIẢM HIỆU SUẤT TRONG TUABIN, TĂNG ĐỘ ẨM Ở CÁC TẦNG CÁNH   CUỐI, NẶNG CÓ THỂ GÂY RA HIỆN TƯỢNG THỦY KÍCH.  Câu 30. Để tạo chân không trong bình ngưng ở chế độ khởi động tua bin từ   trạng thái lạnh cần thực hiện một trong các công việc chính sau đây………….. ­ CẦN VẦN TRỤC , SẤY ĐƯỜNG  ỐNG ĐỂ  CÓ THÔNG SỐ  HƠI CHO   ỐNG GÓP HƠI CHÈN,CHỜ  THÔNG SỐ  HƠI ĐẠT THÌ SẼ  CẤP HƠI CHÈN   TRỤC (NÊN CHÈN TRỤC TRƯỚC KHI XUNG  ĐỘNG TUA BIN KHOẢNG   30P) ­   CHÈN   TRỤC   XONG   CHẠY   BƠM   CHÂN   KHÔNG   ĐỂ   TẠO   CHÂN   KHÔNG BAN ĐẦU. ­ ĐƯA HỆ THỐNG NƯỚC LÀM MÁT TUẦN HOÀN VÀO LÀM VIỆC ĐỂ   DUY TRÌ CHÂN KHÔNG. Câu 31. Thông thường, các bình gia nhiệt hồi nhiệt nước cấp được đưa vào   làm việc hoặc cắt làm việc khi tải của tua bin vào khoảng… VỚI GNCA THÌ 50%   TẢI ĐỊNH MỨC, VỚI GNHA THÌ CÓ THẾ ĐƯA VÀO LÚC XUNG ĐỘNG TUA   BIN HOẶC LÚC TẢI ĐẠT 5­6MW. Câu 32. Việc giữ nguyên tốc độ  vòng quay của tuabin tại một vài giá trị  cố   định nhỏ hơn tốc độ định mức, trong quá trình khởi động từ trạng thái lạnh nhằm   mục đích    GIÚP CHO CÁC BỘ PHẬN TUABIN ĐẠT ĐƯỢC ĐỦ  NHIỆT ĐỘ  
  6. DỰ  TRỮ, GIẢM ĐƯỢC TRÊNH NHIỆT ĐỘ  TRONG VÀ NGOÀI ĐỂ  CÓ SỰ   GIÃN NỞ   ĐỀU,  TRÁNH  VA  CHẠM  KIM LOẠI    BÊN TRONG  CÁC  PHẦN   CỦA TUABIN. Câu 33. Việc lựa chọn chế độ khởi động tua bin từ trạng thái: Lạnh ­ Ấm –   Nóng – Rất nóng về  cơ  bản căn cứ  vào…NHIỆT ĐỘ  CỦA THÂN TUABIN  Ở   TẦNG ĐIỀU CHỈNH. Câu 34. Chế  độ  vận hành theo thông số  trượt của tổ  hợp lò hơi ­ tua bin ­   máy phát được hiểu là chế  độ  mà  ở  đó…TĂNG, GIẢM TẢI THEO SỰ  ĐIỀU   CHỈNH THÔNG SỐ  HƠI BÊN LÒ ĐỂ  GIA NHIỆT ĐỀU CŨNG NHƯ  TẬN   DỤNG LƯỢNG NHIỆT DƯ  THỪA MÀ KHÔNG TÁC ĐỘNG NHIỀU BẰNG   QUÁ TRÌNH ĐIỀU CHỈNH VAN BÊN TUABIN Câu 35. Bộ phận quay trục tua bin có tác dụng quay roto tua bin với tốc độ   từ   50­100   vòng/phút   thường   được   sử   dụng   trong   trường   hợp  KHỞI   ĐỘNG,   HOẶC DỪNG TUA BIN, ĐỂ  VẦN TRỤC TUA BIN, TRÁNH TRƯỜNG HỢP   TUA BIN BỊ CONG VÕNG. Câu 36. Trong quá trình tiết lưu ENTANPI của dòng hơi không thay đổi. Câu 37. Thông thường khi vận hành tua bin, gặp trường hợp nào sẽ  phải   ngừng tua bin mà không cần phá hoại chân không? NGỪNG TUA BIN KHÔNG CẦN PHÁ HOẠI CHÂN KHÔNG: ­ Áp suất hơi mới lớn hơn 4.05MPa hoặc nhiệt độ  hơi mới lớn hơn 405°C ­ Áp suất hơi mới nhỏ hơn 3,5MPa hoặc nhiệt độ hơi  mới nhỏ hơn 370oC ­ Độ  chân không của bình ngưng thấp hơn ­0.061MPa (nghĩa là áp suất bình  ngưng lớn hơn 0,0392MPa). ­ Thanh kết nối điều tiết rơi ra hoặc bị hỏng, van hơi điều tiết hơi bị kẹt.
  7. ­ Khi vách ngăn an toàn của xi lanh sau của turbine hơi hoạt động ­ Cửahơi điều tiết được đóng hoàn toàn, máy phát điện xuất hiện ở chế độ vận  hành động cơ,turbine hơi động cơ vận hành trong 3 phút. Câu 38. Khi vận hành tuabin, gặp trường hợp nào sẽ  phải ngừng tuabin có   phá hoại chân không? NGƯNG TUA BIN CÓ PHÁ HOẠI CHÂN KHÔNG: ­ Tổ máy đột ngột xảy ra rung mạnh, rung động của ổ trục tăng lên hơn 0,07mm  hoặc nghe rõ âm thanh va chạm kim loại trong tổ máy. ­ Vận tốc quay của turbine hơi vượt quá 3360r/phút, và bộ  bảo vệ  chống vượt   tốc  không hoạt động ­ Khói được bốc ra từ  bất kỳ  ổ trục nào hoặc nhiệt độ  hồi dầu của ổ  trục và  má đỡ gối chặn tăng trên 75oC, mà thiết bị bảo vệ không hoạt động. ­ Turbine hơi xảy ra tác động nước ­ Chuyển vị  hướng trục đột ngột tăng lên trên 1,5mm hoặc ­1,5mm, và thiết bị  bảo vệ không hoạt động. ­ Khi áp suất dầu bôi trơn giảm xuống 0,02MPa, việc khởi động bơm dầu phụ  không có tác dụng, thiết bị bảo vệ không hoạt động ­ Đường  ống hơi chính và đường  ống cấp nước áp suất cao bị  nứt, không thể  duy trì hoạt động ­ Đường  ống hệ  thống dầu bị  rò rỉ  dầu nghiêm trọng, mức dầu của bể  dầu  giảm mạnh dưới mức dầu tối thiểu. ­ Khi hệ thống dầu bắt lửa và không thể dập tắt nhanh chóng, gây nguy hiểm  đến sự an toàn của thiết bị. ­ Máy phát điện hoặc máy kích từ bốc khói và bắt lửa ­ Đầu chèn trục  phát ra tia lửa điện ­ Cửa an toàn xi lanh sau đang hoạt động.
  8. ­ DCS hoạt động bất thường ­ Hệ thống điều tiết DEH bất thường. Câu 39. Khi tua bin đang vận hành mà bị  thủy kích trong phần truyền hơi   hoặc trong các phần truyền hơi chính của tua bin và hư hỏng tất cả các tín hiệu đo   lường và bảo vệ tua bin thì…TRIP TUA BIN CÓ PHÁ HOẠI CHÂN KHÔNG. Câu 40. Độ  di trục của tua bin cao, kết hợp với nhiệt độ  gối đỡ  chặn và   nhiệt độ dầu hồi tăng cao thường gây ra bởi nhiều nguyên nhân, nhưng có thể kể   ra một vài nguyên nhân  ở  đây là…….THỦY KÍCH, MẤT DẦU, CHÂN KHÔNG   BÌNH NGƯNG THẤP MÀ BẢO VỆ KHÔNG TÁC ĐỘNG… Câu 41. Sự  mất cân bằng động trong hệ  tua bin – máy phát là một trong   những nguyên nhân gây ra hiện tượng rung động trên các gối đỡ. Để  khắc phục   triệt để  hiện tượng mất cân bằng động này phải…….. CÂN BẰNG LẠI KHỚP   NỐI   GIỮA   TUABIN   VÀ   MÁY   PHÁT   (DUY   TRÌ   MỨC   NƯỚC   BẰNG   QUÁ   TRÌNH   VẬN   HÀNH   THỰC   TẾ   TRONG   BÌNH   NGƯNG   MỚI   CÂN   BẰNG   CHÍNH XÁC ĐƯỢC). Câu 42. Các điều kiện bắt buộc phải kiểm tra thử độ kín của van điều chỉnh   trước khi khởi động Tuabin là……. SAU KHI ĐẠI TU TUA BIN, SAU KHI SỬA   CHỮA VAN STOP, VAN ĐIỀU CHỈNH, SỬA CHỮA HÊ THỐNG DEH. Câu 43. Trong quá trình vận hành để  xử  lý khiếm khuyết của tổ  máy trong   thời gian ngắn sau đó khởi động lại Tuabin, để  đảm bảo hiệu quả  và và tuân thủ   quy định, chọn phương thức dừng MÁY DỰ PHÒNG NÓNG. Câu 44. Nguyên nhân dẫn đến áp suất dầu, mức dầu đồng thời giảm thấp   của hệ  thống dầu bôi trơn Tuabin – máy phát là  BỤC  ỐNG DẪN DẦU, THAO   TÁC NHẦM ĐƯỜNG XẢ DẦU.
  9. Câu 45. Khi đang vận hành tổ máy, gặp trường hợp chênh dãn nở Tuabin hạ   áp tăng (chỉ thị tăng cao hoặc cảnh báo) cần phải GIẢM TẢI. Câu 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của tuabin? Trả lời: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của tuabin: ­ Thông số  hơi đầu vào. Khi áp suất, nhiệt độ  của hơi đầu vào giảm làm  giảm entanpi của hơi đầu vào từ đó làm giảm nhiệt giáng sinh công của hơi. Theo  đó làm giảm hiệu suất của tuabin. ­ Áp suất hơi thoát: Khi áp suất hơi thoát tăng cũng làm giảm nhiệt giáng  sinh công của hơi dẫn đến giảm hiệu suất của tuabin. ­ Tình trạng của tuabin: + Khi bề  mặt các tầng cánh bị  bám cáu cặn làm giảm khả  năng sinh công   của tuabin dẫn đến giảm hiệu suất của tuabin. + Vành chèn của tuabin bị mòn, gãy làm tăng tổn thất hơi qua các tầng cánh  làm giảm cũng dẫn đến giảm hiệu suất của tuabin. + Bảo ôn của tuabin bị bong, vỡ làm tăng tổn thất nhiệt ra ngoài môi trường   từ đó làm giảm hiệu suất của tuabin.  Câu 2 :  Hãy cho biết trong quá trình tổ  máy tăng phụ  tải nên chú ý vấn   đề gì? Trả lời:
  10. ­ Sau khi hoà mạng, lò đưa dầu vào tăng cường đốt cháy, tổ máy tăng phụ tải   với một mức nhất định, khi nhiệt độ gió cấp 2 đạt trên 180oC, khởi động hệ thống  điều khiển than và đưa lọc bụi tĩnh điện vào làm việc, lần lượt đóng chặt van xả  đọng của hệ thống hơi chính tuabin. ­ Khi phụ tải tăng tới khoảng 30% phụ tải định mức, chuẩn bị bơm tác động  bằng hơi, đồng thời cùng với mức tăng của phụ  tải lần lượt tiến hành thay đổi   bơm cấp bằng điện­hơi, sau khi khởi động bơm tác động bằng hơi khác, thay đổi  điện nhà máy do tổ máy này cấp, thay đổi tháp khử khí và nguồn hơi của hơi phụ  trợ. Đưa thiết bị gia nhiệt cao áp vào làm việc. ­ Khi đạt tới 70% phụ  tải định mức, lần lượt rút vòi dầu, lò tiến hành thổi   bụi toàn diện cấp 1 ­ Trên 70% phụ tải định mức trở  nên, nhiệt độ  hơi, áp lực hơi đạt tới tham  số định mức, dừng vận hành áp lực trượt, sau đó vận hành áp lực ổn định đến khi  tổ máy mang đầy phụ tải. sau khi tổ máy vận hành đầy phụ tải tiến hành kiểm tra   toàn diện một lần, đồng thời cố gắng đưa toàn bộ hệ thống tự động vào làm việc. Câu 3 : Hãy cho biết: trước khi khởi động tua bin cần phải chú ý những   gì khi cấp hơi chèn? Trả lời:  ­ Trước khi cấp hơi chèn cần tiến hành sấy đường  ống hơi chèn làm cho  nước đọng được xả hết ra ngoài. ­ Nhất thiết phải cấp hơi chèn ở trạng thái vần trục liên tục. Nếu khởi động   ở trạng thái nóng thì phải cấp hơi trèn trục sau đó mới tiến hành hút chân không.
  11. ­ Thời gian cấp chèn trục phải hợp lý, trước khi xung động nếu cấp chèn   trục quá sớm sẽ  làm cho chênh lệch nhiệt độ  giữa thân trên và thân dưới tăng lên  hoặc làm cho giá trị chênh lệch giãn nở về phía dương tăng. ­ Phải chú ý sự  phối hợp nhiệt độ  giữa nhiệt độ  cấp hơi chèn và nhiệt độ  kim loại phần cao áp, khởi động ở trạng thái nóng tốt nhất dùng nguồn hơi mới ở  nhiệt độ thích hợp sẽ có lợi đối với việc khống chế độ chênh giãn nở. ­ Khi thay đổi nguồn hơi chèn trục ở nhiệt độ cao, thấp nhất thiết phải cẩn   thận, nếu thay đổi quá nhanh không những dẫn đến sự thay đổi rõ rệt của độ chênh  giãn nở mà còn khả năng sinh ra biến dạng vì nhiệt tại bộ chèn không đều sẽ sinh   ra ma sát, rung tại bộ chèn. Câu 4: Nêu cách xử lý khi mất điện toàn nhà máy ? Trả lời:  1. Kiểm tra các van stop cao áp, stop trung áp, các van điều chỉnh cao, trung   áp, van một chiều hơi thoát cao áp, van một chiều các cửa trích xem đã đóng lại, tốc  độ turbine giảm xuống, bơm dầu bôi trơn AC liên động vào làm việc. 2. Nếu nguồn thanh cái khẩn cấp cũng mất điện, lập tức khởi đông b ̣ ơm dầu  bôi trơn DC, dầu chèn 1 chiều DC, chu ý nhiệt độ các gối trục. 3. Nếu nguồn thanh cái khẩn cấp mất điện, lập tức thông báo cho nhân viên  bên điện lập tức cấp nguồn thanh cái khẩn cấp, khôi phục hệ  thống dầu và vần   trục. 4. Kiểm tra các van bypass cao­hạ áp cần đóng lại, nếu không thì đóng bằng  tay, căn cứ áp lực hơi chính để mở van xả sự cố lò hơi. 5. Tại chỗ đóng van xả tràn của hơi chèn, chuyển nguồn chèn, chân không về  không, dừng cấp chèn.
  12. 6. Nghiêm cấm đưa hơi về bình ngưng, đóng các van tay xả đọng hơi chính,  tái, kiểm tra mức nước bình ngưng, khử khí, các bình gia nhiệt. 7. Kiểm tra áp lực khí nén, kiểm tra các van xảđọng khí nén, van điện  động  thao tác bằng tay. 8. Khi tốc độ  turbine về  không, đưa vần trục vào làm việc, ghi chép dòng   vần trục, dùng que nghe, nghe bên trong tuabin. 9. Reset các thiết bị chính, đóng van đầu đẩy bơm tuần hoàn, đóng van điện  đầu vào, đầu ra bình ngưng, nhanh chóng khôi phục nguồn tự dùng. 10. Đợi bên điện khôi phục lại nguồn tự dùng, khôi phục các bơm dầu, kiểm   tra tổng thể turbine, đợi nhiệt độ hơi thoát turbine hạ áp nhỏ hơn 50 độ, tiến hành  đưa nước biển vào bình ngưng, nghiêm cấm khởi  động  đồng thời 2 động cơ  có  công suất lớn. Câu 5: Trình bày nguyên nhân gây nên nhiệt độ  thân trên cao hơn nhiệt   độ  thân dưới tuabin? Sự chênh lệch nhiệt độ  thân trên, thân dưới quá lớn có   ảnh hưởng gì? Trả lời: * Nguyên nhân:  ­ Trọng lượng kim loại thân dưới Tuabin lớn hơn thân trên,thân dưới Tuabin   có các cửa trích và đường ống các cửa trích do đó diện tích tản nhiệt lớn,điều kiện   bảo ôn giảm. ­ Quá trình tổ  máy khởi động hơi tăng nên, nước đọng  ở  phía trong thải ra  ngoài từ   ống xả  đọng  ở  phía thân dưới Tuabin, điều kiện hấp thụ  nhiệt của thân  dưới Tuabin không tốt, xả đọng không kịp thời hoặc nước xả không lưu thông khi   đó sự chênh lệch nhiệt độ thân trên và thân dưới càng tăng. 
  13. ­ Sau khi dừng máy,  khi tổ  máy đang vần trục do nước xả  không tốt hoặc  chất lượng bảo ôn thân dưới không tốt hoặc cánh hướng phía dưới thân Tuabin   thiếu hỏng, khi đó lượng không khí lưu thông tăng nên làm cho điều kiện làm mát  thân trên và thân dưới không giống nhau cũng dẫn tới chênh lệch nhiệt độ tăng. ­ Khi khởi động ở thông số trượt thiết bị gia nhiệt sử dụng không đúng ­ Sau khi tổ máy dừng vận hành do các van thuỷ lực một chiều và van điện  động trên các cửa trích chưa đóng hoặc đóng không kín làm cho hơi nước rò vào  trong thân Tuabin * Sự ảnh hưởng: ­ Trong quá trình Tuabin khởi động, dừng dễ làm cho thân trên và thân dưới   của Tuabin sinh ra chênh lệch nhiệt độ.Thông thường nhiệt độ  thân trên cao hơn  nhiệt độ thân dưới. Nhiệt độ thân trên cao giãn nở lớn,nhiệt độ thân dưới thấp giãn   nở nhỏ. Trênh lệch nhiệt độ  đạt đến một giá trị  nhất định sẽ  làm cho thân Tuabin   cong lên trên, khi thân Tuabin cong khoảng cách hướng kính của thân dưới giảm có   khả năng gây ra ma sát theo phương kính. ảnh hưởng đến hơi chèn và các răng chèn  phía dưới thân Tuabin. Đồng thời khoảng cách trục giảm xuống cùng với các nhân   nhân tố khác gây nên ma sát trục khi đó trục sẽ bị cong và gây ra rung động.    Câu 6: Cách khống chế  độ  chênh giãn nở  khi khởi động tuabin, độ  di   trục và chênh giãn nở có liên hệ gì với nhau? Trả lời: * Cách khống chế độ chênh giãn nở khi khởi động tuabin: ­ Lựa chọn thông số xung động hợp lý. ­ Định ra đồ thi tăng nhiệt độ, tăng áp lực một cách thích hợp.
  14. ­ Kịp thời đưa thiết bị gia nhiệt bulông mặt bích vào làm việc khi cần thiết,   khống chế mức trênh nhiệt độ các bộ phận kim loại trong phạm vi quy định. ­ Khống chế  tốc độ  tăng nhiệt độ, thời gian sấy máy tốc độ  định mức. Sau   khi mang phụ tải căn cứ vào tốc độ tăng nhiệt độ thân Tuabin để tăng tải hợp lý. ­ Trong quá trình xung động và sấy máy kịp thời điều chỉnh chân không. Hơi chèn trục sử dụng hợp lý,kịp thời tiến hành điều chỉnh.  * Quan hệ giữa độ di trục và độ chênh giãn nở tuabin. ­ Điểm 0 của độ di trục được đặt ở ổ chặn đầu trục Tuabin.  ­ Điểm 0 của trênh giãn nở được đặt ở điểm chết của Roto và thân Tuabin. ­ Độ di trục phản ánh sự thay đổi vị trí di chuyển của Rôto ,sinh ra do lực di   trục của các cấp áp lực thay đổi. ­ Trênh lệch giãn nở là trênh lệch sinh ra do thay đổi của giãn nở khi Rôto và   thân Tuabin khi có sự thay đổi về nhiệt độ (nóng hoặc lạnh). Nếu thông số của tổ  máy không thay đổi ,phụ tải ổn định thì trênh lệch giãn nở và độ di trục không thay   đổi. Trong quá trình khởi động ,dừng tổ máy mà thông số hơi thay đổi thì độ  trênh  giãn nở sẽ thay đổi còn độ  di trục bình thường sẽ không thay đổi.Trong vận hành  độ di trục thay đổi bởi vì vị trí điểm chết của Rôto thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi   trị số trênh lệch giãn nở. Câu 7: Các yếu tố   ảnh hưởng đến hiệu quả  làm việc của bình ngưng?   Trình bày nguyên lý làm việc của tháp làm mát? Các yếu tố   ảnh hưởng đến   hiệu quả làm việc của tháp làm mát? Trả lời: a) Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của bình ngưng
  15. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của bình ngưng: ­ Hiệu suất làm việc của thiết bị rút chân không (bơm chân không, ejector) ­ Tình trạng làm việc của bề  mặt trao đổi nhiệt. Khi bề  mặt  ống trao đổi  nhiệt bị  bám cáu cặn sẽ  làm giảm hiệu quả  trao đổi nhiệt của nước làm mát với  hơi thoát trong bình ngưng. ­ Nhiệt độ nước làm mát: khi nhiệt độ nước làm mát tăng sẽ giảm hiệu quả  trao đổi nhiệt. ­ Độ  kín của bình ngưng:    các van xả  không đóng hoàn toàn,  ống trao đổi  nhiệt trong bình ngưng bị  thủng,… sẽ  dẫn đến hiện tượng lọt khí hoặc các môi  chất bên ngoài vào trong bình ngưng làm giảm hiệu quả làm việc của bình ngưng. ­ Lưu lượng hơi thoát: khi lưu lượng hơi thoát tăng trong khi công suất làm  việc của thiết bị rút chân không không đổi sẽ gây quá tải làm tăng áp suất hơi thoát. b) Nguyên lý làm việc của tháp làm mát. Các yếu tố   ảnh hưởng đến hiệu   quả làm việc của tháp làm mát? Nguyên lý làm việc của tháp làm mát: Dựa trên nguyên lý trao đổi nhiệt đối lưu giữa không khí môi trường với   nước làm mát. Nước làm mát đầu vào được đưa vào từ  bên trên qua các vòi phun  để chia nhỏ dòng nước sau đó qua các tấm cell để tăng diện tích trao đổi nhiệt giữa   nước với không khí. Không khí được quạt hút từ  bên ngoài môi trường vào đi từ  dưới lên trên. Trong quá trình chuyển động tiếp xúc với các hạt nước rơi xuống và  các dòng nước bên trong các tấm cell sẽ nhận nhiệt của nước và thoát ra ngoài qua  miệng xả. Trong quá trình tiếp xúc giữa dòng nước và không khí một phần nước   hóa hơi được hút lên trên cũng làm giảm nhiệt độ của nước làm mát. Nước sau khi  đã được làm mát được tập trung trong bể ch ứa phía dưới và được bơm tuần hoàn  đẩy đi làm mát. 
  16. c) Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của tháp làm mát: ­ Điều kiện môi trường (nhiệt độ, độ  ẩm, tốc độ  gió). Khi nhiệt độ, độ  ẩm  của môi trường tăng sẽ làm giảm khả năng trao đổi nhiệt của không khí với nước  làm mát và ngược lại. Khi tốc độ  gió tăng sẽ làm tăng khả năng bay hơi của nước   cũng như khả năng trao đổi nhiệt của nước với không khí và ngược lại. ­ Lưu lượng nước làm mát: Khi lưu lượng nước làm mát tăng sẽ  làm tăng   lượng nhiệt giải của nước dẫn đến khả năng tải nhiệt của tháp làm mát không đáp   ứng được dẫn đến giảm hiệu quả làm việc của tháp. ­ Mức nước trong bể  chứa của tháp làm mát: Khi mức nước trong bể  chứa   quá cao sẽ giảm quãng đường rơi xuống của hạt nước cũng như  làm giảm không   gian trao đổi nhiệt của nước với không khí. Từ  đó làm giảm hiệu quả  trao đổi   nhiệt của tháp làm mát. Câu 8: Trình bày các điều kiện và các bước thử  độ  kín của van Stop và   van điều chỉnh ? Trả lời: * Điều kiện kiểm tra van stop: ­ Khởi động sau kỳ đại tu thiết bị. ­ Sau khi tháo van Stop để bảo dưỡng. ­ Trước khi thử vượt tốc. * Các bước thử kín van stop: ­ Giữ tốc độ tuabin ổn định ở 3000 v/p. ­ Ấn nút “main steam test” (kiểm tra van Stop) và  nút “ensure” (đảm bảo) trên   DEH, khi đó van Stop sẽ  được đóng hoàn toàn, Lúc này đánh dấu thời điểm dập  
  17. van Stop, sau đó cứ 3~5 phút ghi thì ghi giá trị số vòng quay một lần và cứ ghi như  thế cho đến khi tốc độ tuabin giảm xuống còn 1000v/p. ­ Khi tốc độ  tuabin giảm xuống 1000 v/p, thì đem thời gian ghi được này so   sánh với thời gian do nhà chế tạo quy định, nếu thấy không sai khác quá 25% thì độ  kín của van Stop đạt tiêu chuẩn. Còn nếu thời gian quay theo quán tính tăng lên so  với nhà chế  tạo quy định thì chứng tỏ  có hiện tượng rò rỉ  hơi vào tuabin qua van   Stop, van không đảm bảo độ  kín. Còn nếu thời gian quay theo quán tính giảm  xuống thì chứng tỏ  tổn thất cơ  của tuabin tăng lên, ta phải kiểm tra lại hệ  thống  dầu bôi trơn, kiểm tra xem phần tĩnh và phần động có bị chạm nhẹ không.  ­ Sau khi kiểm tra xong, ấn nút “Cancel” để thoát chế độ thử độ kín van Stop,   mở  lại van Stop, lại được cấp hơi vào tuabin để  tăng tốc đến 3000 v/p và giữ  ổn   định ở giá trị này. ­ Đưa bơm nâng trục vào vận hành khi tốc độ tuabin giảm xuống 1500 v/p. ­ Giữ bơm dầu khởi động cao áp ở chế độ dự phòng “stand by”, nếu áp suất   dầu điều chỉnh giảm thì đưa bơm vào làm việc. * Điều kiện kiểm tra van điều chỉnh: ­ Khởi động sau kỳ đại tu thiết bị. ­ Sau khi tháo các van điều chỉnh để bảo dưỡng. ­ Trước khi thử vượt tốc. * Các bước tiến hành thử độ kín van điều chỉnh: ­ Giữ tốc độ tuabin ổn định ở 3000 v/p. ­ Ấn nút “HPcontrol valve  test” “Thử độ kín van điều chỉnh” và  nút “ensure”   “đảm bảo” trên DEH, khi đó van điều chỉnh sẽ được đóng hoàn toàn. Lúc này đánh   dấu thời điểm dập van Stop, sau đó cứ 3~5 phút ghi thì ghi giá trị số vòng quay một   lần và cứ ghi như thế cho đến khi tốc độ tuabin giảm xuống còn 1000v/p.
  18. ­ Khi tốc độ tuabin giảm xuống 1000 v/p,  thì đem thời gian ghi được này so   sánh với thời gian do nhà chế tạo quy định, nếu thấy không sai khác quá 25% thì độ  kín của van Stop đạt tiêu chuẩn. Còn nếu thời gian quay theo quán tính tăng lên so  với nhà chế  tạo quy định thì chứng tỏ  có hiện tượng rò rỉ  hơi vào tuabin qua các  van điều chỉnh, các van không đảm bảo độ  kín. Còn nếu thời gian quay theo quán   tính giảm xuống thì chứng tổ  tổn thất cơ của tuabin tăng lên, ta phải kiểm tra lại   hệ  thống dầu bôi trơn, kiểm tra xem phần tĩnh và phần động có bị  chạm nhẹ  không.  ­ Sau khi kiểm tra xong, ấn nút “Cancel” để thoát chế độ thử độ kín van điều   chỉnh, mở van điều chỉnh, tuabin lại được cấp hơi vào để tăng tốc đến 3000 v/p và   ổn định ở tốc độ này. ­ Đưa bơm nâng trục vào vận hành khi tốc độ tuabin giảm xuống 1500v/p. ­ Giữ  bơm dầu khởi động cao áp ở  chế  độ  dự  phòng “stand by”, để  nếu áp  suất dầu điều chỉnh giảm thì đưa bơm vào làm việc. Câu 9: Hãy cho biết những trường hợp nào thì nghiêm cấm không được   khởi động tuabin? Trả lời: Khi xảy ra các tình trạng sau thì nghiêm cấm khởi động tuabin : 1. Khi bộ  điều tốc sự  cố  hoạt động không bình thường,   Các van: van hơi   chính van  Stop , van điều chỉnh và các van một chiều trên cửa trích hơi bị tắc hoặc  đóng không chặt. 2. Hệ thống điều chỉnh không giữa được tốc độ tua bin ổn định khi vận hành  không tải hoặc khi sa phụ tải đột ngột.
  19. 3. Khi độ  rung của gối trục vượt quá giới hạn cho phép và không thể  khắc   phục được trong suốt quá trình khởi động hoặc có tiếng cọ  xát kim loại trong   Tuabin – Máy phát. 4. Khi các bơm dầu phụ: bơm dầu bôi trơn xoay chiều, bơm dầu một chiều,  bơm dầu khởi động cao áp, bơm dầu nâng trục và bộ vần trục bị sự cố. 5. Khi  độ  nhiệt độ  giữa thân trên và dưới trong tầng điều chỉnh của tuabin   vượt quá 50oC. Khả năng cách nhiệt của lớp bảo ôn nắp tuabin và đường ống hơi  chính   không tốt (do lớp bảo ôn bị  hỏng), đặc biệt là lớp bảo ôn cách nhiệt nửa  dưới của thân tuabin không tốt. 6. Khi các thiết bị đo lường như: thiết bị đo độ di trục, thiết bị đo độ giãn nở  dài tương đối không đồng đều, thiết bị  đo độ  rung, thiết bị  đo nhiệt độ  và áp lực   hơi mới và thiết bị đo tốc độ  hoặc các bảo vệ độ di trục, vượt tốc, chân không và  áp lực dầu thấp v..v. bị mất điều khiển hoặc hoạt động không bình thường. 7. Khi độ chân không của tuabin không đạt giá trị cho phép 8. Khi chất lượng dầu (bôi trơn, điều chỉnh)  không tốt hoặc mức dầu trong   bể dầu chính thấp hơn mức làm việc thấp nhất, ngay cả khi đã cấp thêm dầu vào  hoặc nhiệt độ dầu thấp hơn 35 độ C. 9. Độ võng của rô to tuabin vượt quá giá trị cho phép ở trạng thái lạnh 10. Độ  giãn nở  tương đối không được phép lớn hơn giá trị  giới hạn điều   chỉnh. Câu 10. Trình bày hiện tượng, nguyên nhân và cách xử lý khi bơm cấp bị   xâm thực? Trả lời: * Hiện tượng:
  20. ­ Áp lực đầu đẩy bơm cấp và dòng điện giảm và dao động ­ Lưu lượng bơm cấp giảm và dao động ­ Trong bơm có âm thanh hoặc âm thanh thủy kích nước, rung tổ  hợp bơm  tăng cao * Nguyên nhân: ­ Áp lực bình khử khí đột ngột giảm xuống hoặc mức nước quá thấp ­ Tắc lưới lọc đầu vào bơm hoặc rò rỉ lượng lớn đường ống đầu vào, khiến  cho áp lực đầu vào quá thấp  ­ Quá phụ tải nghiêm trọng bơm cấp ­ Khi phụ tải thấp van tái tuần hoàn không đóng * Cách xử lý: ­ Nếu áp lực bình khử  khí hoặc mức nước quá thấp, phải nhanh chóng khôi  phục lại bình thường ­ Căn cứ  vào đồng hồ  đo thực tế  xác minh tắc lưới lọc đầu vào, báo cáo   Trưởng ca, khởi động bơm dự phòng, dừng bơm dầu sự cố tiến hành vệ sinh lưới  lọc đầu vào ­ Nếu phát hiện rò nước lớn đường ống đầu vào bơm cấp, ảnh hưởng tới sự  làm việc bình thường của bơm cấp, báo cáo trưởng ca, khởi động bơm cấp dự  phòng, dừng bơm sự cố, cách li đoạn đường ống nước bị rò rỉ ­ Khi phụ tải thấp, kiểm tra mở van tái tuần hoàn ­ Do khí hóa bơm cấp  ảnh hưởng tới cấp nước cho bao hơi, phải kịp thời   khởi động bơm dự phòng, dừng vận hành bơm sự cố, xác minh rõ nguyên nhân. ­ Sau khi bơm khí hóa dừng hẳn, phải lập tức mở  van xả  khí đầu ra bơm   tăng áp bơm cấp, xả hết không khí, mới có thể khởi động lại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2