intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu hỏi về Tòa án luật biển

Chia sẻ: Tran Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

120
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những loại tranh chấp nào có thể được đưa ra giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp của CƯ luật biển 1982? Trả lời: a, Theo như điều 286 thì Với điều kiện tuân thủ Mục 3, mọi tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước khi không được giải quyết bằng cách áp dụng các quy định chung (Mục 1), theo yêu cầu của một bên tranh chấp, đều được đưa ra trước tòa án có thẩm quyền theo mục này...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu hỏi về Tòa án luật biển

  1. Câu hỏi về Tòa án luật biển 1
  2. Câu 1: Những loại tranh chấp nào có thể được đưa ra giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp của CƯ luật biển 1982? Trả lời: a, Theo như điều 286 thì Với điều kiện tuân thủ Mục 3, mọi tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước khi không được giải quyết bằng cách áp dụng các quy định chung (Mục 1), theo yêu cầu của một bên tranh chấp, đều được đưa ra trước tòa án có thẩm quyền theo mục này. b, Ngoài ra thì điều 288 cũng nói rõ về thẩm quyền xét xử: - Một tòa án đã nêu ở Điều 287 có thẩm quyền xét xử bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước đã được đưa ra cho mình theo đúng phần này. - Một tòa án nói ở Điều 287 cũng có thẩm quyền xét xử bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích hay áp dụng một điều ước quốc tế có liên quan đến các mục đích của Công ước và đã được đưa ra cho mình theo đúng điều ước này. - Việc giải quyết tranh chấp liên quan đến đáy biển được lập nên theo đúng phụ lục VI và bất kỳ viện nào khác, hay tòa trọng tài nào khác, đã nêu ở Mục 5 của Phần XI, đều có thẩm quyền xét xử mọi vấn đề đã được đưa ra cho mình theo đúng mục đó. - Trong trường hợp có sự tranh cãi về vấn đề một tòa án có thẩm quyền hay không, thì vấn đề này do tòa án đó quyết định. Câu 2: Trong trường hợp nào một tranh chấp thuộc lĩnh vực luật biển giữa các quốc gia thành viên không thể giải quyết tại cơ chế giải quyết tranh chấp của CƯ luật biển 1982? Trả lời: Trong điều 298 đã quy định rõ những ngoại lện không bắt buộc đối với việc áp dụng Mục 2 là: 1. Khi ký kết, phê chuẩn hay tham gia Công ước, hoặc ở vào bất kỳ thời điểm nào sau đó, với điều kiện không phương hại đến các nghĩa vụ phát sinh từ Mục 1, một quốc gia có thể tuyên bố bằng văn bản rằng mình không chấp nhận một hay nhiều thủ tục giải quyết các tranh chấp đã được trù định ở Mục 2 có liên quan đến một hay nhiều loại tranh chấp sau đây: a) i. Các vụ tranh chấp về việc giải thích hay áp dụng các Điều 15, 74 và 83 liên quan đến việc hoạch định ranh giới các vùng biển hay các vụ tranh chấp về các vịnh hay danh nghĩa lịch sử, nghĩa là khi một tranh chấp như thế xảy ra sau khi Công ước có hiệu lực và nếu các bên không đi đến một thỏa thuận nào bằng con đường thương lượng trong một thời hạn hợp lý, thì quốc gia đã 2
  3. tuyên bố, theo yêu cầu của một trong các bên, chấp nhận đưa vụ tranh chấp đó ra hòa giải theo thủ tục đã được trù định ở Mục 2 của phụ lục V, và đương nhiên không thể đưa ra xét theo thủ tục này một vụ tranh chấp nào đòi hỏi nhất thiết phải xem xét đồng thời một vụ tranh chấp chưa được giải quyết liên quan đến chủ quyền và các quyền khác trên một lãnh thổ đất liền hay đảo; ii. Một khi Ủy ban hòa giải đã trình bày báo cáo của mình, báo cáo phải nói rõ được lý do, thì các bên thương lượng về một thỏa thuận trên cơ sở của báo cáo này; nếu các cuộc thương lượng không thành, thì các bên, qua sự thỏa thuận với nhau, đưa vấn đề ra theo các thủ tục đã được quy định ở Mục 2, trừ khi các bên có thỏa thuận khác; iii. Điểm nhỏ này không áp dụng đối với các vụ tranh chấp liên quan đến việc hoạch định ranh giới các vùng biển đã được một thỏa thuận giữa các bên giải quyết dứt khoát, cũng như đối với các vụ tranh chấp phải được giải quyết theo đúng một bạn thỏa thuận hai bên hay nhiều bên có tính chất ràng buộc các bên; b) Các vụ tranh chấp liên quan đến các hoạt động quân sự, kể cả hoạt động quân sự của tàu thuyền và phương tiện bay của Nhà nước được sử dụng cho một dịch vụ không có tính chất thương mại, và các vụ tranh chấp liên quan đến các hành động bắt buộc chấp hành, đã được thực hiện trong việc thi hành các quyền thuộc chủ quyền hoặc quyền tài phán mà Điều 297, khoản 2 và 3, đã loại trừ khỏi thẩm quyền của một Tòa án; c) Các vụ tranh chấp mà Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, trong khi thi hành các chức năng của mình do Hiến chương Liên hợp quốc giao phó có trách nhiệm giải quyết, trừ khi Hội đồng bảo an quyết định xóa vấn đề trong chương trình nghị sự của mình hay yêu cầu các bên tranh chấp giải quyết tranh chấp của họ bằng các phương pháp đã qui định trong Công ước. 2. Một quốc gia thành viên đã ra một tuyên bố theo khoản 1, thì bất kỳ lúc nào cũng có thể rút lui tuyên bố đó hay thỏa thuận đưa ra một vụ tranh chấp mà tuyên bố này đã loại trừ, ra trước bất cứ thủ tục giải quyết nào đã được trù định trong Công ước. 3. Một quốc gia thành viên đã ra một tuyên bố theo khoản 1, thì không thể đưa ra một vụ tranh chấp, nằm trong một loại tranh chấp đã bị loại trừ, ra trước một thủ tục nào đó trong số các thủ tục đã được trù định trong Công ước, nếu không có sự thỏa thuận của quốc gi thành viên đang tranh chấp với mình. 4. Nếu một quốc gia thành viên đã ra một tuyên bố theo khoản 1, điểm a, thì bất kỳ quốc gia thành viên nào khác cũng có thể đưa ra mọi tranh chấp giữa quốc gia đó với quốc gia đã ra tuyên bố và nằm trong một loại tranh chấp đã bị loại trừ, ra giải quyết theo thủ tục được định rõ trong tuyên bố này. 3
  4. 5. Một tuyên bố mới hay một thông báo rút lui một tuyên bố không hề có tác động đến thủ tục đang áp dụng trước một toàn án xét xử theo đúng điều này, trừ khi các bên có thỏa thuận khác. 6. Các tuyên bố hay các thông báo rút lui các tuyên bố nói ở điều này phải được gửi cho Tổng thư ký Liên hợp quốc để lưu chuyển, Tổng thư ký Liên hợp quốc chuyển các bản sao các văn kiện đó cho các quốc gia thành viên. Câu 4: Trong trường hợp nào thì một bên của tranh chấp có thể đơn phương đưa tranh chấp ra giải quyết tại cơ chế của Công ước luật biển 1982? Trả lời: Trong một số trường hợp sau, một bên của tranh chấp có thể đơn phương đưa tranh chấp ra giải quyết tại cơ chế của Công ước luật biển 1982 1. Theo như điều 286 Công ước thì Với điều kiện tuân thủ Mục 3, theo yêu cầu của một bên tranh chấp, mọi tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước khi không được giải quyết bằng cách áp dụng các quy định chung (Mục 1) đều được đưa ra trước tòa án có thẩm quyền theo mục 2. 2. Nếu một quốc gia thành viên đã ra một tuyên bố theo khoản 1 điểm a, điều 298, thì bất kỳ quốc gia thành viên nào khác cũng có thể đưa ra mọi tranh chấp giữa quốc gia đó với quốc gia đã ra tuyên bố và nằm trong một loại tranh chấp đã bị loại trừ, ra giải quyết theo thủ tục được định rõ trong tuyên bố này. 3. Theo khoản 2 Điều 288 Công ước, Khi ký hay phê chuẩn Công ước hoặc tham gia Công ước, hay ở bất kỳ thời điểm nào sau đó, một quốc gia được quyền tự do lựa chọn, hình thức tuyên bố bằng văn bản, một hay nhiều biện pháp sau đây để giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước: Tòa án quốc tế về Luật biển được thành lập theo đúng Phụ lục VII; Toà án quốc tế; Một tòa trọng tài được thành lập theo đúng Phụ lục VII; Một tòa trọng tài đặc biệt được thành lập theo đúng Phụ lục VIII để giải quyết một hay nhiều loại tranh chấp đã được qui định rõ trong đó. Có nghĩa là, khi tham gia công ước, hai quốc gia đã chấp nhận trước thẩm quyền của cơ quan giải quyết tranh chấp. Toà án có thẩm quyến xét xử bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích hay áp dụng một điều ước quốc tế có liên quan đến mục đích của Công ước và đã được đưa ra cho Toà án theo đúng quy định của điều ước này. Thẩm quyền của Toà án còn được xác lập hoặc thông qua các điều khoản đặc biệt trong các điều ước quốc tế 4
  5. thừa nhận trước thẩm quyền của Toà án.. Do đó, khi xảy ra tranh chấp, các bên có thể đơn phương kiện ra tòa. 4. Khi tranh chấp xảy ra giữa hai quốc gia thành viên đều có tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của Toà án có thẩm quyền thì một bên có quyền đơn phương đưa vụ kiện này ra trước Toà này. Trong đơn cần phải trình bày rõ vụ việc, lập luận các bên và yêu cầu Toà án xét xử nội dung gì. Câu 5: Nêu những trình tự và thủ tục giải quyết tranh chấp theo quy định của Công ước luật biển 1982? Trả lời: Trình tự: Theo phương pháp hòa bình: B1, Theo điều 279 mục 1 thì nghĩa vụ giải quyết trnh chấp bằng bất kỳ phương pháp hòa bình do các bên lựa chọn.(ở điều 2 khoản 3 của HCLHQ). nếu không đi đến được phương pháp hòa bình thì sẽ là theo thủ tục mà 2 bên đã quy định từ trước. B2, Tiến hành một cuộc trao đổi quan điểm về cách giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hay bằng các phương pháp hòa bình khác. Hoặc : Đưa vụ tranh chấp ra hòa giải ( thành phần được có thể yêu cầu điều đó là thành viên tham gia vào vụ tranh chấp và có liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng công ước Luật Biển)  nếu các bên đồng ý thì biện pháp sử dụng là hòa giải.  nếu không chấp nhận thì chấm dứt hòa giải. Thực hiện theo luật nếu không thực hiện được các cách giải quyết tranh chấp như ở mục1.(theo phương pháp hòa bình)  Tiến hành giải quyết tranh chấp theo điều 287 Khi ký hay phê chuẩn Công ước hoặc tham gia Công ước, hay ở bất kỳ thời điểm nào sau đó, một quốc gia được quyền tự do lựa chọn, hình thức tuyên bố bằng văn bản, một hay nhiều biện pháp sau đây để giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước: Tòa án quốc tế về Luật biển được thành lập theo đúng Phụ lục VII; Toà án quốc tế; Một tòa trọng tài được thành lập theo đúng Phụ lục VII; Một tòa trọng tài đặc biệt được thành lập theo đúng Phụ lục VIII để giải quyết một hay nhiều loại tranh chấp đã được qui định rõ trong đó. 5
  6. Các thủ tục sơ bộ (theo như điều 294) - Tòa án được trù định ở Điều 287 nhận được đơn yêu cầu xét xử một vụ tranh chấp nói ở Điều 297 quyết định theo thỉnh cầu của một bên, hay có thể quyết định theo ý mình, xem yêu cầu này có phải là một sự lạm dụng các phương pháp tố tụng hay prima facie (hiển nhiên) là có căn cứ. Nếu tòa án xét thấy rằng, đó là một sự lạm dụng các phương pháp tố tụng hay prima facie (hiển nhiên) là không có căn cứ, thì tòa án thôi không xét đơn nữa. - Lúc nhận được đơn, tòa án thông báo ngay cho bên kia hay các bên kia, và qui định một thời hạn hợp lý, để các bên này có thể yêu cầu tòa quyết định về các điểm đã nêu ở khoản 1. - Điều này không hề đụng chạm đến các quyền của một bên tranh chấp nêu lên những phản bác sơ bộ theo đúng các qui tắc tố tụng có thể áp dụng. Nêu cơ cấu tổ chức và thẩm quyền hoạt động của ITLOS? Trả lời: 1.Cơ cấu tổ chức i.Điều 2 : số thành viên của Tòa án gồm 21 quan tòa độc lập được tuyển chọn trong số các nhân vật nổi tiếng nhất về công bằng và liêm khiết, có năng lực rõ ràng trong lĩnh vực Luật Biển. ii.Điều 2, 3, 4 : nguyên tắc lựa chọn : + thành phần của tòa phải đảm bảo có sự đại diện của các hệ thống pháp lý chủ yếu của thế giới và một sự phân chia công bằng về mặt địa lý. + mỗi quốc gia thành viên có quyền chỉ định nhiều nhất là 2 người. các thành viên của tòa án sẽ được tuyển chọn trên danh sách đề cử, nhưng tòa không thể có quá 1 công dân của cùng 1 quốc gia. + các thành viên của tòa được bầu bằng bỏ phiếu kín, là những ứng cử viên đạt được số phiếu bầu cao nhất và phải được 2/3 số quốc gia thành viên có mặt và bỏ phiếu. iii. nhiệm kỳ của các thành viên là 9 năm và có quyền tái cử. để duy trì tính liên tục của tòa án khi các thành viên mãn hạn nhiệm kỳ, ở cuộc bầu cử đầu tiên : 7 người sẽ mãn nhiệm sau 3 năm, 7 người sẽ mãn nhiệm sau 6 năm và họ được chỉ định qua rút thăm do tổng thư ký UN thực hiện ngay sau cuộc bầu cử đầu tiên. cứ 3 năm thì thành phần của tòa lại được đổi mới 1/3. 2.Thẩm quyền hoạt động a.Thẩm quyền giải quyết tranh chấp i.Quyền được đưa vấn đề ra tòa Điều 20 quy chế của Toà án quốc tế về luật biển quy định: “1. Toà án được để ngỏ cho các quốc gia thành viên; 6
  7. 2. Toà án được để ngỏ cho các thực thể không phải là quốc gia thành viên trong tất cả các trường hợp đã được quy định trong rõ trong phần XI hay cho mọi tranh chấp được đưa ra theo mọi thoả thuận khác, giao cho Toà án một thẩm quyền được tất cả các bên trong vụ tranh chấp chấp nhận ” Như vậy, các bên được quyền đưa tranh chấp ra trước Toà án bao gồm:Các quốc gia thành viên, các quốc gia không thành viên, các thể nhân, pháp nhân, tổ chức quốc tế. ii.Những trường hợp Tòa có thẩm quyền Toà có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia theo ba cách: •Chấp nhận thẩm quyền của Toà án theo từng vụ việc Trong trường hợp các quốc gia thành viên Công ước chưa ra tuyên bố chấp nhận trứơc thẩm quyền của Toà án khi ký, phê chuẩn hay tham gia Công ước, nếu xảy ra tranh chấp giữa họ hay giữa một bên là quốc gia thành viên và một bên không là quốc gia thành viên thì thẩm quyền của Toà án chỉ được hình thành bằng thoả thuận của hai bên đồng ý đưa vụ việc ra trước Toà án.Thoả thuận phải ghi rõ các bên liên quan, vấn đề tranh chấp, các lập luận viện dẫn, yêu cầu đối với Toà án, chỉ định thẩm phán ad hoc. Trong thoả thuận, các bên liên quan cũng có thể đề nghị áp dụng thủ tục xét xử rút gọn phù hợp với Điều 28 nội quy của Toà án. •Chấp nhận trước thẩm quyền của Toà án trong các điều ước quốc tế Theo khoản 2 Điều 288 Công ước, Toà án có thẩm quyến xét xử bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích hay áp dụng một điều ước quốc tế có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng một điều ươc quốc tế có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng một điều ước quốc tế có liên quan đến mục đích của Công ước và đã được đưa ra cho Toà án theo đúng quy định của điều ước này. Thẩm quyền của Toà án còn được xác lập hoặc thong qua các điều khoản đặc biệt trong các điều ước quốc tế thừa nhận trước thẩm quyền của Toà án. Thông thường trong các điều ước, hiệp ước quốc tế đa phương và song phương có những điều khoản đặc biệt trù bị cho khả năng xảy ra tranh chấp trong việc giải thích và thực hiện các điều ước quốc tế, trong đó quy định việc các bên thống nhất sẽ đưa tranh chấp ra trước Toà án. Khi tranh chấp xảy ra, các bên có thể đơn phương kiện ra Toà án, cũng có thể cùng ký một thoả thuận đưa vụ việc ra Toà án để phân xử. Đến nay đã có 7 điều ước quốc tế quy định thẩm quyền xét xử của Toà án quốc tế về luật biển. •Chấp nhận trước thẩm quyền của Toà án bằng một tuyên bố đơn phương Khi tranh chấp xảy ra giữa hai quốc gia thành viên đều có tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của Toà án thì một bên có quyền đơn phương đưa vụ kiện này ra trước Toà án.Trong đơn cần phải trình bày rõ vụ việc, lập luận các bên và yêu cầu Toà án xét xử nội dung gì. 7
  8. Các tranh chấp liên quan đến đáy biển giữa các quốc gia thành viên đều có thể được đưa ra trước: _ Một viện đặc biệt của Toà án quốc tế về luật biển được lập ra như quy định tại Điểu 15 và Điều 17 Phụ lục VI, theo yêu cầu của các bên tranh chấp; _ Một Toà ad hoc của Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển được lập ra như quy định tại Điểu 36 phụ lục VI, theo yêu cẩu của bất kỳ bên tranh chấp nào(Điều 188 Công ước). Đối với các tranh chấp liên quan đến đáy biển giữa các quốc gia thành viên và các bên khác (tổ chức quốc tế, thể nhân và pháp nhân), Công ước quy định:Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển của Toà án quốc tế về luật biển có thẩm quyền xét xử các loại tranh chấp về những hoạt động tiến hành trong vùng đáy biển giữa một quốc gia là thành viên và cơ quan quyền lực, giữa các bên kí kết hợp đồng ( dù các bên này là các quốc gia thành viên, là Cơ quan quyền lực, xí nghiệp tư nhân, xí nghiệp của Nhà nước hoặc các thể nhân, pháp nhân) (Điều 187). Đối với tranh chấp có tổ chức quốc tế là một bên, Toà án có thể, theo đòi hỏi của bên kia hoặc theo chủ ý của mình, yêu cầu tổ chức chức quốc tế phải cung cấp trong một thời hạn thích hợp các thông tin về tổ chức, về các quốc gia thành viên và thẩm quyền của tổ chức quốc tế để xem tổ chức quốc tế đó có đủ tư cách đưa vụ việc ra trước Toà án hay không. Các thể nhân hay pháp nhân tham gia vào một vụ tranh chấp liên quan đến đáy biển phải được một quốc gia thành viên bảo trợ mới được đệ đơn kiện một quốc gia thành viên khác. iii.Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến •Việc giải thích và áp dụng CƯ Tòa có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp được đưa ra trước Tòa phù hợp với phần XV của CƯ liên quan đến việc áp dụng và giải thích CƯ theo Đ288(1) và Đ21 phụ lục VI. Và Thỏa thuận liên quan đến việc thực thi phần XI CƯ. Giới hạn và ngoại lệ của việc áp dụng các thủ tục bắt buộc được quy định ở đ297 và 298 CƯ. Tuy nhiên, mọi trah chấp liên quan đến đ297 và 298 có thể được đưa ra Tòa nếu các bên thỏa thuận. •Việc giải thích và áp dụng các thỏa thuận khác Theo điều 288(2) Tòa án cũng có thẩm quyền đối với những tranh chấp liên quan đên việc giải thích và áp dụng các thỏa thuận quốc tế khác liên quan đến mục đích của CƯ hay tất cả những vấn đề của bất kỳ một thỏa thuận nào trao thẩm quyền cho Tòa theo đ21 Quy chế… 8
  9. Hiện nay có 10 thỏa thuận đa phương đã trao thẩm quyền cho ITLOS Hơn nữa điều 22 phụ lục VI cũng cho phép các bên của những điều ước đã có hiệu lực và liên quan đến một vấn đề do CƯ đề cập có thể thỏa thuận đưa những tranh chấp phát sinh từ những điều ước này ra Tòa •Quyết định một vụ tranh chấp có thuộc thẩm quyền của Tòa hay không Trong trường hợp có tranh cãi về vấn đề Tòa án có thẩm quyền hay không sẽ do Tòa án quyết định. Điều này đc quy định rõ trong điều 288(4) và điều 58 Nội quy Tòa án •Đưa ra các biện pháp tạm thời Nếu Tòa án được đề nghị xét một vụ tranh chấp theo đúng thủ tục và thấy prima facie là mình có thẩm quyền theo phần XV hay fần 5 của fần XI thì Tòa án có thể đưa ra các biện pháp tạm thời để bảo vệ quyền lợi của các bên tranh chấp hay bảo vệ môi trường trong khi chờ quyết định cuối cùng(Đ290(1) CƯ và Đ25(1) phụ lục VI) Tòa chờ lập một tòa trọng tài xét xử vụ tranh chấp..Nếu sau 2 tuần từ khi có yêu cầu đưa ra các biện pháp bảo đảm mà các bên vẫn chưa thỏa thuận được đưa yêu cầu này lên tòa khác, Tòa có quyền đưa ra các biện pháp tạm thời nếu thấy prima facie là Tòa sắp được lập ra sẽ có thẩm quyền hoặc tính chất cấp bách của tình hình đòi hỏi phải như vậy. (đ29(5)) •Việc yêu cầu thả ngay tầu thuyền và thủy thủ đoàn Tòa cũng có thẩm quyền trong việc thụ lý đơn yêu cầu việc thả ngay tàu thuyền và thủy thủ đoàn bị bắt.(đ292) Khi các nhà chức trách của một quốc gia thành viên đã bắt giữ tàu mang cờ của một qg thành viên khác và thấy rằng qg bắt giữ chiếc tàu đã không tuân theo các quy định của CƯ về việc thả ngay tàu thuyền và thủy thủ đoàn bị bắt sau khi đã nộp bảo lãnh hợp lý hay một một khoản đảm bảo tài chính khác thì vấn đề thả tàu thuyền hay thủy thủ đoàn phải đuwocj đưa ra trc Tòa nếu trong vòng 10 ngày sau khi bắt giữ, các bên không thỏa thuận được đưa lên một tòa nào khác. Và việc khởi kiện chỉ có thể đc tiến hành bởi QG có tàu mang cờ hay nhân danh QG tàu mang cờ. •Thẩm quyền của Viện giải quyết tranh chấp liên quan đến đáy biển Viện giải quyết tranh chấp liên quan đến đáy biển có thẩm quyền đối với những tranh chấp liên quan đến các hoạt động ở Vùng như được liệt kê trong điều 187, điểm a-f CƯ. Các bên của tranh chấp có thể là Cơ quan quyền lực Vùng hay Xí nghiệp, hay các Xí nghiệp của Nhà nước hoặc các tự nhiên nhân hay pháp nhân được nêu cụ thể trong điều 153, khoản 2(b). 9
  10. Những tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng phần XI, CƯ và các phụ lục liên quan sau đó có thể được đưa lên một viện đặc biệt của Tòa theo yêu cầu của các bên, hoặc một Viện ad hoc của Viện giải quyết tranh chấp liên quan đến đáy biển theo yêu cầu của bất kỳ một bên naò (đ188, khoản 1). Những tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng hợp đồng nêu ở 187 điểm c(i)của CƯ theo yêu cầu của một bên phải được đưa ra trước một Tòa trọng tài thương mại bắt buộc, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.Tòa trọng tài thương mại này không có thẩm quyền giải thích vCƯ, nếu vụ trnah chấp liên quan việc giải thích CƯ thì vấn đề giải thích sẽ do Chamber này quyết định. (Convention, article 188, paragraph 2). The Seabed Disputes Chamber không có thẩm quyền đối với việc CƠ quan quyền lực thi hành các quyền tùy ý của mình và không được tuyên bố việc các quy tắc, quy định hay thủ tục của Cơ quan quyền lực có phù hợp với CƯ hay không hay là tuyên bố các quy tắc, quy định hay thủ tục đó là vô hiệu (Convention, article 189) b.Thẩm quyền tư vấn i.Tư vấn theo CƯ Viện giải quyết tranh chấp liên quan đến đáy biển có thẩm quyền đưa ra ý kiến tư vấn theo yêu cầu của Đại hội đồng hay Hội đồng về những vấn đề pháp lý trong khuôn khổ hoạt động của họ.(Convention, articles 159, paragraph 10, and 191). ii.Dựa trên các thỏa thuận quốc tế Tòa án cũng có thẩm quyền đưa ra ý kiến tư vấn về những vấn đề pháp lý nếu một thỏa thuận quốc tế liên quan đến mục đích của CƯ quy định việc đệ trình lên Tòa yêu cầu xin ý kiến tư vấn. (Rules, article 138, paragraph 1) Câu 6: So sánh cơ cấu tổ chức và thẩm quyền hoạt động của ITLOS và ICJ? Trả lời * Cơ cấu tổ chức: - Giống: + Thành viên của Tòa phải là những nhân vật nổi tiếng nhất về công bằng và liêm khiết, có năng lực và phẩm chất tốt. + Thành viên của Tòa được bầu bằng phiếu kín, có nhiệm kỳ nhất định và có quyền tái cử, không thể có hai thành viên có cùng quốc tịch. 10
  11. + Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Anh và tiếng Pháp. - Khác: Yếu tố so sánh ICJ ITLOS Cơ sở pháp lí Được điều chỉnh bởi các Điều Theo Phụ lục VII, Công ước 2 – 33 của Quy chế TAQT Liên hợp quốc về luật biển (Statute of the Court) và Điều 1 – 18, 32 – 37 của Luật của Tòa (Rules of the Court) Lựa chọn Toàn thể tòa gồm một hội đồng Số thành viên của Tòa án thành viên và thẩm phán độc lập với 15 thành gồm 21 quan tòa độc lập nhiệm kỳ viên đại diện cho hệ thống được tuyển chọn trong số pháp luật thế giới. các nhân vật nổi tiếng nhất về công bằng và liêm khiết, có năng lực rõ ràng trong lĩnh vực Luật Biển. Số thành viên Việc lựa chọn các thành viên Thành phần của tòa phải của Tòa không căn cứ vào quốc tịch hay đảm bảo có sự đại diện của khu vực. Tuy nhiên, trên thực các hệ thống pháp lý chủ yếu tế, những năm gần đây hội của thế giới và một sự phân đồng thẩm phán thường bao chia công bằng về mặt địa gồm: 5 thẩm phán đại diện cho lý. Mỗi quốc gia thành viên mỗi quốc gia thành viên có quyền chỉ định nhiều nhất thường trực HĐBA, 3 thẩm là 2 người. các thành viên phán của Châu Á, 3 thẩm phán của tòa án sẽ được tuyển của Châu Phi, 2 thẩm phán của chọn trên danh sách đề cử, 11
  12. Mỹ Latin, 1 của Tây Âu, và 1 nhưng tòa không thể có quá của Đông Âu 1 công dân của cùng 1 quốc gia. Việc bầu cử Công việc bầu cử được thực Các thành viên của tòa được các thành viên hiện đồng thời tại Đại Hội bầu bằng bỏ phiếu kín, là của Tòa Đồng và Hội Đồng Bảo An. Cả những ứng cử viên đạt được 2 cơ quan này hoàn toàn độc số phiếu bầu cao nhất và lập trong việc bầu cử và không phải được 2/3 số quốc gia có bất kỳ sự phân biệt nào giữa thành viên có mặt và bỏ các thành viên thường trực, phiếu. không thường trực của HĐBA. Ứng viên trúng cử là người nhận được đại đa số phiếu của cả ĐHĐ và HĐBA. Nhiệm kỳ Các thẩm phán thành viên của Nhiệm kỳ của các thành viên ICJ có nhiệm kỳ 9 năm và có là 9 năm và có quyền tái cử. thể được bầu lại, nhưng đặc để duy trì tính liên tục của biệt trong nhiệm kỳ đầu tiên sẽ tòa án khi các thành viên có 5 thẩm phán có nhiệm kỳ 3 mãn hạn nhiệm kỳ, ở cuộc năm và 5 thẩm phán có nhiệm bầu cử đầu tiên: 7 người sẽ kỳ 6 năm được chọn theo mãn nhiệm sau 3 năm, 7 phương pháp rút thăm ngay sau người sẽ mãn nhiệm sau 6 khi trúng cử (để đảm bảo 3 năm và họ được chỉ định qua năm một lần bầu thay đổi số rút thăm do tổng thư ký UN 12
  13. thành viên của ICJ). Các thành thực hiện ngay sau cuộc bầu viên của ICJ sẽ nhận được cử đầu tiên. Và cứ 3 năm thì quyền ưu tiên và miễn trừ thành phần của tòa lại được ngoại giao trong quá trình thực đổi mới 1/3. thi công việc của mình. Việc bầu cử để lựa chọn thẩm phán thành viên cho ICJ được thực hiện 3 năm 1 lần, mỗi lần chọn 5 thẩm phán. * Thẩm quyền: - Giống: cả ICJ và ITLOS đều có hai thẩm quyền là thẩm quyền giải quyết tranh chấp và thẩm quyền tư vấn. - Khác: Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp: ICJ giải quyết các tranh chấp quốc tế trong tất cả mọi lĩnh vực, ITLOS chỉ giải quyết những tranh chấp thuộc phạm vi Luật biển. Cụ thể: Yếu tố so sánh ICJ ITLOS Điều khoản Điều 36(1) Quy chế Tòa án Điều 20, Quy chế Tòa án quy định Quốc tế Quốc tế về Luật biển Chủ thể tranh Giải quyết các tranh chấp phát Giải quyết các tranh chấp chấp được giải sinh giữa các chủ thể là các giữa Các quốc gia thành viên, quyết quốc gia, không phân biệt quốc các quốc gia không thành 13
  14. gia đó có phải là thành viên viên, các thể nhân, pháp nhân, Liên Hợp Quốc hay không. tổ chức quốc tế. ( Chỉ quốc gia mới được yêu ( Các quốc gia, thể nhân, pháp cầu giải quyết tranh chấp) nhân, tổ chức quốc tế đều có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp) Cơ sở thẩm + Trong mọi trường hợp xảy ra + Khi tranh chấp xảy ra, các quyền tranh chấp, thẩm quyền của tòa bên có thể đơn phương kiện ra được xác định trên cơ sở ý chí Toà án, cũng có thể cùng ký của chủ thể đang tranh chấp một thoả thuận đưa vụ việc ra (các bên tranh chấp). Toà án để phân xử. + Khi thẩm quyền của Tòa + Chấp nhận trước thẩm được xác lập thì thẩm quyền quyền của Toà án bằng một này là độc lập, dựa trên ý chí tự tuyên bố đơn phương nguyện từ các bên hữu quan, + Khi tranh chấp xảy ra giữa mà không bị bất cứ sức ép hai quốc gia thành viên đều có chính trị hay kinh tế nào. tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của Toà án thì một bên có quyền đơn phương đưa vụ kiện này ra trước Toà án. + Đối với tranh chấp có tổ chức quốc tế là một bên, Toà án có thể, theo đòi hỏi của bên 14
  15. kia hoặc theo chủ ý của mình, yêu cầu tổ chức quốc tế phải cung cấp trong một thời hạn thích hợp các thông tin về tổ chức, về các quốc gia thành viên và thẩm quyền của tổ chức quốc tế để xem tổ chức quốc tế đó có đủ tư cách đưa vụ việc ra trước Toà án hay không. + Các thể nhân hay pháp nhân tham gia vào một vụ tranh chấp liên quan đến đáy biển phải được một quốc gia thành viên bảo trợ mới được đệ đơn kiện một quốc gia thành viên khác. Về thẩm quyền tư vấn: ICJ ITLOS Theo yêu cầu của các cơ quan chính 1, Tư vấn theo CƯ của Liên hợp quốc và các tổ chức Viện giải quyết tranh chấp liên quan chuyên môn được Đại hội đồng cho đến đáy biển có thẩm quyền đưa ra ý phép. Thẩm quyền này được quy định kiến tư vấn theo yêu cầu của Đại hội 15
  16. tại điều 96 Hiến chương LHQ: đồng hay Hội đồng về những vấn đề Đại hội đồng hay Hội đồng bảo an có pháp lý trong khuôn khổ hoạt động của thể yêu cầu Tòa án quốc tế cho ý kiến họ.(Convention, articles 159, paragraph tư vấn về mọi vấn đề pháp lý. 10, and 191). Các cơ quan khác của Liên Hợp Quốc 2, Dựa trên các thỏa thuận quốc tế và các tổ chức chuyên môn, mà lúc Tòa án cũng có thẩm quyền đưa ra ý nào cũng được Đại hội đồng cho phép, kiến tư vấn về những vấn đề pháp lý cũng có quyền hỏi ý kiến tư vấn của nếu một thỏa thuận quốc tế liên quan Tòa án quốc tế về những vấn đề pháp đến mục đích của CƯ quy định việc đệ lý có thể đặt ra thong hoạt động của trình lên Tòa yêu cầu xin ý kiến tư vấn. mình. (Rules, article 138, paragraph 1) Mặc dù chỉ mang tính chất tham khảo và không có tính ràng buộc, những ý kiến tư vấn của ICJ có uy tín cũng như giá trị pháp lý rất lớn. Chúng góp phần phát triển luật pháp quốc tế và thúc đẩy quan hệ hòa bình giữa các quốc gia. Ngoài ra, Tòa còn có các dạng thẩm quyền khác (liên quan đến các vấn đề có tính tạm thời và hỗn hợp) như: thẩm quyền của Tòa đối với một tranh chấp liên quan đến chính thẩm quyền của Tòa đối với vụ việc; thẩm quyền của Tòa trong việc kiểm soát trình tự xét xử; thẩm quyền của Tòa đối với 16
  17. các biện pháp bảo hộ tạm thời; và việc chấm dứt các vụ tranh chấp… 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2