intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cây càng cua (Càng cua chín mé)

Chia sẻ: Dfsfds Fsdfdsf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

57
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cây càng cua (Càng cua chín mé) .Cây càng cua còn gọi là cây Càng cua chín mé Mô tả : Cây thân mềm, thuộc thảo, lá mọc so le, cành so le, để nhánh tại nách lá ngắn, diện tích từ 1 -2 cm2 , phiến lá hình trái xoan, cuống lá hình tim, đầu nhọn, thân và lá trong xanh, mọng nước, Gân lá thường có 5 gân, hoa nhỏ mọc ở đọt, thường kết hạt nhỏ li ti kết trên cuống hoa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cây càng cua (Càng cua chín mé)

  1. Cây càng cua (Càng cua chín mé)
  2. Cây càng cua còn gọi là cây Càng cua chín mé Mô tả : Cây thân mềm, thuộc thảo, lá mọc so le, cành so le, để nhánh tại nách lá ngắn, diện tích từ 1 -2 cm2 , phiến lá hình trái xoan, cuống lá hình tim, đầu nhọn, thân và lá trong xanh, mọng nước, Gân lá thường có 5 gân, hoa nhỏ mọc ở đọt, thường kết hạt nhỏ li ti kết trên cuống hoa.
  3. Phân bố, thu hái và chế biến: Cây mọc khắp nơi ở nước ta, thường mọc nơi có độ ẩm cao, ở vườn hay chậu kiểng... đều mọc tốt . Lâu ngày, cây bò rộng thành bụi, phát tán hạt, mọc nhiều cây con. Hạt có tính tiềm sinh cao, tồn tại lâu khi ở môi trường khô khắc nghiệt, khi có ẩm độ tốt lại phát triển thành cây. Làm thuốc thường dùng tươi vì cây mọc suốt 4 mùa. Nhân dân thường trộn với rau sống ăn tươi hoặc tái cùng thịt bò, ăn rất bổ và mát. Tính vị quy kinh: (theo nghiên cứu của tác giả) vị chua, tính mát vào kinh can và thận. Tác dụng: Mát gan, thanh nhiệt bổ thận âm, tiêu độc, lượng huyết.ứng dụng lâm sàng: diều trị các thể bệnh: thận nhiệt, can nhiệt, huyết nhiệt, huyết độc, nội nhiệt, ban càng cua, bệnh chín mé.
  4. Liều dùng: Uống 50 - 100g tươi mỗi ngày. Kinh nghiệm dùng cây Càng cua của tôi. Tôi thường cho các bệnh nhân có nhiệt nóng dùng cây Càng cua giã nát, vắt nước uống hoặc chần tái ăn với thịt bò. Ăn từ 5 đến 7 ngày thì kết quả tốt, cơ thể mát dịu bình hoả (thường dùng tốt với các mạch tượng: huyền, sác, khẩu tế...).theo kinh nghiệm gia truyền, dùng rau Càng cua chữa bệnh ban cua, chín mé (Sưng, nhiễm khuẩn đầu ngón tay chân..) hiệu quả cao, sau đây là vài bệnh án điển hình: Bệnh nhân Lê thị Ng., tổ 52, An Hải Đông: Sưng ngón tay trỏ bàn tay trái, mưng đỏ, lan đỏ khắp bàn tay, không mủ, đau nhức vô cùng, không co duỗi được ngón tay, uống kháng sinh một tuần nhưng không đỡ.
  5. Bệnh nhân đến tôi khám, tôi chẩn đoán viêm nhiệt, tích nhiệt độc tại chỗ do nhiễm khuẩn, loại chín mé. Tôi cho uống Ngân kiều, Bại độc tán và dùng cây Càng cua giã nát với vài hạt muối sống để bó ngón tay. Kết quả, sau 1 ngày bớt đau nhức, 2 ngày hết đỏ bàn tay, 3 ngày tụ mủ đầu ngón tay, bật mủ 5 ngày sau lành hẳn. Chỉ để lại di chứng nhỏ là gân ngón trỏ hơi co không duối hết ngón tay, nhưng ngón tay vẫn cử động bình thường. Nguyễn thị L...tổ 41 C An Hải Đông, Trần quang H...tổ 49 An Thượng, phường Bắc Mỹ An cũng sưng đau ở ngón tay, ngón chân đến tôi điều trị đều cho kết quả tương tự. Bệnh nhân Huỳnh N...40 tuổi, Công ty thương mại Đà Nẵng. Khám bệnh ngày 8/9/1989. Bệnh nhân đến trong tình trạng phát sốt, đau lưng, đau co rút người, cúi ngửa đều đau, nằm co kiểu lưng tôm thì đỡ đau. Sắc mặt nhợt do đau, lưỡi đỏ rêu bẩn, thở mệt hơi ngấn, tiếng nói nhỏ. Bệnh nhân đau như vậy đã 10 ngày, vẫn đi làm, đã uống thuốc cảm Tây y. 2 ngày trước khi đi khám, bệnh nhân bắt đầu sốt, uống hạ sốt giảm, sau đó lại sốt cao, rồi đau còng lưng rút người. Ăn ít, ngủ ít, do
  6. đau, khát nước thích uống mát, tiểu vàng, đại tiện táo, mạch trầm, sác lưỡng xích đoản. Khám người thấy rải rác có ban nổi lấm tấm ở 2 vai, hông sườn: ngang thắt lưng vùng thận du có một mảng ban đỏ ẩn dưới da, to bằng cỡ bàn tay, có nhiều tia đỏ hướng ngoại. Tôi luận trị: Bệnh nhân cảm lâu ngày vẫn đi làm, tà khí lục dâm vào sâu, lâu ngày kích động, hoá nhiệt, thiêu đốt huyết, tạo thành huyết độc, xuất ra thành ban. Uống thuốc kìm hãm , nọc độc ban không phát ra được tích lại thành huyết nhiệt độc, nguyên khi bệnh nhân lại yếu, thận khí hư yếu, nhiệt độc thừa cơ nhập thận, gây đau xương cốt, ảnh hưởng gân làm rút người. Đó là bệnh Ban cua. Chú thích: Ngân kiều bại độc thang gia giảm. Ngân hoa 16 g, Liên kiều 16g, thạch cao 8g, Cát cánh 12 g, Hoàng liên 12g, Hạ khô thảo 16g, Đơn bì 12g, Bồ công anh 16g, Đẳng sâm 16g, Sài hồ 10g, Tiền hồ
  7. 10g, xuyên khung 10g, Chỉ xác 10g, Khương hoạt 12g, Độc hoạt 12g, Phục linh 14g, Cam thảo 6g, Ngân kiều thạch hộc thang. Kim ngân hoa 16g, Liên kièu 16g, thạch hộc 16g, thục địa 20g, Toàn nhục 16g, Hoài sơn 16g, Phục linh 12g, Trạch tả 12g, Đơn bì 10g, Tri mẫu 10g, Hoàng bá 10g, Thạch cao 10g Trên đây là những kinh nghiệm lâm sàng khi dùng cây thuốc nam Càng cua phối hợp chữa bệnh của tôi. Xin giới thiệu để quý đồng nghiệp và bạn đọc tham khảo và thử ứng dụng nhằm làm phong phú thêm kinh nghiệm điều trị bằng cây thuốc nam dân tộc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2