intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CÂY CHANH

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

101
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Canh có tên khác là mạy sló, mác chang (Tày), má điêu (thái), chứ hở câu (Mông), piều sui (Dao), thuộc họ Cam- Rutaceae. Có nhiều loại như chanh giấy, chanh núm, chanh đào, chanh tứ thời... Tất cả đều là cây trồng lâu đời và phổ biến ở nước ta. Đó là loài cây nhỡ, có gai. Lá mọc so le, mép khía răng. Hoa màu trắng, phớt tím, thơm. Quả hình cầu vỏ mỏng nhẵn, màu vàng nhạt, vị rất chua. Lá và vỏ quả vò ra có mùi tinh dầu thơm mát. Nhiều bộ phận của...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CÂY CHANH

  1. CÂY CHANH Canh có tên khác là mạy sló, mác chang (Tày), má điêu (thái), chứ hở câu (Mông), piều sui (Dao), thuộc họ Cam- Rutaceae. Có nhiều loại như chanh giấy, chanh núm, chanh đào, chanh tứ thời... Tất cả đều là cây trồng lâu đời và phổ biến ở nước ta. Đó là loài cây nhỡ, có gai. Lá mọc so le, mép khía răng. Hoa màu trắng, phớt tím, thơm. Quả hình cầu vỏ mỏng nhẵn, màu vàng nhạt, vị rất chua. Lá và vỏ quả vò ra có mùi tinh dầu thơm mát. Nhiều bộ phận của cây chanh được dùng làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian. - Lá có vị cay ngọt, tính ôn. Chữa cảm cúm, nhức đầu Lá chanh dùng riêng hoặc phải hợp với lá bưởi, lá tre, hương nhu, cúc tần (mỗi thứ 30g), bạc hà (20g), sả (2 củ), tỏi (3 nhánh), dùng tươi, cho vào nồi nấu với nước đến sôi, xông cho ra mồ hôi Chữa bí đái, đầy bụng ở trẻ em: Lá chanh ( 1 nắm) giã nát, đắp vào rốn.
  2. Chữa mụn rò lâu ngày có mủ. Lá chanh, lá quýt rừng hoặc bưởi bung, tinh tre (mỗi thứ 30g), phơi hoặc sấy khô tán bột mịn, rắc hằng ngày - Rễ có vị đắng, tính ôn, được dùng chữa ho: Rễ chanh (10g), vỏ rễ dâu (10g), lá trắc bá (8g). Tất cả thái nhỏ, sao vàng, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày. - Quả có vị chua, ngọt, tính bình. Dịch quả chanh pha với muối, đường là thứ nước uống mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải khát, chống nôn, phòng viêm nhiễm, làm ra mồ hôi chữa cảm, sốt, bệnh thiếu Vitamin C. Vỏ quả phơi khô (4- 12g) sắc uống chữa đau bụng, ăn không tiêu. Múi quả ngậm với ít muối, nuốt nước dần dần chữa viêm họng, ho. Để có chanh dùng quanh năm, có thể muối chanh theo cách sau: Quả chanh loại vỏ mỏng) để cả cuống, lau sạch, xếp úp vào vại, đặt một vỉ lên trên để khi đổ nước vào, chanh không nổi. Đun nước muối thật mặn, để nguội, đổ vào chanh cho ngập. - Hạt có vị đắng, chát, tính bình. Chữa táo bón: Hạt chanh vừa tách ra khỏi múi quả (10-20g) ngâm ngay vào một chén nước nóng trong vài giờ. Chất nước dính bao quanh hạt sẽ nở và tan ra cho một dung dịch đặc nháy, thêm đường, uống làm một lần trong ngày
  3. chữa ho trẻ em: Hạt chanh (10g), hoa đu đủ đực (15g), lá hẹ (15g). Tất cả đem nghiền nát, rồi trộn với nước (20ml) thêm mật ong hoặc đường kính, uống làm ba lần trong ngày. Dùng vài ngày. Chữa rắn cắn: Hạt chanh tươi hay phơi khô (10g) nhai nhỏ, nuốt nước dần dần, lấy bã đắp vào vết cắn . CÂY BƯỞI BUNG . Tác dụng của cây Bưởi bung: Cây bưởi bung còn có một số tên khác là bái bài, cứt sát, bí bái cái hay mác thao sang (Tày), co dọng dạnh (Thái), cô nèng (K’ho). - Đặc điểm: Cây nhỏ, phân cành nhiều, cao 1 – 3m hoặc hơn, lá mọc đối, có cuống dài, thuôn, mép nguyên vò nát có mùi thơm, hơi giống lá bưởi nên hay gọi là bưởi bung. Cụm hoa hình gù, mọc ở kẻ lá ở đầu cành; hoa màu trắng có mùi thơm. Quả hạnh hình cầu, khi chín màu vàng nhạt, ăn được. Tránh nhầm với cây cơm rượu (Glycosmis pentaphylla Correa) vì cũng có nơi gọi là bưởi bung. Hoa thường nở vào tháng 7 đến tháng 9, cho quả vào tháng 10 đến tháng 11, phân bố mọc hoang ở Miền núi và trung du. - Thành phần hoá học: Lá có tinh dầu tỷ lệ 1,25%; alcaloid acronycin. - Cách dùng: Rễ và lá thu hái quanh năm. Rễ đào lên, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Lấy lá bánh tẻ không sâu hay vàng úa.
  4. - Công dụng: Ngày dùng 8 – 20g rễ sắc, ngâm rượu chữa các bệnh: phong thấp, đau lưng, chân tay tê mỏi, ứ huyết sau đẻ, mụn nhọt, chốc lở, rắn cắn. Ngày dùng 6 – 12g rễ, lá sắc chữa phụ nữ đẻ kém ăn Lấy lá giã đắp, hoặc lá, vỏ thân nấu lấy nước rửa đặc trị các bệnh ngoài da như chốc lở, mụn nhọt hay rắn cắn. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh bị các bệnh như chốc lở, rôm sẩy, ngứa lở, hạt kê, mụn thì lấy lá giã đắp chữa bệnh rất hữu hiệu vì giai đoạn trẻ sơ sinh không được lạm dụng thuốc tây, tôi đã chữa cho con tôi và các bé sơ sinh khác rất hiệu quả.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2