intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cây đậu rồng

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

383
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cây đậu rồng có tên khoa học là Psophocarpus tetragonolobus. Ngoài ra, đậu rồng còn có các tên khác như: đậu khế, đậu xương rồng (vì có 4 cạnh giống như quả khế hoặc thân cây xương rồng).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cây đậu rồng

  1. Cây đậu rồng Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Cây đậu rồng có tên khoa học là Psophocarpus tetragonolobus. Ngoài ra, đậu rồng còn có các tên khác như: đậu khế, đậu xương rồng (vì có 4 cạnh giống như quả khế hoặc thân cây xương rồng). Đậu rồng thuộc họ đậu (Fabaceae), là loại cây dây leo nên cần làm giàn mới ra nhiều hoa, cho nhiều quả. Nếu chăm sóc tốt, đậu rồng sinh trưởng và cho quả liên tục hầu như quanh năm. Quả đậu rồng thường dài 7 - 10 cm, có 4 cạnh, trên cạnh có răng cưa, thắt lại ở 2 đầu quả. Thường thu hái non để làm rau ăn dưới dạng các món xào rất có giá trị. Kết quả phân tích của các nhà dinh dưỡng thì trong hạt đậu rồng có 30 - 37% prôtit, 28 - 31% gluxit; trong quả non có từ 1,9 - 2,9% prôtit, 3,1 - 3,9% gluxit. Hạt đậu rồng màu nâu, hình trái xoan hoặc dẹt 2 đầu có nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho con người, đặc biệt là trẻ em và người già như các axit amin (lysin, menthionin, cystin), canxi…do đó có thể sử dụng hạt đậu rồng để làm nguyên liệu chế biến bột dinh dưỡng, có thể thay thế sữa mẹ để điều trị bệnh suy dinh dưỡng trẻ em. Lá đậu rồng cũng có thể sử dụng làm thức ăn chăn nuôi gia súc rất tốt vì giàu đạm và chất dinh dưỡng. Cây đậu rồng ưa trồng nơi đất tốt, giàu mùn, đất thịt nhẹ hoặc đất thịt pha cát, có điều kiện tưới tiêu tốt. Là cây có nguồn gốc nhiệt đới nên nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng và phát triển từ 18 - 30 0C. Hiện nay nhiều nơi đã trồng đậu rồng quanh nhà, trước sân vừa làm giàn che bóng mát cho mảnh sân vừa lấy rau ăn hàng ngày. Những nơi trồng nhiều đậu rồng thành hàng hóa tập trung để cung cấp rau sạch cho bà con phố phường như ở
  2. các vùng ven đô Nha Trang, Qui Nhơn, Bình Định, Củ Chi… đem lại lợi nhuận lớn. Cây đậu rồng dễ trồng, dễ chăm sóc, hầu như rất ít sâu bệnh nên không phải phun thuốc trừ sâu, chi phí đầu tư ít mà giá trị dinh dưỡng lại cao. Nếu chỉ làm rau ăn thì mỗi nhà chỉ cần trồng vài 3 gốc quanh sân vừa làm giàn che bóng mát vừa lấy rau ăn quanh năm. Đậu rồng gieo bằng hạt sau khi đã cuốc lật kỹ đất, xới cho tơi xốp, bón nhiều phân hữu cơ và một ít Supe lân. Tháng 8, tháng 9 gieo hạt sau khi đã ngâm ủ cho hạt nứt nanh. Chỉ khoảng 1 tuần đến 10 ngày là cây bắt đầu leo giàn. Nếu là trồng trước sân thì làm giàn cao 2,5 - 3 m, có thể dùng các cây tre, cây hóp bắc giàn hoặc dùng dây thép để căng giàn. Nếu trồng thành hàng hóa ngoài đồng thì trồng theo luống rộng 1 - 1,2 m, trên trồng 2 hàng và bắc giàn chữ A như giàn dưa leo, giàn đậu đũa. Thường xuyên pha nước phân chuồng đã ngâm ủ hoai mục trộn với 5% đạm Urê để tưới. Khi cây bắt đầu ra hoa, đậu quả cần bón thêm Kali thì quả mới chắc, hạt mới giàu dinh dưỡng, chất lượng mới tốt. Sau mỗi lứa thu hái lại bón phân và tưới nước, vun xới cho cây bền gốc, ra nhiều hoa, đậu nhiều trái. Thu quả khi quả đã đầy cạnh, màu xanh sáng, hạt còn non để xào hoặc nấu canh. Đậu rồng xào với thịt heo hoặc thịt bò vừa bổ, vừa ngon.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2