intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cây Huyền Sâm – cây thuốc quý trong y học cổ truyền

Chia sẻ: Dfsfds Fsdfdsf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

91
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cây Huyền Sâm – cây thuốc quý trong y học cổ truyền .Một cây thuốc rất quý, được dùng nhiều trong y học cổ truyền. Một cây thuốc, qua điều tra dược liệu toàn quốc, thấy rất hiếm ở rừng núi Việt Nam. Một cây thuốc di thực đã được thuần hoá và đưa vào trồng trọt đại trà từ nhiều năm nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cây Huyền Sâm – cây thuốc quý trong y học cổ truyền

  1. Cây Huyền Sâm – cây thuốc quý trong y học cổ truyền
  2. Một cây thuốc rất quý, được dùng nhiều trong y học cổ truyền. Một cây thuốc, qua điều tra dược liệu toàn quốc, thấy rất hiếm ở rừng núi Việt Nam. Một cây thuốc di thực đã được thuần hoá và đưa vào trồng trọt đại trà từ nhiều năm nay. Cây thuốc này có trong danh mục 52 vị thuốc dựa vào nguồn trồng trọt trong nước là chính. Cây thuốc đó quý như Sâm nhưng lại có màu đen nên gọi là Huyền sâm.
  3. Huyền sâm còn gọi là Bắc Huyền sâm vì nó được nhập từ Trung Quốc. Huyền sâm có tên khoa học là : Scrophularia ningpoensis Hemsl. Thuộc họ Mõm sói (Gueule de loup, Scrophulariaceae). Có tài liệu còn gọi là Scrophularia buergeriana Mig. Dược điển Việt Nam quy định rễ cây Scrophularia buergeriana đều dùng được cả và gọi chung là Radix scrophularia. Là cây thân thảo, cao từ 1,5m đến 2m, Huyền sâm có thân vuông, màu xanh, có rãnh dọc, 4 góc thân hơi phình ra. Lá hình trứng, đầu nhọn, mọc đối, chéo chữ thập, giống như lá các cây thuốc họ Hoa môi (Lamiaceae). Cuống lá ngắn. Phiến lá dài 3-8cm, rộng 2-6cm. Mép lá có răng cưa đều. Lá phía dưới to hơn phía trên. Hoa có cuống ngắn, mọc thành chùm, trông như bông, ở đầu ngọn hoặc đầu cành. Hoa hình ống hơi phình ở giữa thắt ở phía trên, có 5 cánh không đều màu tím nhạt. Rễ Huyền sâm là rễ cọc, phình thành củ. Lúc mới thu hoạch có màu trắng xám, sau khi chế biến củ biến thành màu đen. Công dụng và liều dùng
  4. Theo y học cổ truyền, Huyền sâm có vị đắng ngọt, hơi mặn tính hàn, vào hai kinh phế và thận. Công năng của nó là tư âm, giáng hoả, lương huyết và giải độc, tác dụng chữa bệnh khá rộng rãi. Huyền sâm dùng để chủ trị các chứng sốt cao, cuồng loạn, phiền khát, viêm họng, viêm amidan, các bệnh thời khí ôn nhiệt, phát ban, bốc nóng, sưng viêm, sốt xuất huyết, sốt âm ỉ buổi chiều, sốt do mụn nhọt, kết hạch... Nếu dùng độc vị thì dùng 20g. Sắc uống trong ngày. - Bài thuốc của Diệp Quyết Tuyên: chữa Viêm cổ họng, viêm amidan. (Bài thuốc của Diệp Quyết Tuyên) Huyền sâm 10g Cam thảo 3g
  5. Cát cánh 5g Mạnh môn 8g Thăng ma 3g Sắc uống trong ngày. - Bài thuốc của cố Lương y Lê Trần Đức: chữa khá hiệu nghiệm các bệnh: Viêm não cấp, sốt xuất huyết, sốt phát ban, sốt đỏ da (Ru-bê-ôn), sốt bại liệt trẻ em (P.A.A), cùng các chứng sốt cao co giật, sốt cơn (không rét) nóng ấm kéo dài, mê sảng, táo bón, khô khát (mất nước) sưng họng, viêm phổi. Bài thuốc này gồm:
  6. Huyền sâm, Mạch môn, Ngưu tất, Hạt muồng sao mỗi vị 20g, Dành dành 12g. Sắc uống, ngày một thang. Nếu sốt cao 380 thì gia Lá tre xanh 20g Sốt tới 39o uống thêm bột Thạch cao nung 12g Viêm não cấp thì gia quả Hoè, rễ Bươm bướm mỗi vị 12g. Có táo bón thì thêm Chút chít 4g. Sốt xuất huyết thì gia cỏ Nhọ nồi 20g, Hoa hoè 10g. Sốt phát ban thì gia Kim ngân hoa 12g, Bột thạch cao nung 12g.
  7. Sốt đỏ da thì gia Thổ phục linh 20g; Tỳ giải, ý dĩ mỗi vị 16g. Sốt bại liệt trẻ em thì gia Cẩu tích, Ba kích mỗi vị 8g, Xương bồ 3g Chú ý: Người huyết áp thấp, đường huyết thấp, hay ỉa chảy không nên dùng. Trong khi dùng không ăn mướp đắng, ốc và hến.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2