intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cây lúa và sự phát triển

Chia sẻ: Phan Thi Ngoc Giau | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

387
lượt xem
96
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo sách 'cây lúa và sự phát triển', nông - lâm - ngư, nông nghiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cây lúa và sự phát triển

  1. Cây lúa và sự phát triển Bài 1: Cây lúa Một nhánh lúa là một chồi bao gồm có: rễ, thân, lá, có thể có hoặc không có bông.
  2. Rễ: rễ lúa là loại rễ chùm, rễ lúa có hai loại: a) rễ mầm mọc từ phôi hạt, có tác dụng hút nước và chất dinh dưỡng đến lúc cây có 3 lá và b) rễ đốt: mọc ra từ các đốt thân nằm dưới mặt đất, có tác dụng hút chất dinh dưỡng nuôi cây, trao đổi không khí, giữ cho cây lúa đứng vững.
  3. Thân: là loại thân thảo. Thời kỳ mạ và lúa non: thân lúa do các bẹ lá tạo thành. Sau khi làm đốt, thân lúa do các lóng và đốt tạo thành, bên ngoài có bẹ lá bao bọc.Số lóng trên mỗi thân phụ thuộc vào giống: giống dài ngày 7-8 lóng, giống trung ngày 6-7 lóng và giống ngắn ngày có 4-5 lóng.
  4. Lá: có lá mầm và lá thật. Lá mầm mọc trong quá trình ngâm ủ và thời gian đầu sau khi gieo. Lá thật là lá mọc trong quá trình sinh trưởng sinh dưỡng của cây lúa và tồn tại trong suốt quá trình sinh trưởng của cây lúa. Số lá trên cây phụ thuộc vào giống: giống dài ngày ≥ 20 lá, giống trung ngày 16-18 lá, giống ngắn ngày 12- 15 lá. Hoa và hạt lúa: - Hoa lúa: Do có nhiều hoa trên một bông lúa, quá trình trỗ lại không đồng thời nên hoa lúa nở theo quy luật từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong. Thời gian nở hoa phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết: nếu thuận lợi, nhiệt độ thích hợp, đủ nắng, trời quang mây, gió nhẹ hoa nở rộ vào 8-9 giờ sáng; nếu trời nắng nóng hoa lúa sẽ nở sớm vào lúc 7-8 giờ sáng; nếu trời âm u, thiếu ánh sáng hoặc gặp rét hoa
  5. lúa sẽ trỗ muộn từ 12-14 giờ trưa. Thời gian phơi màu, thụ tinh của hoa lúa từ khi nở vỏ trấu đến lúc khép lại khoảng 50-60 phút - Hạt lúa: mỗi một hạt lúa được hình thành từ một hoa lúa. Các hạt lúa xếp xít và gối lên nha tạo thành bông lúa. Tuỳ vào các giống lúa khác nhau mà độ dài bông, số lượng hạt cũng như mật độ xếp hạt của bông lúa khác nhau.
  6. Cây lúa và sự phát triển Bài 2: CÁC THỜI KỲ VÀ GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LÚA Sơ đồ Phát triển: Nếu tính theo thời kỳ sinh trưởng thì cây lúa có 3 thời kỳ sinh trưởng chính: 1. Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng: tính từ lúc hạt thóc nảy mầm đến khi bắt đầu vào giai đoạn phân hoá hoa lúa (trên thực tế người ta tính từ khi gieo mạ, cấy lúa, cây lúa đẻ nhánh tới số nhánh tối đa)
  7. 2. Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: tính từ lúc bắt đầu phân hoá hoa lúa đến khi lúa trỗ bông và thụ tinh (bao gồm từ: làm đòng - phân hoá đòng, đến trỗ bông - bông lúa thoát khỏi lá đòng, nở hoa, tung phấn, thụ tinh.
  8. 3. Thời kỳ chín: sau khi thụ tinh, bông lúa bước vào kỳ chín, kết thúc thời kỳ này là bông lúa chín hoàn toàn, sau đó tiến hành thu hoạch hạt thóc. Nếu tính theo giai đoạn sinh trưởng thì cây lúa có 10 giai đoạn sinh trưởng: 1. Giai đoạn trương hạt. 2. Giai đoạn hạt nảy mầm. 3. Giai đoạn đẻ nhánh. 4. Gian đoạn phát triển lóng thân. 5. Giai đoạn phân hoá hoa. 6. Giai đoạn trỗ bông. 7. Giai đoạn nở hoa thụ phấn, thụ tinh.
  9. 8. Giai đoạn hạt chín sữa. 9. Giai đoạn hạt chín sáp. Giai đoạn hạt chín hoàn toàn.
  10. Cây lúa và sự phát triển Bài 3: SỰ KHÁC NHAU Ở CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LÚA Mỗi một giống lúa có thời gian sinh trưởng nhất định. Dựa vào thời gian sinh trưởng của các giống lúa, người ta chia thành các nhóm giống ngắn ngày, nhóm giống trung ngày và nhóm giống dài ngày.
  11. Thời gian sinh trưởng của một giống lúa được tính theo ngày. Số ngày sinh trưởng của giống lúa được tính từ ngày gieo mạ (hoặc sạ) đến ngày thu hoạch (hạt lúa chín hoàn toàn). Thời gian sinh trưởng của một giống lúa cũng thay đổi (nhưng không lớn) nếu gieo trồng ở các thời vụ khác nhau, trong những điều kiện thời tiết, khí hậu, chân đất khác nhau. Số ngày ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng thay đổi theo giống lúa (giống lúa ngắn ngày thì số ngày trong thời kỳ này rút ngắn và ngược lại). Số ngày ở các thời kỳ sinh trưởng sinh thực và thời kỳ chín được ổn định ít hoặc nhiều. Như vậy sự khác nhau trong suốt thời gian sinh trưởng được quyết định bởi số ngày ở kỳ sinh trưởng sinh dưỡng.
  12. Bài 4: THỜI KỲ SINH TRƯỞNG SINH DƯỠNG CỦA CÂY LÚA Nếu tính theo thời gian sinh trưởng thì Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng của cây lúa bao gồm từ giai đoạn: hạt nảy mầm, đẻ nhánh, phát triển lóng thân (cây lúa đẻ nhánh tới số nhánh tối đa). Kết thúc thời kỳ này, cây lúa sẽ bước vào giai đoạn phân hoá hoa (giai đoạn đầu tiên của Thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Trong thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng thì số dảnh và diện tích lá được tăng lên một cách tối đa và kết thúc ở cuối thời kỳ. Các yếu tố nhiệt độ cũng như quang chu kỳ
  13. đều ảnh hưởng rất lớn đến thời kỳ này. Đồng thời các yếu tố trên có thể làm tăng, hoặc giảm thời gian của thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng. Các giống có thời gian sinh trưởng khác nhau thì thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng cũng có thời gian khác nhau, các giống càng dài ngày thì thời gian sinh trưởng sinh dưỡng càng dài. Ngoài ra, kỹ thuật chăm sóc, bón phân… cũng ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng sinh dưỡng của cây lúa.
  14. Cây lúa và sự phát triển Bài 5: THỜI KỲ SINH TRƯỞNG SINH DƯỠNG CỦA CÂY LÚA: THỜI KỲ M Ạ Đối với lúa gieo thẳng (lúa sạ), sau thời kỳ nảy mầm là thời kỳ cây con rồi bước vào thời kỳ đẻ nhánh khi cây có 4-5 lá thật. Còn ở lúa cấy thì phải qua thời kỳ mạ. Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng của cây mạ có thể chia thời kỳ mạ ra 2 thời kỳ nhỏ: thời kỳ mạ non và thời kỳ mạ khoẻ. Thời kỳ mạ non được tính từ lúc gieo đến khi ra được 3 lá thật. Trong thời kỳ này vì phôi nhũ tiếp tục phân giải để cung cấp cho mầm và rễ nên tốc độ hình thành các lá đầu tương đối nhanh, vì kích thước lá còn nhỏ nên nhu cầu dinh dưỡng không đáng kể. Mặt khác ở dưới mặt đất rễ phôi cũng bắt đầu phát triển và bước
  15. đầu hình thành vài lứa rễ đầu tiên, số lượng rễ không nhiều. Thời kỳ này khả năng chống chịu của cây mạ kém. Thời kỳ mạ khoẻ tính từ khi cây mạ có 4 lá thật cho đến khi nhổ cấy. Kết thúc thời kỳ 3 lá, cây mạ chuyển sang thời kỳ sống tự lập, chất dự trữ trong phôi nhũ đã sử dụng hết, cây mạ phải trực tiếp đồng hoá dinh dưỡng từ môi trường để sống và phát triển. Thời kỳ này chiều cao cây mạ tăng rõ, có thể ra 4-5 lứa rễ, do vậy khả năng chống chịu cũng tăng lên rõ rệt. Tuỳ thuộc vào giống, mùa vụ, phương pháp, kỹ thuật làm mạ… mà thời kỳ mạ dài hay ngắn. Tuy thời kỳ mạ kéo dài không nhiều nhưng có ý nghĩa đáng kể trong toàn bộ quá trình sinh trưởng của cây lúa, bởi nếu tạo được mạ tốt, mạ khoẻ là làm cơ sở cho quá trình đẻ nhánh và các quá trình sinh trưởng tiếp theo diễn ra một cách thuận lợi.
  16. Bài 6: THỜI KỲ SINH TRƯỞNG SINH DƯỠNG CỦA CÂY LÚA: GIAI ĐOẠN ĐẺ NHÁNH Sau khi cấy, cây lúa bén rễ, hồi xanh rồi bước ngay vào thời kỳ đẻ nhánh. Đây cũng là thời kỳ có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ đời sống của cây lúa và quá trình tạo năng suất của cây lúa sau này.
  17. Nếu điều kiện ngoại cảnh thuận lợi thì sau khoảng 5-7 ngày cây lúa có thể bén rễ, hồi xanh (trong vụ mùa, hè thu); nếu điều kiện khí hậu thời tiết bất thuận như: trời lạnh, âm u, thiếu ánh sáng… thì thời gian bén rễ hồi xanh có thể kéo dài đến 15-20 ngày, có khi kéo dài 25-30 ngày (vụ chiêm xuân ở các tỉnh phía Bắc).
  18. Ở thời kỳ đẻ nhánh, cây lúa sinh trưởng nhanh và mạnh. Thời kỳ này cây lúa tập trung vào các quá trình phát triển của bộ rễ, ra lá và đẻ nhánh. Thời kỳ đẻ nhánh là thời kỳ quyết định đến sự phát triển diện tích lá và số bông, do đó cần chú ý đến các biện pháp kỹ thuật nhằm làm tăng diện tích lá để tăng khả năng quang hợp và tăng số bông hữu hiệu là yếu tố quan trọng để tăng năng suất lúa.
  19. Cây lúa và sự phát triển Bài 7: THỜI KỲ SINH TRƯỞNG SINH THỰC CỦA CÂY LÚA Nếu tính theo thời gian sinh trưởng thì thời kỳ sinh trưởng sinh thực của cây lúa bao gồm từ: phân hoá hoa đến khi lúa trỗ bông, thụ tinh. Nếu tính theo vòng đời: cây lúa có 10 giai đoạn sinh trưởng trong vòng đời thì có thể tính 3 giai đoạn tiếp theo sau thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng của cây lúa thuộc giai đoạn sinh trưởng sinh thực là: 4. Giai đoạn phân hoá hoa
  20. 5. Giai đoạn trỗ bông 6. Giai đoạn nở hoa thụ phấn thụ tinh. Giai đoạn phân hoá hoa và hình thành cơ quan sinh sản (còn gọi là quá trình làm đòng) được phân chia làm nhiều bước khác nhau. Có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này, nhưng tóm lại giai đoạn này trải qua các bước: phân hoá điểm sinh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2