intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cây ngò rí

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

167
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngò rí còn gọi là rau mùi, một trong những loại rau gia vị phổ biến, được ăn thêm cùng với các loại rau và thức ăn khác, hoặc dùng trang trí lên món ăn làm tăng thêm phần hấp dẫn. Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này Ngoài ra thân, lá cây ngò còn được dùng để nấu nước gội đầu cho thơm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cây ngò rí

  1. Cây ngò rí Ngò rí còn gọi là rau mùi, một trong những loại rau gia vị phổ biến, được ăn thêm cùng với các loại rau và thức ăn khác, hoặc dùng trang trí lên món ăn làm tăng thêm phần hấp dẫn. Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này Ngoài ra thân, lá cây ngò còn được dùng để nấu nước gội đầu cho thơm. Hạt có chứa tinh dầu dùng trong công nghiệp chế rượu và xà phòng thơm. Hơn nữa hạt ngò còn là dược liệu chữa bệnh sởi... Ở nước ta, cây ngò rí có thể trồng quanh năm, thuận lợi nhất trong vụ
  2. đông xuân từ tháng 10, 11 năm trước đến tháng 2, tháng 3 của năm sau. Tuy nhiên để có thu nhập cao từ cây ngò, người dân có thể trồng vào đầu mùa mưa (khoảng tháng 4 tháng 5 DL). Có lúc cây ngò có giá rất cao từ 30.000 đến 60.000 đồng/kg. Cây ngò tuy dễ trồng, ít bị sâu gây hại nhưng do trồng trong mùa mưa nên bệnh hại thường tấn công nhất là bệnh thối nhũn, làm cây héo dần và chết. Bệnh do nấm Rhizoctonia sp. Bệnh phát sinh và gây hại ở phần tiếp giáp với thân gần mặt đất. Nơi bị bệnh hại xâm nhập bị thâm đen, thân teo tóp lại, cổ rễ bị thối, trên đó có xuất hiện một lớp nấm màu trắng xám. Quan sát kỹ nơi bị bệnh có những hạch nấm dẹt, khi mới có màu trắng sau chuyển dần sang màu nâu nhạt rồi đậm dần.
  3. Hạch nấm được phát hiện trong nguồn rơm rạ mà người dân dùng phủ lên mặt luống sau khi gieo hạt. Trong điều kiện thuận lợi các sợi nấm liên kết lại với nhau tạo thành hạch nấm, chúng tồn tại trong đất và sẽ nẩy mầm khi chúng được kích thích bởi dịch tiết ra từ cây ký chủ hoặc khi bón phân hữu cơ vào đất. Nấm Rhizoctonia sản sinh ra các enzyme và độc tố thực vật. Các độc tố này giết chết mô chủ, khi phân hủy sẽ giải phóng chất hữu cơ làm nấm tiếp tục tăng trưởng. Cây ngò tuy dễ trồng nhưng dễ mẫn cảm với phân bón và thuốc hóa học. Do đó khi bị bệnh xâm nhập sẽ làm thiệt hại năng suất đáng kể. Để phòng trị bệnh do nấm trên gây ra, khi gieo trồng cần lưu ý một số các biện pháp sau:
  4. 1/ Làm đất: Dọn sạch dư thừa thục vật, xới xáo đất cho tơi xốp, lên luống cao 25-30 cm. Bón lót phân chuồng được ủ hoai mục hoặc phân hữu cơ sinh học. 2/ Chọn hạt giống tốt: Đem ngâm trong nước ấm khoảng 35-37oC trong vòng 30 phút rồi trộn với tro bếp và đem gieo hạt. Lượng hạt cần khoảng 1kg/1.000m2 đất. 3/ Bón phân thúc: - Lần 1: 7-10 ngày sau gieo cây có khoảng 1-2 lá thật. Pha loãng 5 kg urê + 5 kg super lân. - Lần 2 : 7 ngày sau lần 1. Pha loãng 5 kg urê + 5 kg super lân.
  5. Chú ý: Ngưng bón phân trước khi thu hoạch từ 7-10 ngày. Trong mùa mưa có thể giảm số lần tưới và cần làm giàn che tránh bị dập lá. 4/ Dùng thuốc hóa học: Khi phát hiện cây bị bệnh, ngưng việc bón phân. Quan sát, gom dọn nguồn bệnh ra khỏi luống trồng, dùng thuốc trừ bệnh. Một trong những thuốc có hiệu quả để phòng trị bệnh do nấm hạch (Rhizoctonia) là Validamycin 3 DD hoặc 5 DD. Đây là thuốc có nguồn gốc sinh học an toàn cho người sử dụng. Liều lượng sử dụng cho cây ngò khoảng 15-20 cc/bình 8 lít nước, phun đều cho cây trồng, nếu bệnh phát sinh nặng thì chúng ta phải phun lặp lại lần hai cách lần phun thứ nhất 5-7
  6. ngày. Ngoài ra có thể sử dụng thuốc hóa học đặc trị dạng huyền phù như VIVIL 5 SC, thuốc hấp thu nhanh qua lá, ít bị rửa trôi và không để lại vết bẩn trên cây trồng, thuốc an toàn ít độc cho người và gia súc. Lưu ý: Nên phun khi triệu chứng bệnh bắt đầu xuất hiện, phun ướt đều nơi có vết bệnh. Sau những cơn mưa dài ngày hoặc có áp thấp nhiệt đới, nấm bệnh phát triển rất mạnh cho nên chúng ta có thể phun thuốc phòng ngừa sau những ngày này. Tuân thủ theo 4 nguyên tắc đúng và đảm bảo thời gian cách ly để sản phẩm được an toàn. Vệ sinh đồng ruộng thường xuyên, không nên vứt cây bị bệnh chết bừa bãi ngoài đồng mà phải thu gom lại và đem tiêu hủy tàn dư thực vật.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2