intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cây nhãn xuồng cơm vàng

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

179
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỹ thuật cho quả ra trái mùa: Khoảng 2 tháng một lần dùng cào sắt 3 răng xới nhẹ xung quanh gốc cây nhãn rồi bón cho mỗi gốc (4-5 năm tuổi ) 0,7 kg phân NPK (20:20:15) sau đó tưới nước đủ ẩm cho cây. Đồng thời dùng kéo cắt những cành không có khả năng cho trái nằm ở phía bên trong tán cây để cây tập trung dinh dưỡng cho các cành còn lại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cây nhãn xuồng cơm vàng

  1. Cây nhãn xuồng cơm vàng Kỹ thuật cho quả ra trái mùa: Khoảng 2 tháng một lần dùng cào sắt 3 răng xới nhẹ xung quanh gốc cây nhãn rồi bón cho mỗi gốc (4-5 năm tuổi ) 0,7 kg phân NPK (20:20:15) sau đó tưới nước đủ ẩm cho cây. Đồng thời dùng kéo cắt những cành không có khả năng cho trái nằm ở phía bên trong tán cây để cây tập trung dinh dưỡng cho các cành còn lại.
  2. Sau xử lý một thời gian cây nhãn sẽ ra một đợt đọt mới (nếu lúc xử lý lá nhãn đã già thì thời gian ra đọt mới sẽ nhanh hơn là xử lý khi lá nhãn còn non). Đọt mới phát triển dài khoảng 40-50cm sẽ ra đợt đọt thứ hai, khi đợt đọt thứ hai dài 10-15cm chúng sẽ ra bông... Cứ thế, mỗi năm xử lý vài lần, cây nhãn sẽ cho nhiều đợt trái trong năm (đợt nào trùng với vụ chính sẽ cho trái nhiều nhất). Kết quả: mỗi chùm lại cho nhiều trái hơn và trái cũng to hơn (do số trái trên cây ít nên được cây tập trung dinh dưỡng nhiều hơn). Nếu được thu hoạch rải vụ như vậy nhãn xuồng cơm vàng sẽ bán được giá cao hơn nhiều so với lúc chính vụ, nhất là vào dịp tết Nguyên đán. Chú ý: Những đợt xử lý trùng vào lúc các giống nhãn khác không có trái, thì những chùm nhãn xuồng cơm vàng sẽ có sức hấp dẫn sâu bệnh, nhất là dơi phá trái nhiều hơn, vì thế phải chú ý phòng trừ dơi và sâu bệnh, tốt nhất nên bao chùm trái lại.
  3. Phương pháp cứu cây ăn trái bị đổ do bão Khi muốn cứu cây đổ ngã bà con đều có thể áp dụng theo phương pháp sau đây: Ngay sau bão: - Kịp thời đậy kín gốc cây bị đổ bằng cách đắp đất hoặc vật liệu có thể có như rơm rạ, lá cây… để rễ cây không bị nắng, gió làm khô rễ. Cây cứu sống được hay không phụ thuộc vào tỷ lệ rễ cây bị khô nhiều hay ít. - Cắt bỏ lá, cắt ngọn, cành. Cắt nhiều hay ít, cao hay thấp tuỳ thuộc vào đường kính, chiều cao cây và nhân lực, phương tiện dựng cây đứng lại. - Trên các vết cắt dùng mỡ xe hoặc đất sét, vôi tôi… chít kín các lỗ mạch gỗ để không cho nước thoát ra từ vết cắt. - Dùng bẹ chuối hoặc lá cây, bao tải…. bó buộc quanh thân để hạn chế nước thoát từ vỏ. Không dùng bạt Nilông, chất làm nóng vỏ cây. Sau khi đã bình ổn bão:
  4. - Gỡ phần gốc che phủ, dùng cưa cắt bớt rễ to, trên vết cắt cũng bôi mỡ xe ở phần gỗ, phần vỏ bôi thuốc kích thích ra rễ hiện đang bán rất nhiều trên thị trường có kèm theo hướng dẫn sử dụng. - Nhờ người và các phương tiện hỗ trợ có thể có để dựng cây đứng lên, chống giữ cây đứng ổn định, tưới nước vừa đủ ẩm, sau một thời gian cây sẽ ra cành, lá mới. - Khi cây ra lá bà con dùng phân bón lá phun vào lá theo hướng dẫn sử dụng có ghi ở bao bì phân bón. Trên đây là một giải pháp cứu cây đổ do bão và cũng có thể áp dụng khi bà con bứng cây có kích thước lớn đưa đi nơi khác trồng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1