intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CÂY SÂM NGọC LINH TạI TỉNH QUảNG NAM

Chia sẻ: Tu Oanh05 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

138
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Vài nét về cây sâm Ngọc Linh Sâm Ngọc Linh là một cây sâm mới trên thế giới được phát hiện tại Việt Nam. Trước kia, nhiều nhà khoa học cho rằng chi Panax họ Nhân sâm chỉ có ở miền Bắc VN. Tuy nhiên, trong kháng chiến, Ngành dược Khu Trung Trung bộ, thực hiện chủ trương tìm nguồn cây cỏ, quyết phải tìm cho ra cây sâm chi Panax, mặc dù chỉ có trong tay một số tài liệu ít ỏi. Nǎm 1973, Khu Y tế Trung Trung bộ cử một tổ công tác 4 người đi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CÂY SÂM NGọC LINH TạI TỉNH QUảNG NAM

  1. CÂY SÂM NGọC LINH TạI TỉNH QUảNG NAM 1. Vài nét về cây sâm Ngọc Linh Sâm Ngọc Linh là một cây sâm mới trên thế giới được phát hiện tại Việt Nam. Trước kia, nhiều nhà khoa học cho rằng chi Panax họ Nhân sâm chỉ có ở miền Bắc VN. Tuy nhiên, trong kháng chiến, Ngành dược Khu Trung Trung bộ, thực hiện chủ trương tìm nguồn cây cỏ, quyết phải tìm cho ra cây sâm chi Panax, mặc dù chỉ có trong tay một số tài liệu ít ỏi. Nǎm 1973, Khu Y tế Trung Trung bộ cử một tổ công tác 4 người đi điều tra phát hiện cây sâm theo hướng chân núi Ngọc Linh, địa phận Tỉnh Kontum. Sáng ngày 19-3-1973, Tổ điều tra gặp hai cây sâm đầu tiên và buổi chiều đã phát hiện một vùng sâm rộng lớn ở một vùng đất Kontum. [http://agriviet.com]> Cây sâm chỉ mọc ở độ cao từ 1200 m trở lên. Cho tới nay chỉ có 2 tỉnh Kontum và Quảng Nam là có cây sâm này mọc tập trung ở chân núi Ngọc Linh cao 2578 m, do đó mà được đặt tên là sâm Ngọc Linh. Cây sâm Ngọc Linh thuộc loại cây thảo, cao 80 - 100 cm. Thân rễ nằm ngang trên hoặc dưới mặt đất độ 1-3 cm, mang rễ con và củ.
  2. Thân rễ có sẹo, nhiều đốt. Các thân mang lá. Tương ứng với một thân mang lá là một đốt dài khoảng 0,5-0,7 cm. Trên đỉnh của thân mang lá là các lá mọc vòng, có 5-7 lá chét với phiến lá hình trứng ngược. Hoa mọc giữa các lá thẳng với thân. Quả dài độ 0,8-1,0 cm, rộng khoảng 0,5-0,6 cm, màu đỏ khi chín. Cây mọc dưới tán rừng. Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là thân rễ củ. Cũng có thể dùng lá và rễ con. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về cây sâm Ngọc Linh. Tên khoa học của cây được công nhận là Panax vietnamesis Ha et Grushy, họ Nhân sâm Araliaceae, công bố tại Viện thực vật Kamarov (Liên Xô trước đây) nǎm 1985 do Hà Thị Dung và I.V. Grushvistky đặt tên. Nǎm 1974-1975, Viện Dược liệu (Bộ Y tế) nghiên cứu thấy thành phần saponin triterpenic của tam thất, nhân sâm và sâm Ngọc Linh có 9 hoặc 11 chất có Rf ngang nhau, màu giống nhau ở hai hệ dung môi khác nhau [1]. Theo Nguyễn Minh Đức (nǎm 1994) thì từ sâm Ngọc Linh đã chiết được 50 hợp chất, xác định cấu trúc hoá học gồm 26 hợp chất có cấu trúc đã biết và 24 saponin pammaran có cấu trúc mới. Sâm Ngọc Linh chứa chủ yếu các saponin triterpenic [2], nhưng cũng là một trong những cây sâm có hàm lượng saponin khung pammaran cao nhất (khoảng 12-15%) và số lượng saponin nhiều nhất so với các loài khác của chi Panax trên thế giới. Sâm Ngọc Linh có 14 acid béo, 16 acid amin (trong đó có 8 acidamin không thay thế được), 18 nguyên tố đa lượng, vi lượng.
  3. Việc nghiên cứu tái sinh cây sâm Ngọc Linh từ Callus cũng đã thành công [3]. Nguyễn Ngọc Dung, Ngô Kế Sương và Phạm Khánh Phong Lan đã xác định được số nhiễm sắc thể của sâm Ngọc Linh mọc tự nhiên và cây tạo bằng đường sinh học là ngang nhau [4]. Bộ Lâm nghiệp (trước đây) có một vài công trình điều tra cơ bản cây sâm Ngọc Linh. Trung tâm Khoa học sản xuất sâm VN thuộc Bộ Y tế đã nghiên cứu và chế nhiều thuốc từ cây sâm này, như thuốc Vina-ginseng extractum có nhiều công dụng quý như bổ toàn thân, trị suy nhược cơ thể, bổ thần kinh và sinh dục, tǎng sức, trí nhớ... 2. Tỉnh Quảng Nam phát hiện cây sâm và điều tra cơ bản Tháng 7 nǎm 1978, sau một thời gian nghiên cứu, Ty Y tế Quảng Nam-Đà Nẵng đã cử cán bộ dược lên vùng cao Huyện Trà My, giáp với chân núi Ngọc Linh về phía Đông và đã phát hiện cây sâm Ngọc Linh mọc hoang tại đây. Tiếp theo đó là các đợt điều tra cơ bản và định hình. Tháng 10/1978, một tổ thứ hai lên vùng núi Ngọc Linh với nhiệm vụ ước lượng sơ bộ diện tích sâm mọc. Kết quả là tìm ra được một vùng dài hàng chục kilomét, có trữ lượng khoảng 6000-7000 cây, mật độ từ 1 m2/cây đến 7,8 m2/cây. Nǎm 1979, Ty Y tế tổ chức điều tra ở 5 xã của Huyện Trà My có sự giúp đỡ của Trường đại học Y Dược Thành phố HCM. Kết quả là đã tìm thấy 1337 cây trong 211 ô tiêu chuẩn; Trọng lượng trung bình thân rễ sâm là 5,26 gam, số thân có trọng lượng trên 25 gam là
  4. 7,39%; Số thân rễ có trên 10 sẹo (ước tính trên 8 nǎm tuổi) là 36,9%. Đã thu được 1 thân rễ có 52 sẹo (ước tính trên 50 nǎm tuổi), đường kính 1,2 cm[5]. Các cuộc điều tra cơ bản còn cho biết cách dùng làm thuốc dân gian của cây sâm. Đồng bào dân tộc Sê Đǎng vùng cao dùng sâm Ngọc Linh làm thuốc cầm máu, lành vết thương, làm thuốc bổ, nhất là người mới ốm dậy. Nhân dân còn coi đây là cây thuốc quí, chữa nhiều bệnh như sốt rét, đau bụng, chảy máu, phù nề... Từ các kinh nghiệm dân gian và các công trình nghiên cứu, Trạm nghiên cứu dược liệu Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (trước đây) và Xí nghiệp dược phẩm Đà Nẵng đã chế các dược phẩm như tinh sâm quy Ngọc Linh, sâm quy mật ong... có chứa sâm Ngọc Linh. 3. Thành lập Trại dược liệu Trà Linh nhân giống cây sâm Ngọc Linh Để bảo vệ và phát triển cây thuốc quý này cùng với một số cây ôn đới khác, UBND Tỉnh đã cho thành lập Trại dược liệu Trà Linh. Trại đã hoạt động từ khi thành lập cho đến nay.Tính đến tháng 4 nǎm 1987, Trại đã thu được 53,3 kg thân rễ, trồng được 81 ngàn cây. Đến tháng 9 nǎm 1992, Trại đã có 100 000 cây. Từ nǎm 1985, Trại đã áp dụng các biện pháp bón phân và chǎm sóc để tǎng nǎng suất thân rễ, tǎng tỷ lệ nảy mầm, tǎng tỷ lệ cây sống. Nhưng chỉ từ tháng 1 nǎm 1995, việc nghiên cứu mới tiến hành một cách hệ thống hơn, hướng vào việc nhân giống và tǎng diện tích trồng; đã làm các thí nghiệm nhân giống cây bằng lai hữu tính và vô tính, và vận động bà con dân
  5. tộc thiểu số trong vùng nhận giống về trồng với một kinh phí khá lớn. Kết quả bước đầu là số lượng hạt đậu và thu được trên một cây sâm đã tǎng từ 6,7 hạt lên 10,2 hạt. Tỷ lệ nảy mầm của hạt gieo trên nền đất đạt 75% nhờ cách chọn hạt tốt ở những cây trên 1 nǎm tuổi khoẻ mạnh... Tỷ lệ nảy mầm của hạt gieo trên túi polyethylen cũng không khác tỷ lệ hạt gieo trên nền đất. Tỷ lệ cây sống khi trồng đại trà là 95%. Về nhân giống vô tính, Trạm đã chọn cách ươm đoạn đầu của thân rễ trong túi polyethylen và ươm đoạn thân rễ trên mặt đất. Kết quả bước đầu cho thấy tỷ lệ sống và đâm chồi của đoạn đầu thân rễ cây sâm là 65%. Đáng chú ý là cây nhân giống theo cách này mọc khoẻ, nhanh, ra hoa sớm, nǎng suất thân rễ và củ cao hơn so với cây mọc từ hạt. Trong nhân giống cây sâm Ngọc Linh, vị trí của phân bón và các yếu tố đa lượng và vi lượng rất quan trọng. Bằng cách nhân giống hữu tính và vô tính, Trạm dược liệu đã có 223.000 cây con. Trạm đã xây dựng quy trình trồng cây sâm Ngọc Linh và phổ biến cho nhân dân trong vùng thực hiện [6]. 4. Nhận xét chung và kết luận Cây sâm Ngọc Linh là một cây thuốc quý của Tỉnh Quảng Nam và có thể nói là của cả nước. Do tính chất quý hiếm và có tác dụng chữa bệnh phục hồi sức khoẻ tốt nên trong những nǎm qua cây sâm Ngọc Linh bị khai thác quá nhiều, có nguy cơ bị tuyệt chủng. Cần phải có những biện pháp cấp thiết để bảo vê, nuôi trồng và phát triển. Để làm việc này phải giải quyết nhiều vấn đề, trước mắt và cấp bách là
  6. vấn đề trồng trọt như tạo giống, bón phân và kỹ thuật trồng, chǎm sóc ... Đặc biệt, với cây sâm quý, yêu cầu trồng và chǎm sóc rất khó, vì vậy cần phải chú ý nghiên cứu chế độ phân bón đa lượng, vi lượng, các yếu tố kỹ thuật để nâng cao nǎng suất, rút ngắn thời gian thu hoạch như phá thời kỳ ngủ đông, nhổ cây trồng lại hàng nǎm ... Một thuận lợi lớn là Tỉnh đã có một trạm dược liệu chuyên lo trồng cây sâm tại chính nơi cây mọc hoang ở độ cao 1850 m so với mặt biển, là cơ sở lý tưởng để tiếp tục làm những thử nghiệm về trồng trọt trong điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu nguyên sản. Nhưng cũng có nhiều khó khǎn như thiếu tài liệu tham khảo, thiếu nguồn kinh phí đầu tư cho nghiên cứu và phát triển. Những nhận xét, những kết luận trên mới là sơ bộ và có lẽ còn phải kiểm chứng thêm, nhưng rất quý. Có được những kết quả trên là nhờ sự chỉ đạo của các cơ quan chức nǎng của Tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng và của cán bộ dược trong Tỉnh. Việc nghiên cứu khoa học về cây sâm Ngọc Linh còn tiếp tục. Rất mong được sự giúp đỡ của các cơ quan trung ương. TàI LIệU THAM KHảO 1. Kỷ yếu nghiên cứu KH-KT dược nǎm 1971-1975. Bộ Y tế. Nxb. Y học, Hà Nội, 1977, tr. 86 2. Nguyễn Ngọc Dung. Nhân giống sâm Ngọc Linh (Panax vietnamesis) bằng con đường sinh học. Nxb. Nông nghiệp Tp. HCM. 195, tr. 43.
  7. 3. Nguyễn Ngọc Dung. Nhân giống sâm Ngọc Linh (Panax vietnamesis) bằng con đường sinh học. Nxb. Nông nghiệp Tp. HCM. 195, tr. 52 4. Nguyễn Ngọc Dung. Nhân giống sâm Ngọc Linh (Panax vietnamesis) bằng con đường sinh học. Nxb. Nông nghiệp Tp. HCM. 195, tr. 100 5. Báo cáo điều tra trữ lượng, khoanh vùng cây sâm K5 Tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng Tháng 9.1979 của Ty y tế Quảng Nam- Đà Nẵng 6. Báo cáo tóm tắt tổng kết đề tài khoa học áp dụng một số biện pháp kỹ thuật trong tạo giống gieo trồng nhằm bảo vệ, nuôi trồng và phát triển nguồn sâm K5 tại Trà Linh- Trà My (Quảng Nam ) của Công ty dược phẩm Quảng Nam-Đà Nẵng. 1977.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0