intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cây thuốc vị thuốc Đông y – CÂY BA CHẠC & CÂY ACTISO

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

115
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

ACTISO (菊芋) Folium et Flos Cynarae scolymi Tên khoa học: Cynara scolymus L., họ Cúc (Asteraceae). Mô tả: Lá nhăn nheo, dài khoảng 1 - 1,2 m, rộng khoảng 0,5 m hay được chia nhỏ. Phiến lá xẻ thùy sâu hình lông chim, mép thuỳ khía răng cưa to, đỉnh răng cưa thường có gai rất nhỏ, mềm. Mặt trên lá màu nâu hoặc lục, mặt dưới màu xám trắng, lồi nhiều và những rãnh dọc rất nhỏ, song song. Lá có nhiều lông trắng vón vào nhau. Vị hơi mặn chát và hơi đắng. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cây thuốc vị thuốc Đông y – CÂY BA CHẠC & CÂY ACTISO

  1. Cây thuốc vị thuốc Đông y – CÂY BA CHẠC & CÂY ACTISO CÂY ACTISO Actiso ACTISO (菊芋) Folium et Flos Cynarae scolymi Tên khoa học: Cynara scolymus L., họ Cúc (Asteraceae).
  2. Mô tả: Lá nhăn nheo, dài khoảng 1 - 1,2 m, rộng khoảng 0,5 m hay được chia nhỏ. Phiến lá xẻ thùy sâu hình lông chim, mép thuỳ khía răng cưa to, đỉnh răng cưa thường có gai rất nhỏ, mềm. Mặt trên lá màu nâu hoặc lục, mặt dưới màu xám trắng, lồi nhiều và những rãnh dọc rất nhỏ, song song. Lá có nhiều lông trắng vón vào nhau. Vị hơi mặn chát và hơi đắng. Thu hái: Cụm hoa chưa nở làm rau ăn vào tháng 12 đến tháng 2. Còn lá cũng được thu hái lúc cây sắp ra hoa hoặc đang có hoa, rọc bỏ sốn g lá đem phơi khô hay sấy khô. Bộ phận dùng: - Lá (Folium Cynarae scolymi) - Hoa (Flos Cynarae scolym Phân bố: Cây được trồng ở một số vùng núi nước ta (Đà lạt, Sapa, Tam Đảo). Thành phần hoá học chính: Cynarin, flavonoid, chất nhầy, pectin... Công năng: Chống lão hóa, giải độc, hạ mỡ máu, mát gan, lợi tiểu. Công dụng: Thông tiểu, thông mật, dùng cho người yếu gan, thận, làm hạ cholesterol, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch. Cách dùng, liều lượng: Ngày 6-12g dưới dạng thuốc sắc hay chè thuốc, cao mềm, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác. Trên thị trường có chế phẩm cao actiso dưới dạng viên nang và các chế phẩm dạng trà thuốc.
  3. Chế biến: Lá được thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc vào cuối mùa hoa, đem phơi hoặc sấy khô ở 50 - 600C. Lá cần được ổn định trước rồi mới bào chế thành dạng thuốc. Có thể dùng hơi nước sôi có áp lực cao để xử lý nhanh thân, lá. Sau đó phơi hoặc sấy khô. CÂY BA CHẠC Ba chạc
  4. BA CHẠC Folium et Radix Euodiae Leptae Tên khoa học: Euodia lepta (Spreng.) Merr., họ Cam (Rutaceae). Cây mọc hoan g ở nhiều nơi trong nước ta. Tên khác: Chè đắng. Chè cỏ. Cây dầu dầu Mô tả: Cây nhỡ cao 2-8m, có nhánh màu đỏ tro. Lá có 3 lá chét, với lá chét nguyên. Cụm hoa ở nách các lá và ngắn hơn lá. Quả nang, thành cụm thưa, có 1-4 hạch nhẵn, nhăn nheo ở cạnh ngoài, chứa mỗi cái một hạt hình cầu đường kính 2mm, đen lam, bóng. Hoa tháng 4-5. Quả tháng 6-7. Bộ phận dùng: Lá, cành, thân, rễ. Phân bố: Rất phổ biến khắp nước ta trên các đồi cây bụi, ở rìa rừng và trong rừng thưa, ở cả vùng đất núi và đồng bằng. Còn phân bố ở Trung Quốc, Philippin vv... Thu hái: Rễ và lá quanh năm. Rửa sạch rễ thái nhỏ và phơi khô ngoài nắng. Lá sấy khô hay phơi trong râm. Thành phần hoá học chính: Rễ chứa alcaloid; lá có tinh dầu thơm nhẹ.. Công năng: Thanh nhiệt, chống ngứa, giảm đau.
  5. Công dụng, cách dùng: - Lá và cành tươi nấu với nước để rửa các vết thương, vết loét, chốc đầu. - Thân và rễ được làm thuốc bổ đắng, dùng làm chè uống cho phụ nữ sau khi đẻ, mỗi ngày uống 4-12g. Bài thuốc: Dự phòng cúm truyền nhiễm và viêm não: Ba chạc 15g. Rau má 30g. Ðơn buốt 15g. Cúc chỉ thiên 15g, sắc uống.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2