intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cây thuốc vị thuốc Đông y – HUYẾT DỤ & HUYẾT GIÁC

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

138
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

HUYẾT DỤ Folium Cordyline Tên khác: Huyết dụng, Huyết dụ lá đỏ, Phát dụ, Long huyết, Thiết dụ, Phất dụ, Chổng đeng (Tày), Co trường lậu (Thái), Quyền diên ái (Dao). Tên khoa học: Cordyline terminalis Kanth var. ferrea Bak. (Tên đồng nghĩa Cordyline fruticosa (L.) A. Cheval. và Cordyline ferrea C.Koch), họ Hành (Liliaceae).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cây thuốc vị thuốc Đông y – HUYẾT DỤ & HUYẾT GIÁC

  1. Cây thuốc vị thuốc Đông y – HUYẾT DỤ & HUYẾT GIÁC HUYẾT DỤ Cây Huyết dụ
  2. HUYẾT DỤ Folium Cordyline Tên khác: Huyết dụng, Huyết dụ lá đỏ, Phát dụ, Long huyết, Thiết dụ, Phất dụ, Chổng đeng (Tày), Co trường lậu (Thái), Quyền diên ái (Dao). Tên khoa học: Cordyline terminalis Kanth var. ferrea Bak. (Tên đồng nghĩa Cordyline fruticosa (L.) A. Cheval. và Cordyline ferrea C.Koch), họ Hành (Liliaceae). Mô tả: Cây nhỏ, cao khoảng 2 m. Thân mảnh, mang nhiều đốt sẹo, ít phân nhánh. Lá mọc tập trung ở ngọn, xếp thành 2 dãy, hình lưỡi kiếm, dài 20-50 cm, rộng 5-10 cm, gốc thắt lại, đầu thuôn nhọn, mép nguyên lượn sóng, hai mặt mầu đỏ tía, có loại lại chỉ có một mặt đỏ, còn mặt kia mầu lục xám; cuống dài có bẹ và rãnh ở mặt trên. Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chùm xim hoặc chùy phân nhánh, dài 30-40 cm, mỗi nhánh mang rất nhiều hoa mầu trắng, mặt ngoài mầu tía; lá đài 3, thuôn nhọn, cánh hoa 3, hơi thắt lại ở giữa; nhị 6, thò ra ngoài tràng; bầu có 3 ô. Quả mọng hình cầu. Mùa hoa quả: tháng 12-1. Bộ phận dùng: Lá tươi của cây Huyết dụ (Folium Cordyline). Phân bố: Cây được trồng ở nhiều nơi trong nước ta. Thu hái: Thu hái hoa vào mùa hè. Khi trời khô ráo, cắt lá, loại bỏ lá sâu, đem phơi hay sấy nhẹ đến khô. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô. Thành phần hoá học: Lá huyết dụ có phenol, acid amin, đường, anthocyan. Công năng: cầm máu, tán ứ, chỉ thống. Công dụng: Thường được dùng trị lao phổi với ho thổ huyết, rong huyết, băng huyết, lậu huyết, kinh nguyệt ra quá nhiều, kiết lỵ ra máu, phong thấp, đau nhức xương, chấn thương bị sưng. Cũng dùng chữa viêm ruột, lỵ. Dân gian còn dùng trị ho gà của trẻ em.
  3. Cách dùng, liều lượng: Ngày uống nước sắc từ 20-25g lá tươi. Bài thuốc: 1. Chữa rong kinh, rong huyết, băng huyết: Kinh quá nhiều sau khi đẻ hoặc sẩy thai (rau đã ra rồi): Lá Huyết dụ 20g, rễ Cỏ tranh 10g, đài tồn tại của quả mướp 10g, rễ cỏ Gừng 8g, sắc uống. 2. Chữa khí hư bạch đới: Lá Huyết dụ tươi 40g, lá Thuốc bỏng 20g, Bạch đồng nữ 20g, sắc uống. 3. Chữa kiết lỵ ra máu: Rễ Huyết dụ 20g, Nhọ nồi 12g, Rau má 20g, rửa sạch giã nát, thêm nước, gạn uống. Dùng 2-3 lần ngày 4. Chữa đái ra máu: Lá Huyết dụ 20g, rễ cây Ráng, lá Lấu, lá cây Muối, lá Tiết dê, mỗi vị 10g. Rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống. Có thể dùng riêng lá Huyết dụ tươi 40-50g hoặc hoa và lá khô 20-25g. 5. Chữa ho ra máu: Lá Huyết dụ 10g, rễ Rẻ quạt 8g, Trắc bách diệp sao đen 4g, lá Thài lài tía 4g. Tất cả phơi khô, sắc chia làm 2 lần uống trong ngày. Ghi chú: Có hai loài Huyết dụ loài lá đỏ hai mặt và loài lá một mặt đỏ, một mặt xanh. Cả hai thứ đều dùng được nhưng người ta thường dùng loài lá đỏ hai mặt hơn
  4. HUYẾT GIÁC Cây Huyết giác HUYẾT GIÁC (血 角) Lignum Dracaenae cambodianae
  5. Tên khác: Cau rừng, Cây xó nhà, Dứa dại, Trầm dứa, Giác ông, Giác máu, ỏi càng (Tày), co ỏi khang (Thái), Dragon tree (Anh), dragonnier de Lo ureiro (Pháp). Tên khoa học: Dracaena cambodiana Pierre ex Gagnep., họ Huyết dụ (Dracaenaceae). Mô tả: Cây dạng nhỡ cao tới 3,5m, có thể cao tới 10m, to 30cm, ở gốc thân thẳng, một số thân già hoá gỗ, rỗng giữa màu đỏ nâu, nhánh có thẹo lá to, ngang. Lá mọc khít nhau hẹp nhọn, dài 30-50cm, rộng 1,2-1,5 (-4) cm. Chuỳ hoa dài, có thể tới 2m, chia nhiều nhánh dài, mảnh. Hoa màu vàng, dài 8mm, thường xếp 3-5 (-10) cái trên các nhánh nhỏ. Quả mọng tròn, đường kính 8-10mm, khi chín màu đỏ, chứa 3 hạt. Ra hoa tháng 5-7. Dược liệu: Lõi gỗ hình trụ rỗng ở giữa hoặc đôi khi là những mảnh gỗ có hình dạng và kích thước khác nhau, màu đỏ nâu. Chất cứng chắc không mùi, vị hơi chát. Bộ phận dùng: Phần thân hoá gỗ màu đỏ (Lignum Dracaenae cambodianae). Thường gọi là Huyết giác, hay Huyết kiệt. Phân bố: Huyết giác phân bố ở Nam Trung quốc (Quảng Tây), Việt Nam, Campuchia. Ở nước ta, cây mọc trên các núi đá vôi trong đất liền và hải đảo từ Bắc chí Nam. Thu hái: Thu hái quanh năm, lấy gỗ của những cây huyết giác già, lâu năm đã chết, lõi gỗ đã chuyển màu đỏ nâu, bỏ phần vỏ ngoài, gỗ mục và giác trắng thái lát và phơi hay sấy khô. Thành phần hóa học: Nhựa trong gỗ Huyết giác gồm hỗn hợp C6H5-CO-CH2-CO- OC8H9O và dracoresinotanol chiếm 57-82%, dracoalben khoảng 2,5%, dracoresen 14%, nhựa không tan 3%, phlobaphen 0,03%, tro 8,3%, tạp thực vật 10,4%.
  6. Công năng: Hoạt huyết chỉ thống, tán ứ sinh tân. Dùng ngoài: Chỉ huyết sinh cơ. Chủ trị: + Dùng uống: Chấn thương máu tụ sưng đau, sau đẻ huyết hôi ứ trệ, bế kinh. + Dùng ngoài: Vết thương chảy máu, vết thương mụn nhọt lâu lành không liền khẩu. Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 8- 12 g, phối ngũ trong các bài thuốc hoặc ngâm rượu xoa bóp hoặc uống. Bài thuốc: 1. Rượu xoa bóp: Huyết giác 20g, Quế chi 20g, Thiên niên kiện 20g, Đai hồi 20g, Địa liền 20g, Gỗ vang 40g. Các vị tán nhỏ, cho vào chai với 500ml rượu 30 độ, ngâm một tuần lễ, lấy ra vắt kiệt, bỏ bã. Khi bị thương do đánh đập, té ngã, đau tức, bầm ứ huyết, dùng bông tẩm rượu thuốc xoa bóp. Nhân dân thường ngâm rượu Huyết giác 2/10 uống chữa đau mỗi khi lao động nặng hoặc đi đường xa sưng chân, đặc biệt chữa bị thương tụ máu (uống và xoa bóp). 2. Vùng tim đau nhói, ngực căng tức, vai đau ê ẩm, sống lưng bị trật do gánh vác nặng và leo chạy nhiều lao lực: dùng Huyết giác, Đương quy, Ngưu tất, Mạch môn, Sinh địa, mỗi vị 12g sắc uống. Nếu có sốt, ho, tim to thì gia Dành dành, Thiên môn, Địa cốt bì, Huyền sâm, mỗi vị 12g sắc uống. 3. Thuốc bổ máu: Huyết giác 100g, Ho ài sơn 100g, Hà thủ ô 100g, quả Tơ hồng 100g, Đỗ đen sao cháy 100g, Vừng đen 30g, Ngải cứu 20g, Gạo nếp rang 10g. Tất cả tán bột trộn với mật làm thành viên, ngày dùng 10-20g. Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không nên dùng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2