intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cây thuốc vị thuốc Đông y – KHỔ SÂM CHO RỄ

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

145
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên khác: Dã hoè, Khổ sâm, Khổ sâm bắc, Khổ cốt, Kushenin, Ku shen, Light yellow sophora (Anh). Tên khoa học: Sophora flavescens Ait., họ Đậu (Fabaceae). (Tên đồng nghĩa : Tên đồng nghĩa: Sophora angustifolia Sieb. & Zucc.) Mô tả: Cây nhỏ cao chừng 0,5-1,2m. Rễ hình trụ dài, vỏ ngoài màu vàng trắng. Lá kép lông chim lẻ mọc so le, gồm 5-10 đôi lá chét hình mác dài khoảng 2-5cm. Hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm dài 10-20cm ở nách lá. Quả đậu dài 5-12cm, đường kính 5-8mm, đầu có mỏ thuôn dài; hạt 3-7, hình cầu,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cây thuốc vị thuốc Đông y – KHỔ SÂM CHO RỄ

  1. Cây thuốc vị thuốc Đông y – KHỔ SÂM CHO RỄ Cây Khổ sâm cho rễ KHỔ SÂM CHO RỄ (苦 參) Radix Sophorae
  2. Tên khác: Dã hoè, Khổ sâm, Khổ sâm bắc, Khổ cốt, Kushenin, Ku shen, Light yellow sophora (Anh). Tên khoa học: Sophora flavescens Ait., họ Đậu (Fabaceae). (Tên đồng nghĩa : Tên đồng nghĩa: Sophora angustifolia Sieb. & Zucc.) Mô tả: Cây nhỏ cao chừng 0,5-1,2m. Rễ hình trụ dài, vỏ ngoài màu vàng trắng. Lá kép lông chim lẻ mọc so le, gồm 5-10 đôi lá chét hình mác dài khoảng 2-5cm. Hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm dài 10-20cm ở nách lá. Quả đậu dài 5-12cm, đường kính 5-8mm, đầu có mỏ thuôn dài; hạt 3-7, hình cầu, màu đen. Bộ phận dùng: Rễ đã loại bỏ thân và rễ con phơi hay sấy khô (Radix Sophorae). Phân bố: Cây mọc ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam. Thu hái: Thu hái củ, rửa sạch, thái lát, phơi khô; hoặc đem củ tươi ngâm nước vo gạo nếp một đêm, rửa sạch, để trong 3 giờ, rồi mới thái lát, phơi khô. Bảo quản nơi khô ráo. Thành phần hoá học: Trong rễ Khổ sâm có các alcaloid matrin, oxymatrin, sophoranol, N-methylcytisin, anagyrin, baptifolin, sophocarpin, d -isomatrin, kuraridin, norkurarinon, kuraridinol, kurarinol, neo -kurarinol, norkurarinol, formononetin. Lá chứa vitamin C 47mg%; hoa chứa 0,12% tinh dầu. Công năng: Tác dụng thanh nhiệt, khử thấp, trừ phong, sát trùng. Người ta đã biết được tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh, gây tăng huyết áp, co mạch và có phần nào gây ngủ, lợi tiểu và tăng bài tiết muối natri. Khổ sâm là một vị thuốc bổ đắng.
  3. Công dụng: Làm thuốc bổ đắng, chảy máu ruột hoàng đản, tiểu tiện không thông có máu, sốt cao hoá điên cuồng. Còn dùng làm thuốc trị bệnh giun và ký sinh trùng cho súc vật. Cách dùng, liều lượng: Ngày 10-12g dưới dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác. Bài thuốc: 1. Đại tiện ra nhiều máu: Khổ sâm tán bột 12g, Sinh địa 20g, nấu nhừ, th êm 10g mật, rồi cho bột Khổ sâm vào, luyện viên bằng hạt ngô, chia 3 lần uống trong ngày (chiên với nước nóng). 2. Lỵ cấp tính: Khổ sâm 38-57g sắc uống chia làm 3 lần trong ngày. 3. Ngứa ngoài da: Dùng nước sắc rễ Khổ sâm để rửa. 4. Viêm âm đạo do nhiễm Trichomonas: Dùng bột rắc có công thức: Rễ Khổ sâm 0,5g, glucose 0,5g và acid boric trộn lẫn. Trước tiên dùng dung dịch 1/5000 kali permanganat rửa âm đạo, lau khô, rồi rắc bột Khổ sâm pha chế như trên vào. Mỗi đợt điều trị 3 tháng, có hiệu quả nhất định. Đối với loét cổ tử cung, cũng có tác dụng nhất định. Ngoài ra còn dùng thuốc hình viên đạn, mỗi ngày dùng 1 lần. 5. Viêm tai giữa: Rễ Khổ sâm 2g, băng phiến 0,4g, dầu Thầu dầu 12g. Nấu sôi dầu, cho Khổ sâm vào, đun đến khi cháy đen, lấy ra đợi cho nguội, cho bột băng phiến vào. Rửa sạch mủ tai, rồi nhỏ dầu vào, mỗi ngày 2-3 lần. 6. Điều hòa nhịp tim:
  4. + Bài thuốc khổ sâm long thảo chứa khổ sâm chủ trị loạn nhịp tim, thanh tâm hỏa. Khổ sâm 30g, ích mẫu 30g, chích thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Cho 600ml nước sắc còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày. + Chủ trị bệnh động mạch vành và ngoại tâm thu, viêm cơ tim. Khổ sâm một phần, hồng hoa một phần, chích thảo 0,6 phần. Xay mịn l àm thành viên 0,5g. Mỗi lần uống 3 viên, ngày uống 3 lần. + Chích cam thảo 2g, sinh hoàng kỳ 20g, ngọc trúc 30g, sinh tử thanh 60g (sắc trước). Khổ sâm 15g (nếu tim đập nhanh thì dùng 30g). Cho 600ml nước, sắc còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày. 7. Chữa di tinh (Trư đỗ hoàn): Khổ sâm 10g; Bạch truật 16g; Mẫu lệ, dạ dày lợn, mỗi vị 10g. Làm thành viên, mỗi ngày uống 30g. Kiêng kỵ: Không bao giờ được dùng dược liệu này phối hợp với Lê lộ, không dùng vị thuốc này cho các trường hợp yếu và hàn ở tỳ, vị.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2