intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cây thuốc vị thuốc Đông y - MỘC HƯƠNG

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

138
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

MỘC HƯƠNG (木香) Radix Saussureae Tên khác: Vân mộc hương, Quảng mộc hương. Tên khoa học: Saussurea lappa Clarke., họ Cúc (Asteraceae). Mô tả: Cây: Cây thảo sống lâu năm, rễ mập. Thân hình trụ rỗng, cao 1,5-2m. Vỏ ngoài màu nâu nhạt. Lá mọc so le; phiến chia thùy không đều ở phía cuống, dài 12-30cm, rộng 6-15cm, mép khía răng, có lông ở cả hai mặt nhất là ở mặt dưới; cuống lá dài 20-30cm. Các lá ở trên thân nhỏ dần và cuống cũng ngắn dần, lá trên ngọn hầu như không cuống; hầu như ôm lấy thân. Cụm hoa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cây thuốc vị thuốc Đông y - MỘC HƯƠNG

  1. Cây thuốc vị thuốc Đông y - MỘC HƯƠNG Vị thuốc Mộc hương MỘC HƯƠNG (木香) Radix Saussureae Tên khác: Vân mộc hương, Quảng mộc hương. Tên khoa học: Saussurea lappa Clarke., họ Cúc (Asteraceae).
  2. Mô tả: Cây: Cây thảo sống lâu năm, rễ mập. Thân hình trụ rỗng, cao 1,5-2m. Vỏ ngoài màu nâu nhạt. Lá mọc so le; phiến chia thùy không đều ở phía cuống, dài 12-30cm, rộng 6-15cm, mép khía răng, có lông ở cả hai mặt nhất là ở mặt dưới; cuống lá dài 20-30cm. Các lá ở trên thân nhỏ dần và cuống cũng ngắn dần, lá trên ngọn hầu như không cuống; hầu như ôm lấy thân. Cụm hoa hình đầu, màu lam tím. Quả bế hơi dẹt, màu nâu nhạt lẫn những đốm màu tím. Dược liệu: Rễ hình trụ tròn hoặc hình chuỳ, dài 5 - 15 cm, đường kính 0,5 - 5 cm. Mặt ngoài màu vàng nâu đến nâu nhạt. Phần lớn lớp bần đã được loại đi, đôi khi còn sót lại một ít. Có vết nhăn và rãnh dọc khá rõ, đôi khi có vết của rễ cạnh. Chất cứng rắn, khó bẻ, vết bẻ không phẳng, màu vàng nâu hoặc nâu xám. Có mùi thơm hắc. Bộ phận dùng: Dược liệu là rễ đã phơi hay sấy khô của cây Mộc hương (Radix Saussureae). Phân bố: Cây được nhập trồng và thích nghi với một số vùng cao của nước ta như Sapa, Tam Ðảo, Ðà Lạt và vùng phụ cận. Phần lớn dược liệu còn phải nhập. Thu hái: Đào lấy rễ, rửa sạch, bỏ rễ con và thân lá còn sót lại hoặc bỏ cả vỏ ngoài (lớp bần) rồi cắt thành khúc dài 5 - 15 cm, phơi trong bóng râm hoặc sấy ở nhiệt độ thấp đến khô.
  3. Tác dụng dược lý: + Trên thực nghiệm, Mộc hương cótác dụng chống co thắt cơ ruột trực tiếp làm giảm nhu động ruột. Thuốc có tác dụng kháng Histamin và acetylcholine, chống co thắt phế quản, trực tiếp làm giãn cơ trơn của phế quản. + Nồng độ tinh dầu 1:3.000 có tác dụng ức chế liên cầu khuẩn, tụ cầu vàng và trắng sinh trưởng. Thành phần hoá học: Trong rễ có tinh dầu 0,3-3%, saussurin (alcaloid), innulin và chất nhựa. Thành phần chủ yếu trong tinh dầu có: Aplotaxene, Anpha-Ionone, Beta-seline, Saussurea-lactone, Costunolide, Costic acid, Anpha-costene, Costuslactone, Camphene, Phellandrene, Dehydrocostuslactone, Stigmasterol, Betulin. Công năng: Hành khí, chỉ thống, kiện tỳ, hòa vị, khai uất, giải độc, lợi tiểu. Công dụng: Cảm lạnh khí trệ, thượng vị trướng đau, lỵ, ỉa chảy, nôn mửa, tiểu tiện bí tắc, đầy bụng không tiêu, không muốn ăn, đau dạ dày. Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 4 - 6g dạng thuốc sắc hoặc bột. Bài thuốc: 1. Chữa đi lỵ mạn tính: Mộc hương, Hoàng liên bằng nhau, tán bột làm viên,
  4. mỗi lần uống 0,2-0,5g, uống ngày 2-3 lần. 2. Chữa tiêu chảy (viên nén Mộc hương): Mỗi viên có bột Vân Mộc hương đã xử lý 50mg, gelotanuin 70mg. Liều uống mỗi lần 6 viên, ngày 3 lần. Trẻ em tùy theo tuổi. 3. Chữa tiêu chảy trẻ em do tích trệ thức ăn: Vân mộc hương, Bạch truật, Mạch nha, Chỉ thực, Hoàng liên, Sơn tra, Trần bì, Thần khúc, mỗi vị 12g; Liên kiều, Sa nhân, La bạc tử, mỗi vị 8g. Tán nhỏ làm viên. Ngày uống 4- 8g. 4. Chữa lỵ cấp tính: + Vân mộc hương 8g, Hoàng liên 20g; Khổ sâm, Bạch thược, mỗi vị 12g; Chỉ xác 8g, Cam thảo 4g. Tán bột, làm viên hoàn. Ngày uống 10-20g. + Vân mộc hương 6g, Kim ngân hoa 20g; Hoàng cầm, Hoàng liên, mỗi vị 12g; Bạch thược, Đương quy mỗi vị 8g; Binh lang, Cam thảo, mỗi vị 6g; Đại hoàng 4g. Sắc uống ngày một thang. 5. Chữa viêm đại tràng mãn tính thể co thắt, rối loạn tiêu hóa kéo dài: Vân mộc hương 6g, Bạch truật, Hoài sơn, Ỹ dĩ, Phòng đẳng sâm, mỗi vị 12g; Phụ tử chế 8g, Can khương, Chỉ thực, Thương truật, mỗi vị 6g; Xuyên tiêu, Nhục quế, mỗi vị 4g. Sắc uống ngày một thang. 6. Chữa viêm đại tràng mạn tính do amip co cơ tái phát cấp diễn: Vân mộc hương, Bạch truật, Phòng đẳng sâm, Ý dĩ, mỗi vị 12 g; Hoàng bá, Hoàng
  5. liên, Uất kim, Xuyên khung, mỗi vị 8g; Chỉ thực 6g. Sắc uống ngày một thang. 7. Chữa viêm loét dạ dày tá tràng: Vân mộc hương 6g; Đương quy, Bạch thược, Phục linh, Kỷ tử, Đại táo, mỗi vị 12g; Xuyên khung 10g; A giao, Táo nhân, mỗi vị 8g; Ngũ vị tử, Trần bì, mỗi vị 6g; Gừng 2g. Sắc uống ngày một thang. Kiêng kỵ: Các chứng bệnh do khí yếu hoặc huyết hư mà táo thì không dùng. Kỵ nóng, lửa. Ghi chú: Mộc hương nam là vỏ cây Rụt (Ilex sp.), họ Nhựa ruồi (Aquifoliaceae), mọc hoang ở các vùng núi nước ta.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2