intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cha mẹ sinh con, trời sinh tính?

Chia sẻ: Chieckhan Gioam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

265
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không phải em bé nào cũng thể hiện cảm xúc của mình một cách rõ ràng. Mọi em bé khi ra đời đều mang những nét cá tính rất riêng của mình, và cá tính này chi phối hầu hết các trạng thái và thậm chí quyết định một số các cột mốc quan trọng của cuộc đời bé. Nhưng phải chăng “cha mẹ sinh con, trời sinh tính”? Hãy khám phá những điều làm nên tính cách của một đứa trẻ từ khi ra đời đến khi trưởng thành. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cha mẹ sinh con, trời sinh tính?

  1. Cha mẹ sinh con, trời sinh tính? - Phần cuối Không phải em bé nào cũng thể hiện cảm xúc của mình một cách rõ ràng. Mọi em bé khi ra đời đều mang những nét cá tính rất riêng của mình, và cá tính này chi phối hầu hết các trạng thái và thậm chí quyết định một số các cột mốc quan trọng của cuộc đời bé. Nhưng phải chăng “cha mẹ
  2. sinh con, trời sinh tính”? Hãy khám phá những điều làm nên tính cách của một đứa trẻ từ khi ra đời đến khi trưởng thành. 5. Mức độ thể hiện cảm xúc Cần tìm hiểu: Bé có thể hiện cảm xúc của mình một cách rõ ràng? Bé có khóc váng lên hay chỉ dám khóc thút thít khi ai đó làm phiền? Đối phó như thế nào: Không có vấn đề gì nếu như bạn không thể dỗ yên được “nữ hoàng mít ướt” của mình, bởi điều đó thật sự rất khó khăn. Đây chính là một cách thể hiện cảm xúc của bé một cách mạnh mẽ. Nếu bạn không thể chịu được nữa, hãy đặt bé vào trong nôi và bỏ đi một lúc. Ưu điểm của những bé có tính cách như thế này là bé có thể trở thành những học sinh xuất sắc do luôn có khả năng dồn hết năng lượng của mình vào mọi việc, kể cả việc học.
  3. Cuộc sống dường như có vẻ dễ dàng hơn với một em bé ít thể hiện cảm xúc dữ dội, nhưng bạn phải vất vả hơn để hiểu những gì bé đang suy nghĩ. Hãy chú ý (quan sát các hành động hoặc thái độ chán nản của bé, chẳng hạn như nhìn xa xăm) và nói với bé về cảm xúc này – “Ồ, con không thích ồn ào như thế này phải không” – nhờ đó bé có thể hiểu rằng bạn đang ở bên cạnh và luôn quan tâm đến bé. 6. Tính khí Cần tìm hiểu: Liệu em bé của bạn có thức dậy với một nụ cười và duy trì nụ cười ấy hầu suốt cả ngày? Hay bé có khuynh hướng cau có, thút thít hay rên rỉ khó chịu? Đối phó như thế nào: Điều gì khiến bạn không thích ở một em bé vui vẻ? Đó là bạn chỉ có thể kết nối với bé bằng cách mang lại niềm vui, thông qua những bài hát hoặc những trò chơi vui nhộn. Đừng cảm thấy bất mãn nếu em bé của bạn tỏ ra cau có nhiều hơn là mỉm cười – điều này không có nghĩa là bé
  4. không yêu bạn. Chỉ cần bạn chắc chắn rằng bé không cảm thấy khó chịu hay đau ốm thì bạn có thể yên tâm, nhưng đồng thời bạn cũng nên thường xuyên mang đến cho bé thật nhiều nụ cười và tình yêu thương để giúp bé nhìn thế giới một cách lạc quan hơn. Khi bé lớn hơn và học được cách thể hiện cảm xúc của mình tích cực hơn, những trận khóc dai dẳng của bé sẽ giảm dần. Bí quyết để luôn khiến các em bé này hạnh phúc là bạn phải để bé được là chính mình. 7. Sự xao lãng và mức độ tập trung Cần tìm hiểu: Bạn có thể dỗ bé một cách nhanh chóng bằng cách thay đổi quang cảnh hoặc đưa cho bé một món đồ chơi mới? Hay thật khó để làm bé dịu đi nếu như không mang đến cho bé chính xác điều mà bé muốn? Đối phó như thế nào: Đó là những cách để bạn dễ dàng làm phân tâm bé trong khi bé đang quấy khóc hoặc giận dữ. Đơn giản chỉ cần mang bé tránh khỏi một món đồ là bé có thể quên nó. Nhưng hãy nhớ rằng những điều này cũng có
  5. thể khiến bé bị phân tâm một cách tiêu cực – chẳng hạn, một căn phòng ồn ào có thể làm gián đoạn cơn bú của bé – vì vậy, nếu có thể, hãy giữ sự kích thích này ở mức độ tối thiểu. Nếu bé tập trung tốt hơn, bé có thể không chú ý đến những sự quấy rầy hay cắt ngang của bạn, cả âm thanh của một chiếc máy cắt cỏ cũng không ảnh hưởng đến giấc ngủ trưa của bé, nhưng bạn cũng nên chuẩn bị những món đồ chơi hoặc núm ti để có thể “dụ dỗ” em bé trong những trường hợp cần thiết. 8. Tính bền bỉ hay cố chấp Cần tìm hiểu: Bé có dễ dàng bỏ cuộc, ngay cả khi bé đang cố gắng dành lấy một món đồ chơi hoặc cố chống lại việc bị thay tã? Hay bé sẽ òa khóc khi không đạt được món đồ chơi ưa thích hoặc có xu hướng luôn hành động để đạt được mục đích của mình? Đối phó như thế nào: Hãy để em bé bền bỉ của bạn cầm
  6. theo chiếc lục lạc của bé khi thay tã, hoặc bạn cũng có thể tiến hành việc thay tã vào bất cứ khi nào bé đang chơi. Bạn có thể giữ cho bé nằm yên để thay tã bằng cách tăng độ phức tạp của các món đồ chơi. |Nếu bé không phải là một em bé bền bỉ, hãy làm ngược lại: Đừng vội đưa cho bé những món đồ chơi để “dụ dỗ”, bởi bạn có rất nhiều cách, nhiều hành động khác nhau để kiểm soát bé. 9. Sự nhạy cảm Cần tìm hiểu: Bé có có dễ dàng cáu kỉnh trước những sự khiêu khích nhỏ như tiếng ồn, sự đông đúc, một chiếc tã ướt hay chiếc nôi ngủ của bé quá lạnh lẽo? Hay bé rất ít khi tỏ ra khó chịu trước những thay đổi về môi trường xung quanh hay giờ giấc sinh Ảnh: Inmagine hoạt?
  7. Đối phó như thế nào: Đối với những em bé nhạy cảm, hãy giữ cho môi trường xung quanh bé thật êm dịu: ánh đèn dịu nhẹ, nhạc dịu êm và không có quá nhiều người xuất hiện. Trò chuyện với bé bằng một giọng nhẹ nhàng, và tránh hoạt động quá nhiều trước giờ ngủ vì như vậy bé càng khó ngủ hơn. Nếu em bé của bạn “vô tâm vô tư” hơn, hãy kiểm tra bé thường xuyên để đảm bảo rằng tã của bé còn sạch và bé cảm thấy thoải mái. Những đứa trẻ này có thể không phản ứng mạnh khi bị đau hoặc khó chịu. Ngay cả khi bị ốm, bé cũng có xu hướng bơ phờ hoặc ngủ lịm đi thay vì nhăn nhó hay cáu kỉnh. Bố mẹ cần làm gì? Bất kể em bé của bạn thuộc khuynh hướng nào thì bạn cũng đừng nên cố gắng nhận biết chính xác điều này ngay từ tháng đầu tiên. Hầu hết những đặc điểm tính cách của bé đều mang lại những điều tích cực nếu như bạn tìm hiểu và
  8. cư xử phù hợp với đặc điểm riêng của bé. Điều tốt nhất mà bạn có thể làm là chấp nhận tính cách của bé và giúp bé thích nghi với cuộc sống của mình một cách tốt nhất. Cuối cùng, đó là nhận thức của bạn và cách bạn phản ứng với những đặc điểm tính cách và hành vi của trẻ - điều này sẽ hướng tới một hành trình dài trong việc định hình cho em bé của bạn trở thành một đứa trẻ vui vẻ, hạnh phúc, cũng như những sự điều chỉnh cần thiết sẽ khiến bạn ngày càng hài lòng hơn. Chính tình mẫu tử sẽ khiến bạn luôn muốn cho bé bú, bảo vệ bé trong mọi hoàn cảnh, kể cả khi bé chưa chào đời, nhưng tình yêu thương thực sự sẽ phát triển mạnh mẽ khi bạn có thể tự mình cảm nhận và ý thức được em bé của mình có thực sự cảm thấy bình yên, an toàn hay không.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2