intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chăm sóc bé sinh non

Chia sẻ: Mai Ngoc Han | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

74
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trẻ sanh non thường rất yếu hơn và nhẹ cân hơn những em bé bình thường. Vì vậy việc chăm sóc trẻ sanh non cũng đòi hỏi công sức nhiều hơn. Trẻ sinh non thường nhẹ hơn các trẻ khác là 1.5 kg và có thể mắc một số bệnh nên việc chăm sóc bé đòi hỏi phải có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Trẻ sinh non nên được sinh ở bệnh viện, nếu bạn sinh con ở nhà hoặc tại nhà hộ sinh địa phương thì phỉ đưa bé đi gặp bác sĩ chuyên khoa ngay. Bác sĩ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chăm sóc bé sinh non

  1. Chăm sóc bé sinh non
  2. TìmNhanh! - Trẻ sanh non thường rất yếu hơn và nhẹ cân hơn những em bé bình thường. Vì vậy việc chăm sóc trẻ sanh non cũng đòi hỏi công sức nhiều hơn. Trẻ sinh non thường nhẹ hơn các trẻ khác là 1.5 kg và có thể mắc một số bệnh nên việc chăm sóc bé đòi hỏi phải có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Trẻ sinh non nên được sinh ở bệnh viện, nếu bạn sinh con ở nhà hoặc tại nhà hộ sinh địa phương thì phỉ đưa bé đi gặp bác sĩ chuyên khoa ngay. Bác sĩ sẽ cho bạn hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc bé tại nhà. Ngoài ra bạn cần chú ý một số chế độ chăm sóc bé sau. Cho bé bú - Bạn phải cho bác sĩ biết bạn có nuôi con bằng sữa mẹ hay không. Vì thường những bà mẹ sinh non rất hay mất sữa. Nếu Bạn cho bé bú bình , BS sẽ yêu cầu cung cấp thêm cho bé vitamin, chất sắt và một vài vi chất đặc biệt khác. Một loại sữa đặc biệt cũng được dành riêng cho bé. Các bé sinh non cần được cung cấp thêm vitamin để có thể lớn lên và khoẻ mạnh. Chất sắt cần phải cung cấp cho bé cũng quan trọng không kém. Sau khoảng 4 tháng được bổ sung chất sắt, lượng sắt trong cơ thể bé đã có thể bắt kịp với các trẻ sanh đủ
  3. tháng. Sau đó, BS có thể yêu cầu Bạn bổ sung sắt cho bé trong suốt năm đầu tiên hoặc lâu hơn nữa. - Các bé sanh non cần khoảng 8 đến 10 cử bú mỗi ngày. Khoảng thời gian giữa các cử bú không nên quá 4 tiếng, vì lúc đó bé có thể bị mất nước. Số tả phải thay trong ngày do bé tè có thể đoán được tình trạng bị mất nước hay không. Nếu bạn phải thay cho bé khoảng 6 đến 8 cái tả ướt mỗi ngày có nghĩa là bé đã được bú đủ lượng sữa cần thiết. Các bé sinh non thường trớ sữa ra sau mỗi cử bú. Nếu lượng sữa trớ ra quá nhiều, bé sẽ không tăng cân đủ. Bạn nên cho BS biết để có cách điều trị tình trạng này ngay. Cho bé ăn đặm Hầu hết các bác sĩ đều khuyên rằng nên cho bé ăn dặm sau ngày dự sanh ban đầu (không phải ngày sanh thực tế của bé) khoảng 4 đến 6 tháng. Những bé sanh non thường dễ bị hóc, nghẹn khi được cho ăn dặm quá sớm. Các bé cần phải có thời gian để hoàn thiện khả năng nuốt. Nếu bé có vấn đề về sức khỏe, bác sĩ sẽ đề nghị áp dụng một chế độ ăn đặc biệt cho bé.
  4. Cho bé ngủ đủ giấc Các bé sanh non thường ngủ nhiều giờ hơn trong ngày so với các bé sanh đủ tháng, nhưng các giấc ngủ của bé thường ngắn. Các bé thường thức giấc nhiều lần hơn và bạn cũng sẽ không ngủ được thẳng giấc. Tất cả các bé, kể cả những bé sanh non, nên được đặt ngủ ở tư thế nằm ngửa, không được nằm sấp trong khi ngủ. Bé nên ngủ trên một tấm nệm mềm, phẳng và không sử dụng gối. Ngủ nằm sấp và ngủ trên một tấm nệm mềm lùng nhùng có thể gia tăng khả năng bé bị chứng đột tử do ngạt thở. Kiểm tra khả năng nghe và thị lực Bé sinh non thường có tật lé mắt nên phải phát hiện sớm để chữa trị. Một vài bé sanh non bị mắc một chứng bệnh màng lưới. Chứng bệnh này thường xảy ra với những trẻ được sanh ra quá sớm, ở tuần lễ thứ 32 hay sớm hơn nữa. Chứng bệnh này có thể được chữa trị để ngăn
  5. ngừa tình trạng mất thị thực. Khả năng nghe của bé cũng không giống như các trẻ sanh đủ tháng khác. Bạn nên tự kiểm tra khả năng nghe của bé như quan sát phản ứng của bé khi có tiếng động. hay đưa bé đi khám chuyên khoa về tai. Chích ngừa cho bé Chích ngừa được thực hiện ở bé sanh non cũng tương tự như cho các bé sanh đủ tháng. Bé có thể được chích ngừa cúm khi được 6 tháng tuổi. Các bé sanh non có khả năng bị mắc bệnh cúm cao hơn các bé sanh đủ tháng. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc tiêm ngừa cúm cho gia đình Bạn. Đây là cách để ngăn ngừa bé không bị lây nhiễm cúm từ một người nào đó có bệnh trong gia đình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2