intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHĂM SÓC TRẺ SANH NON

Chia sẻ: Ngo Van Quang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

152
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trẻ sanh non là gì? Trẻ sanh non là những trẻ chào đời sớm trước 37 tuần tính từ ngày kinh chót của bà mẹ. Tại sao sanh non là một vấn đề cần quan tâm? Những trẻ sanh non gần 32 tuần có các « triệu chứng của sanh non, như không thể bú bằng đường miệng, không thể thở đều, không có thân nhiệt ổn định. Sức đề kháng của trẻ sanh non chưa hoàn chỉnh. Trẻ càng non thì những nguy cơ này càng cao....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHĂM SÓC TRẺ SANH NON

  1. CHĂM SÓC TRẺ SANH NON BS Cam Ngọc Phượng  Trẻ sanh non là gì?  Trẻ sanh non là những trẻ chào đời sớm trước 37 tuần tính từ ngày kinh chót của bà mẹ.  Tại sao sanh non là một vấn đề cần quan tâm?  Những trẻ sanh non gần 32 tuần có các « triệu chứng của sanh non, như không thể bú bằng đường miệng, không thể thở đều,  không có thân nhiệt ổn định. Sức đề kháng của trẻ sanh non chưa hoàn chỉnh. Trẻ càng non thì những nguy cơ này càng cao.  Nguyên nhân nào gây sanh non?  Mặc dù có rất nhiều yếu tố về di truyền, về thai, dinh dưỡng, môi trường, về nhau – tử cung có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của  thai, nhưng trong một vài trường hợp, người ta không rõ nguyên nhân gây sanh non. Những nguyên nhân gây sanh non thường gặp  là:  Nhau bong non   Đa thai như sanh đôi hoặc sanh ba   Mẹ bị nhiễm trùng   Mẹ bị tiền sản giật   Vấn đề bất thường ở tử cung hoặc cổ tử cung   Chăm sóc trẻ sanh non như thế nào?  Giữ ấm trẻ như thế nào?  Trẻ sanh non thiếu lớp mỡ dưới da cần thiết để duy trì thân nhiệt. Vì vậy trẻ cần được giữ ấm. Nếu sờ bàn tay bàn chân  trẻ  thấy lạnh, bạn nên mang bao tay, mang vớ cho trẻ. Khi trẻ ngủ nên đắp mền.  Làm sao biết trẻ bị bệnh?  Trẻ sanh non dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp. Những dấu hiệu trẻ bệnh là:  Trẻ thay đổi kiểu thở, thở bất thường   Trẻ khóc nhiều, kích thích   Bú ít   Khó đánh thức   Ho   Ọc sửa hầu hết các cử bú   Tiểu ít   Da xanh tái   Sốt   Tắm trẻ   Không cần tắm trẻ mỗi ngày nếu bạn giữ vùng quấn tả sạch. Nếu tắm thường xuyên da trẻ dễ bị khô. Mỗi tuần tắm một hoặc  hai lần là đủ.  Lau mặt trẻ mỗi ngày với nước ấm. Chú ý lau vùng da dưới cằm nơi dễ bị đọng sữa.  Cho trẻ ăn  Nên cho trẻ bú bao nhiêu cữ một ngày ? Hầu hết trẻ sanh non được cho ăn mỗi 2 giờ 30 phút đến 4 giờ. Tìm các dấu hiệu  chứng tỏ trẻ đói. Trẻ sanh non thường không khóc,khi đói trẻ thường cử động nhiều, không nằm yên. Sau 4 đến 5 giờ bú nếu  trẻ vẫn còn ngủ, bạn nên đánh thức trẻ dậy để cho trẻ bú.  Cho trẻ bú bao nhiêu ? Khi xuất viện, mỗi trẻ sanh non có thể bú từ 40 đến 60ml sữa mỗi 3 đến 4 giờ. Nếu trẻ còn đói, bạn có  thể tăng lượng sữa thêm. Trẻ bú mẹ thường bú lâu hơn và mau đói hơn bú bình. Cách tốt nhất để biết trẻ bú đủ hay không là  quan sát xem trẻ tiểu bao nhiêu lần một ngày. Mỗi ngày trẻ tiểu 6 đến 8 lần là đủ.  Trẻ sanh non khóc  Tại sao trẻ sanh non khóc?  Khóc là một cách thông tin. Trẻ có thể khóc do những nhu cầu khác nhau.  Những nguyên nhân khóc thường gặp là:  Đói, đặc biệt nếu trẻ bú xong đã 2 giờ  
  2. Khó chịu, do tả ướt, hoặc dơ, quần áo quấn quá chắt, quá lạnh hoặc quá nóng.   Trẻ cần được thay đổi tư thế.   Trẻ nghẹt mũi   Trẻ sanh non dễ bị kích thích. Trẻ thường không chịu được quá nhiều đụng chạm từ người xung quanh.   Trẻ bị bệnh.   Cần làm gì khi trẻ khóc thường xuyên?  Xem trẻ có bị ướt, bị đói không?   Vỗ lưng cho bé ợ mỗi 5 phút trong khi bú.   Chú ý xem trẻ có bị bệnh không? ( Sốt, tiêu chảy, màu da tái)   Dùng khăn quấn gọn tay và chân trẻ   Đu đưa trẻ   Ôm trẻ vào ngực bạn, cho trẻ tiếp xúc da qua da.   Cho trẻ vào xe nôi đẩy bộ.   Giữ cho đầu trẻ cao hơn thân trẻ trong khi trẻ ăn.   Đắp mền phía dưới bụng trẻ khi trẻ nằm.   Cho trẻ tắm nước ấm   Phải làm gì khi trẻ sanh non ngưng thở trong khi bú?  Trẻ sanh non thường ngưng thở khi đang bú. Khi trẻ sanh non nút, trẻ có thể không thở hoặc không nuốt nhịp nhàng. Chú ý xem trẻ  có dấu hiệu xanh tái quanh miệng hay không. Nếu có:  Phải ngưng cho bú.   Cho trẻ ngồi vào lòng bạn. Vỗ lưng trẻ cho trẻ thở. Tạm ngưng bú cho trẻ ợ.   Mang trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.   Có nên cho khách vào thăm trẻ sanh non không?  Sau sanh có nhiều người muốn đến thăm trẻ. Cần lưu ý rằng:  Những người đang bị cảm cúm không nên vào thăm trẻ ngay, có thể thăm trẻ vào những ngày sau.   Trẻ sanh non dễ nhạy cảm với kích thích, do vậy nên hạn chế tiếp xúc  hoặc sờ vào trẻ.   Nên hạn chế số người và số lần vào thăm trẻ.   Khách thăm không nên hút thuốc trong phòng trẻ.   Bạn là người bảo vệ trẻ tốt nhất. Bạn có thể nói rằng bác sĩ khuyên tốt nhất khách không nên thăm cho đến khi trẻ lớn   hơn.  Khi nào có thể mang trẻ đi chích ngừa?  Trẻ sanh non thường được chủng ngừa ở cùng thời điểm sau sanh như trẻ đủ tháng.  Có nên đặt trẻ nằm sấp không?  Trẻ sanh non có thể đặt nằm sấp khi điều trị trong bệnh viện, nơi có phương tiện theo dõi trẻ. Nhưng tại nhà, không nên đặt trẻ  nằm sấp trong lúc ngủ vì nguy cơ ngưng thở trong khi ngủ. 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2