Chăm Sóc Da Khô Mùa Đông
lượt xem 4
download
Thời tiết mùa Ðông với gió lạnh, nắng hanh có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho làn da. Một trong những ảnh hưởng này là da khô nhăn và ngứa. Da là bộ phận lớn nhất bao bọc cơ thể trải rộng tới 20 thước vuông và cân nặng gần 4 kí lô. Lớp da ngoài cùng gọi là biểu bì gồm những tế bào đã chết. Dưới đó là bì với những dây thần kinh, mạch máu, tuyến mồ hôi. Hạ bì nằm trong cùng với nhiều tế bào mỡ. Da chứa 70% nước của...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chăm Sóc Da Khô Mùa Đông
- Chăm Sóc Da Khô Mùa Đông Thời tiết mùa Ðông với gió lạnh, nắng hanh có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho làn da. Một trong những ảnh hưởng này là da khô nhăn và ngứa. Da là bộ phận lớn nhất bao bọc cơ thể trải rộng tới 20 thước vuông và cân nặng gần 4 kí lô. Lớp da ngoài cùng gọi là biểu bì gồm những tế bào đã chết. Dưới đó là bì với những dây thần kinh, mạch máu, tuyến mồ hôi. Hạ b ì nằm trong cùng với nhiều tế bào mỡ. Da chứa 70% nước của cơ thể. Da có nhiều nhiệm vụ như: -Bảo vệ cơ thể chống laị với sự xâm nhập của vi sinh vật, hóa chất, chấn thương do va chạm; -Ðiều hòa thân nhiệt; -Nhận các cảm giác nóng lạnh, đau đến từ bên ngoài. -Nguồn sản xuất sinh tố D khi tiếp cận với ánh nắng mặt trời. Da là phần trông thấy của cơ thể nên sức khỏe con người và một số bệnh nội tạng được phản ảnh trên da.
- Cũng như các bộ phận khác, da tiếp nhận chất dinh dưỡng từ máu. Với một chế độ dinh dưỡng đầy đủ thì da sẽ phát triển lành mạnh. Trái với các lời quảng cáo, sản phẩm bôi thoa với các chất gọi là để dưỡng da đều rất khó mà được hấp thụ qua da. Thiếu chất dinh dưỡng là nguy cơ đưa tới một số vấn đề cho da. 1-Thiếu chất đạm- Đạm là thành phần nòng cốt của các tế bào cũng như các cấu trúc khác của cơ thể. Thiếu chúng sẽ đưa tới suy dinh dưỡng tổng quát. Thiếu đạm trầm trọng đưa tới bệnh Kwasshiorkor. Bệnh này thường thấy ở trẻ em dưới bốn tuổi tại một số các bộ lạc ở châu Phi. Bệnh phát triển khi đứa trẻ thôi bú sữa mẹ và ăn uống theo chế độ truyền thống của gia đình không đầy đủ chất dinh dưỡng. Chế độ này có những chất mà trẻ em không thể tiêu hóa hấp thục được, nên chúng bị thiếu chất đạm. Triệu chứng bệnh gồm có phù sưng cơ thể, ăn mất ngon, tiêu chảy, mất cảm xúc, đứa trẻ không tăng trưởng được. Riêng về da thì có sự thay đổi mầu trên da, da rất khô, biểu bì tróc vẩy mỏng với nhiều vết nhăn. Tóc rất thưa, mất mầu sắc. Với dinh dưỡng nhiều thịt, cá rau trái, bệnh sẽ thuyên giảm trông thấy. 2- Chất béo-
- Thực ra không ai thiếu chất béo trong cơ thể mà nhiều khi lại quá dư thừa. Tuy nhiên đôi khi cũng có trường hợp thiếu. Chẳng hạn khi ăn chế độ có rất ít chất béo hoặc ở người phải nuôi dưỡng qua truyền mạch máu lâu ngày thì sẽ thiếu một số acid béo cần thiết như linoleic acid. Da bệnh nhân sẽ khô và lớp biểu bì sẽ tróc ra những vẩy mỏng nhỏ. 3-Nước- Da chứa 70% nước trong cơ thể. Nước có vai trò quan trọng để da luôn luôn mềm mại. Nước loại bò chất độc do các phản ứng sinh hóa học trong cơ thể, giữ máu trong sạch để nuôi dưỡng da. Khi thiếu nước, cơ thể sẽ sử dụng chất lỏng dự trữ và da trở nên khô. Mỗi ngày cần uống từ 6 tới 8 ly nước. 4-Thiếu sinh tố A- Sinh tố A cần thiết cho sự lành mạnh của tóc, mắt và da. Sinh tố giúp a) phòng ngừa và loại bỏ các nhiễm trùng trên da; b)chống lại khô da, tróc vẩy trên da; c)giúp máu lưu thông tới mặt da khiến da được nuôi dưỡng đầy đủ và có sắc diện hồng hào, tươi mát. Thường thường chỉ thiếu sinh tố A khi có bệnh về bộ máy tiêu hóa, khi giải phẫu lớn ở bộ phận này hoặc khi cơ thể không hấp thụ được thực phẩm.
- Các triệu chứng của thiếu sinh tố A gồm có: trẻ em chậm tăng trưởng; giảm thị giác khi tối trời, khô mắt, xương và răng chậm phát triển, tiêu chẩy, sanh đẻ khó khăn, sạn thận. Riêng với da thì có: da ngứa, khô, tróc vẩy, xấu xí nom giống như nổi gai ốc (gooseflesh) vì các tuyến nhờn kém hoạt động. Sinh tố A có nhiều trong gan động vật, lòng đỏ trứng, cà chua, carrot, lá rau có mầu sậm, khoai lang, bí ngô, đu đủ. Nhu cầu hàng ngày cho người lớn là từ 800 tới 1000 RE hoặc 2300 -3300 IU. Tiêu thu nhiều sinh tố A quá lại đưa tới mất khẩu vị ăn uống, mắt mờ, rụng tóc, da khô, tính tình nóng nẩy. 5-Sinh tố B2.- Riboflavin- Sinh tố này có công dụng như sau: -tăng cường sức khỏe bằng cách giúp các tế bào sử dụng oxygen; -giúp sản xuất năng lượng từ các chất dinh dưỡng; -là thành phần chất mầu của võng mạc; -sản xuất ra các kích thích tố của nang thượng thận. Thiếu sinh tố, cơ thể sẽ mỏi mệt, vết thương lâu lành, miệng lở; môi sưng, đỏ, nứt; da trên mũi nứt; lưỡi viêm sưng, đau, nứt rãnh; mắt đỏ vì
- mạch máu nổi lên nhiều, mờ mắt; thiếu hồng cầu. Phụ nữ mang thai thiếu B2 có thể gây ra chậm phát triển xương của thai nhi. Trên da có rối loạn ở các tuyến nhờn, da khô, tróc vẩy mỏng đặc biệt là ở nếp da gấp, chung quanh mũi và túi ngọc hành đàn ông. Các chất nhờn đóng cục trên lỗ chân lông khiến da nom rất xấu, gồ ghề. B2 có nhiều trong gan, thận, tim động vật; có vừa phải trong pho mát, trứng, thịt nạc, nấm, sữa, cá sardine. Nhu cầu mỗi ngày cho người lớn là 1.3- 1.5 mg; trẻ em là 1.1 mg. Chưa có công bố nào về hậu quả của tiêu thụ quá nhiều riboflavin. 6-Sinh tố B 3- Niacin- Niacin có nhiều trong thực phẩm gốc động vật dưới dạng nicotamide và thực vật dưới hình thức nicotinic acid. Niacin có công dụng như sau: *là thành phần của hai loại diêu tố cần thiết cho sự hô hấp của các tế bào; *giúp chất đạm, caht béo, carbohydrates sản xuất năng lượng; *cần thiết cho sự tăng chưởng cơ thể; *giảm cholesterol trong máu; *giúp giảm thiểu nguy cơ nhồi máu cơ tim (myocardial infarction).
- Niacin có nhiều trong gan, thận, thịt bò, thịt gà vịt, thị heo, sữa. Ngũ cốc, cơm gạo, các loại hạt cũng có chút ít Niacin. Thiếu sinh tố B-3 đưa tới bệnh suy dinh dưỡng Pellagra. Bệnh thường thấy trong các cộng đồng mà thực phẩm chính là ngô. Ngô có rất ít niacin và amino acid trytophan là chất chuyển hóa thành nicotinic acid trong cơ thể. Một số người ghiền rượu hoặc có rối loạn tiêu hóa thực phẩm cũng bị bệnh này. Triệu chính chính của bệnh tóm tắt trong ba mẫu tự D: -Diarrhea: tiêu chẩy, đôi khi phẩn có lẫn máu; -Dementia với kém trí nhớ, tính tình nóng nẩy, dễ kích thích, trầm cảm, lo lắng, hoang loạn, mất định hướng -Dermatitis với viêm da nhiều khi là dấu hiệu sớm nhất của bệnh. Da sưng, tróc vầy nhất là ở phần lộ ra dưới ánh sáng mặt trời hoặc chấn thương; niêm miệng và lưỡi sưng đỏ. Bệnh được chữa bằng dược phẩm có nicotinic acid hoặc cho bệnh nhân ăn thực phẩm có nhiều thịt động vật. Tiêu thụ quá nhiều sinh tố này lại làm mạch máu ngoại vi giãn nở, máu tới nhiều và da hừng hực nóng; ngứa da; đường trong máu lên cao; suy tim.
- Nhu cầu hàng ngày cho người lớn là từ 15-17 mg NE; trẻ em là 5mgNE. 7-Sinh tố C- Sinh tố C có vai trò quan trọng để ngăn ngừa vết nhăn trên da. Cùng với chất đạm, sinh tố này tạo ra chất collagen đệm cho da không xệ nhăn, tránh cho da khỏi khô, tóc bớt ròn. Sinh tố C cũng điều hòa sự tiết chất nhờn của tuyến nhờn trên da.Ngoài ra khi phối hợp với sinh tố bioflanoid, sinh tố C còn ngăn chặn sự tạo các vết đồi mồi trên da người cao tuổi; tăng cường độ bền bỉ vi huyết quản tránh bị bầm da; tránh chẩy máu chân răng. Sinh tố C có nhiều trong rau có mầu xanh, broccoli, cải, cà chua, chái chanh, cam, canteloupe, dâu, khoai tây. 8-Sinh tố D- Sinh tố này cần thiết cho sự tăng trưởng của xương răng, móng tay cũng như sự lành mạnh của da và mắt. Sinh tố có nhiều trong sữa, gan bò, cá salmon, tuna, bơ, mầm ngũ cốc. 9-Sinh tố E- Sinh tố E giúp tế bào tăng trưởng mau, giảm hiện tượng lão hóa; tăng cường tuần hoàn khiến vết thương trên da mau lành; giảm tình trạng khô da, rụng tóc và gầu.
- Sinh tố E có trong sữa, mầm ngũ cốc, măng tây, broccoli, bơ, lòng đỏ trứng gà, gan động vật, dầu olive, đậu nành, dầu thực vật, các loại hạt. Nếu đang bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tuyến giáp nên hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng thêm sinh tố E. Khoáng chất cũng có vai trò quan trọng với da. Thiếu sắt, đồng, chromium, phosphore, selenium, kẽm, da cũng tróc vẩy mỏng, khô nứt da khóe miệng, tóc rụng, móng chân tay giòn dễ gẫy. Nhiều tin tưởng cho rằng thực phẩm như chocolate, pho mát, món ăn nhiều chất béo gây ra bệnh trứng cá hoặc làm bệnh trầm trọng hơn. Nhưng các nghiên cứu khoa học chưa chứng minh được điều này. Da khô Trở lại với vấn đề khô da vào mùa Ðông thì ta thấy có nhiều nguyên nhân: -Các tuyến nhờn không tiết ra đủ chất nhờn để làm da ẩm; -Không khí khô mùa đông; làm độ ẩm trên da dễ bay hơi nên da khô; -Nhiệt độ trong phòng quá cao cũng làm da khô và ngứa; -Do di truyền; -Kém dinh dưỡng nhất là thiếu sinh tố A và các sinh tố B;
- -Môi trường xung quanh như ánh nắng, khí lạnh, hóa chất, mỹ phẩm, tắm nhiều với xà bông mạnh; -Các bệnh ngoài da như viêm da, vẩy nến; -Bệnh nội khoa như nhược tuyến giáp; biến chứng tiểu đường; -Tác dụng phụ của một số dược phẩm như thuốc lợi tiểu, thuốc chống dị ứng. Sau đây là một số điều nên áp dụng để tránh da bị khô ngứa: a-Theo ý kiến nhiều người, về mùa Ðông, ta ít đổ mồ hôi lại mặc quần áo kín, cơ thể tương đối sạch nên cũng không cần tắm rửa mỗi ngày. Nhưng cần lau rửa những vùng kín không thoáng khí; b-Khi tắm không nên kéo dài quá 15 phút và tắm với nước đủ ấm, thoa xà bông ở các vùng bí hơi như nách, hạ bộ, hậu môn, bàn tay bàn chân. Tắm nước quá nóng quá lâu lấy đi các chất nhờn bảo vệ da và làm da mau hư và khô. c-Sau khi tắm, lau nhẹ những giọt nước trên mình với tấm khăn mềm, thoa vỗ nhẹ để giữ độ ẩm càng nhiều càng tốt rồi bôi kem ẩm lên da. Ðừng chà sát mạnh đến đỏ người như nhiều người làm gọi là cho máu lưu thông, nóng mình. Chà mạnh làm mất chất nhờn trên da và gây tổn thương cho tế bào da. Khi da còn ẩm bôi kem tăng ẩm phủ lên trên để giữ một chút nước.
- d-Da mặt: Không nên dùng xà bông hoặc mỹ phẩm lau mặt quá mạnh để tránh mất độ ẩm và chất dinh dưỡng trên da. Thoa kem buổi sáng và buổi tối nhất là chung quanh mắt và trán nơi có nhiều vết nhăn. Da khô làm đường nhăn trên mặt nổi rõ hơn vào mùa Ðông. Trước khi đi ngủ nhớ lau hết phấn son trên mặt. e-Dùng xà bông nhẹ ít chất tầy detergent để tránh kích thích da; g-Bôi kem mềm ẩm da nhiều lần trong ngày; h-Ðừng hút thuốc lá vì nicotine làm mạch máu co hẹp, giảm lưu thông máu tới các tế bào, chất dinh dưỡng và oxy ít đi i-Tránh ánh nắng gay gắt. Bôi kem chống tia tử ngoại khi ra ngoài trời nắng gắt. k-Khi chạy máy sưởi trong nhà, không khí rất khô làm da bị khô và ngứa. Nên dùng một máy giữ độ ẩm trong phòng. Nhiệt độ trong nhà nên giữ mức vừa phải, đừng quá nóng. l-Mặc quần áo nhẹ nhiều lớp để tránh quá nóng đổ mổ hôi cho cơ thể. m-Mang bao tay, đội mũ khi ra ngoài lạnh để da khỏi bốc hơi nước. n-Ngoài ra, muốn da tốt ta nên ngủ đầy đủ và vận động cơ thể mỗi ngày. Ngủ để giúp các tế bào có thì giờ tái tạo, tu bổ hư hao. Vận động giúp máu huyết lưu thông để nuôi dưỡng da.
- Về kem tăng ẩm da, nhiều người thích loại có chất Alpha hydroxy acid lấy ra từ rượu vang đỏ, sữa chua va trái cây. Chất này kích thích tế bào da tăng sinh mạnh, làm da se mịn. Da mỗi người có độ acid/kiềm khác nhau, nên cần nhờ chuyên viên thẩm mỹ thử và hướng dẫn loại kem ẩm thích hợp. Các tinh dầu thực vật rất tốt để giữ da ẩm. Dầu Avocado đặc rất thích hợp cho da khô thiếu nước; dầu cà rốt: tốt cho da bị ngứa, rát; dầu castor: ốt cho da bị khô nứt. Da nhăn Một vấn đề khác về da cũng được nhiều người lưu tâm là da nhăn khô khi tới tuổi già. Thay đổi cấu trúc da là một hiện tượng bình thường của sự lão hóa. Sau tuổi 25, chất collagen và elastin chống đỡ cho lớp da bắt đầu thoái hóa; tế bào mỡ giảm dần; tuyến nhờn kém hoạt động; tế bào da tăng sinh chậm chạp, tế bào mới ít, tế bào già nhiều, kém nuôi dưỡng. Tất cả đưa đến da khô, sệ xuống, nhăn nheo. Ngoài ra dưới ảnh hưởng của ánh nắng, tia tử ngoại, da cũng mau hư hao. Sự hư hao này được coi như vĩnh viễn không trở về tình trạng như thuở thanh thiếu niên, nhi đồng được. Da nhăn đặc biệt trên mặt là mối ưu tư lớn của nhiều người. Trên thị trường có bán nhiều mỹ phẩm chứa vài chất dinh dưỡng như sinh tố E, kem
- trái dừa, vài chất đạm amino acid, chất triết từ nhau thai mà các nhà sản xuất nói có thề xóa bỏ sự hóa già này của da. Theo các nhà nghiên cứu thì các sản phẩm này chỉ làm da ẩm mềm tạm thời mà thôi, chứ không làm da bớt nhăn nheo. Riêng kem có sinh tố A Tretinoin dường như có thể tạo ra chất collagen dưới da, tăng thêm sự lưu thông máu. Nhờ đó da bớt nhăn nheo và bớt khô một phần nào. Mới đây độc tố Botox đã được dùng để làm mất vết nhăn da trên mặt, trên cổ. Ngoài ra, để giảm thiểu da nhăn, nên dinh dưỡng đầy đủ, bảo vệ mặt với nắng gắt và không khí lạnh; bớt cau có nhăn mặt; sống thư giãn ít căng thẳng. Kết luận. Có người ví da như một tấm áo đi mưa tuyệt hảo đáng quý. Da bảo vệ cơ thể với muôn ngàn tác nhân nguy hại của môi trường. Da cũng giữ thân nhiệt bình thường trước những thay đổi nóng lạnh bất thường trong ngoài. Da còn tạo vẻ đẹp cho con người vì sắc đẹp thể hiện trước hết trên làn da hồng hào, mịn màng, trong mát. “Nhất dáng, nhì da”, trắng như men sứ, mịn như sa tanh mà.
- Cho nên gìn giữ da khỏe mạnh là điều quan trọng. Dinh dưỡng cân bằng, đa dạng, vừa phải, vận động đều đặn, vệ sinh cơ thể đúng mức, ngủ nghỉ đầy đủ với thư giãn tâm hồn là những điều thường xuyên cần làm. Bác sĩ Nguyễn Ý Ðức
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Da khô mùa đông
3 p | 278 | 34
-
Chăm sóc da bé trong mùa đông
4 p | 114 | 11
-
Cách chăm sóc da trong mùa lạnh
6 p | 122 | 9
-
Nắng nóng - Da cũng “khát”
5 p | 97 | 9
-
Những giải pháp chăm sóc làn da nhạy cảm của trẻ T
6 p | 67 | 8
-
Bảo vệ da bé không bị khô, nẻ
5 p | 111 | 7
-
Chăm sóc da khô mùa Đông (Kỳ 2)
6 p | 82 | 7
-
6 cách chăm sóc da bé khi trời quá lạnh
3 p | 84 | 6
-
Chăm sóc da khô mùa Đông (Kỳ 1)
5 p | 89 | 5
-
CHĂM SÓC DA MẶT CHO BÀ BẦU
3 p | 151 | 5
-
Chăm sóc da khô mùa Đông (Kỳ 3)
5 p | 74 | 4
-
Chăm sóc da bé vào mùa đông
4 p | 85 | 3
-
Tài liệu 5 cách chăm sóc da mùa thu
0 p | 83 | 3
-
Giúp bé tránh bị kích ứng da mùa đông
4 p | 77 | 3
-
Các liệu pháp dưỡng ẩm tự nhiên cho da khô
5 p | 86 | 2
-
Chăm sóc da mùa đông cho bé
5 p | 64 | 2
-
Chăm sóc da bé mịn, mềm ngày đông
4 p | 77 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn