intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chăm sóc mai kiểng

Chia sẻ: Lotus_10 Lotus_10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

201
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để có hàng trăm, hàng ngàn hoa trổ cùng lúc vào dịp tết, cây mai vàng kiểng đã phải ngưng “sinh trưởng” từ khi bị tuốt lá, chịu khô hạn thời gian dài và dốc hết nội lực để thực hiện cuộc “sinh sản” - ra hoa. Ngoại trừ những cây mai kiểng đã sống quen trong chậu kiểng nhiều năm, được chăm sóc theo chế độ riêng và được đặt ở những nơi có nắng, tưới nước đầy đủ, ít mất sức, phần lớn những cây mai vàng kiểng chưng trong nhà sau tết chưa ra lá hoặc tàn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chăm sóc mai kiểng

  1. Chăm sóc mai kiểng Để có hàng trăm, hàng ngàn hoa trổ cùng lúc vào dịp tết, cây mai vàng kiểng đã phải ngưng “sinh trưởng” từ khi bị tuốt lá, chịu khô hạn thời gian dài và dốc hết nội lực để thực hiện cuộc “sinh sản” - ra hoa. Ngoại trừ những cây mai kiểng đã sống quen trong chậu kiểng nhiều năm, được chăm sóc theo chế độ riêng và được đặt ở những nơi có nắng, tưới nước đầy đủ, ít mất sức, phần lớn những cây mai vàng kiểng chưng trong nhà sau tết chưa ra lá hoặc tàn lá non, phiến mỏng màu xanh lợt yếu ớt. Sau tết, cần áp dụng chế độ chăm sóc đặc biệt để cây mai kiểng hồi phục sức khỏe và tiếp tục phát triển xanh tốt cho hoa rực rỡ vào tết năm sau. Ánh nắng là điều kiện cần nhất cho cây mai lấy lại “sức khỏe” - hồi phục chức năng quang hợp và tổng hợp dinh dưỡng qua cành và lá cây. Cần chuyển chậu mai ra vườn ươm có bóng râm hoặc nơi có mặt trời chiếu, ánh nắng được điều tiết mức 65 - 75% bằng lưới màu đen. Sau đó cứ sau 10 ngày lại tăng mức nắng khoảng 10% cho cây quen dần rồi mới để cây mai ra ngoài trời nắng tự nhiên. Dùng kéo cắt tất cả hoa đã nở và hoa chưa nở, kể cả các đài hoa trên cây để nhựa tập trung nuôi thân tạo lá. Cắt hết đài hoa có tác dụng quan trọng trong việc ngưng thời kỳ sinh sản của cây để chuyển sang thời kỳ sinh trưởng - ra lộc, tạo lá và phát triển bộ rễ mới. Sau khi xới cạn bầu đất, pha phân urê thật loãng (1 muỗng cà phê pha trong 8 lít nước) khoảng
  2. 6 - 10 ngày tưới một lần. Dùng phân bón lá (loại tạo chồi dưỡng lá 30-10-10) phun đều trên cây 6 - 10 ngày/lần xen vào khoảng thời gian tưới phân. Công việc này chỉ thực hiện vào buổi chiều, khi trời thật mát. Sau nửa tháng đưa cây mai ra vườn, mỗi 10 - 15 ngày lại tiến hành cắt tỉa cành bị nấm, sâu bệnh, khúc cành dư. Mỗi lần chỉ được cắt tối đa 1/4 - 1/3 tàn cây. Không nên cắt một lúc quá nhiều lá, trơ cành làm cho sự hô hấp và quang hợp của cây bị gián đoạn, cây bị mất sức. Trong quá trình cắt luôn xác định thế, dáng của cây, độ lớn và vị trí của tán lá sau này. Sau 1 tháng cây mai kiểng đã hồi phục bộ lá, nếu cây trồng trong chậu từ 3 năm trở lên, rễ ra bít chậu thì phải tỉa rễ và thay đất mới cho cây. Đưa cây mai ra khỏi chậu cùng bầu đất, dùng dao bén gọt bớt rễ già ở đáy xung quanh bộ rễ cây. Sau đó bổ sung hỗn hợp đất trồng kiểng gồ m tro, trấu, mụn dừa 50%, đất 50% vào đáy chậu, đưa cây vào chậu và tiếp tục đưa hỗn hợp đất và phân bánh dầu trộn NPK 20-20-15 vào quanh chậu phía trong rồi tưới nước, lèn chặt. Trường hợp cây chưa cần phải thay đất, ta xới đất bón phân bánh dầu trộn NPK cho cây. Từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 6 sau khi mang cây ra vườn tưới phân NPK 20-20-15 mỗi tháng một lần. Thường xuyên kiểm tra các bệnh cháy lá, rỉ sắt, thán thư, nấm hồng... bọ trĩ cho cây. Nên phun thuốc ngừa nấm bệnh và quan sát sự xuất hiện của bọ trĩ, nhện đỏ để phun thuốc diệt trừ. Khi thấy đất khô thì tưới nước vừa phải, để lá héo mới tưới là cây tự trổ hoa. Nếu thấy nước trong chậu thoát chậm hoặc đọng phải khai
  3. thông lỗ thoát nước đáy chậu tránh cây bị thối rễ. Sau 6 tháng việc tỉa cành, bấm đọt, dọn tán phải hoàn tất để cây mai tập trung sức chuyển sang giai đoạn chuẩn bị ra hoa. Trường hợp cây có bộ lá quá dày phải xiết nước cho một ít lá già rụng, giả m bớt bộ lá để nhựa nuôi chồi hoa vào các tháng tiếp theo. Những ai không có mặt bằng thích hợp, không nắm vững kỹ thuật cơ bản và tiểu xảo của nghề kiểng và những người bận rộn thì nên thuê nghệ nhân chăm sóc, sau một năm, đến tết lại rinh về chơi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2