Chăm sóc răng cho trẻ nhỏ
lượt xem 71
download
Hàm răng đẹp là một hàm răng có hình thể, màu sắc đẹp và các răng mọc đúng vị trí. Hàm răng có đầy đủ các răng sắp xếp đều đặn , răng không chen chúc hay bị thưa;răng không xoay, nghiêng, răng trên dưới ăn khớp với nhau dễ dàng. Để đạt được điều này, các cha mẹ cần chăm sóc răng cho trẻ từ rất sớm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chăm sóc răng cho trẻ nhỏ
- Ch¨m sãc r¨ng cho trÎ nhá Hàm răng đẹp là một hàm răng có hình thể, màu sắc đẹp và các răng mọc đúng vị trí. Hàm răng có đầy đủ các răng sắp xếp đều đặn , răng không chen chúc hay bị thưa;răng không xoay, nghiêng, răng trên dưới ăn khớp với nhau dễ dàng. Để đạt được điều này, các cha mẹ cần chăm sóc răng cho trẻ từ rất sớm. Để chăm sóc và giữ gìn hàm răng sữa cho trẻ thì vai trò của người mẹ là vô cùng quan trọng. Khi mang thai, người mẹ cần biết cách sử dụng những thức ăn có lợi cho cấu tạo men răng của trẻ sau này, men răng có cứng chắc thì mới phòng ngừa được sâu răng . Người mẹ nên ăn đầy đủ chất bổ dưỡng, đặc biệt là canxi là chất rất cần cho người mẹ và thai nhi. Khi mang thai được 4 tháng thì răng và xương của thai nhi bắt đầu hấp thu canxi. Người mẹ cần được cung cấp đủ chất canxi , nguồn chứa canxi tốt nhất là sữa và sản phẩm từ sữa, cá, nghêu, sò, ốc, tôm, cua. Nhiều người cho rằng “Răng sẽ bị hư sau mỗi lần mang thai”. Điều này không đúng, thai nhi không lấy canxi từ răng của người mẹ. Nếu như
- người mẹ dinh dưỡng và giữ vệ sinh răng miệng tốt thì chắc chắn rằng răng và nướu sẽ khỏe mạnh. 1) Cha mẹ có thể giúp cho trẻ giữ răng chắc và khỏe bằng cách tập cho trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh ngay từ những chiếc răng đầu tiên. Phải giữ vệ sinh răng miệng tốt cho trẻ và chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách . Răng chỉ khoẻ và đẹp nếu biết làm sạch đúng cách. Chải răng đúng cách và đúng thời điểm: tốt nhất nên chải răng ngay sau khi ăn, ngay cả khi chỉ ăn bánh kẹo, hoặc ăn vặt. Nếu không biết chăm sóc và vệ sinh răng miệng cho con trẻ đúng phương pháp có thể dẫn tới những hậu quả như: răng mọc khểnh, răng hô , răng mọc lệch, viêm nướu và đặc biệt là sâu răng… Trẻ em khó có thể tự mình làm sạch răng tốt được. Do đó cha mẹ của trẻ phải chải răng cho con khi trẻ còn quá nhỏ và nên cùng chải răng với trẻ khi trẻ lớn hơn. Hướng dẫn cho trẻ cách sử dụng chỉ tơ nha khoa đúng cách để làm sạch kẻ răng. 2) Hạn chế các thói quen xấu của trẻnhư ăn bánh , mứt , kẹo thường xuyên và những thức ăn chứa nhiều đường. Không nên cho trẻ ăn thức ăn có nhiều đường như kẹo mút, kẹo cứng và tránh xa các loại thức ăn mềm, có tính dính cao như kẹo dẻo, nho khô, trái cây sấy … Những loại thức ăn này làm cho vi khuẩn hoạt động mạnh tiết ra nhiều axít có hại
- cho răng , trẻ dễ bị sâu răng nếu như không súc miệng hoặc chải răng sạch sẽ. Trẻ đang tuổi lớn nên rất thích ăn vặt. Ăn quà vặt cũng là một nguy cơ sâu răng vì độ acid trong miệng lên cao nhiều lần trong ngày. Phụ huynh nên hạn chế số lần trẻ ăn vặt để giảm lượng axit có hại cho răng. Ngoài ra nên hạn chế các thói quen xấu của trẻ như mút ngón tay hay núm vú giả,đẩy lưỡi ra trước khi nuốt ,cắn môi dưới , thở bằng miệng, cắn viết kéo dài , chống cằm... là những thói quen ảnh hưởng rất xấu đến sự phát triển răng hàm mặt gây ra những lệch lạc về răng và hàm mặt . Những thói quen này có thể làm răng mọc không đúng vị trí gây di lệch hàm răng, dẫn đến móm hoặc hô. 3) Không nên để cho trẻ có thói quen bú bình và ngậm bình sữa hoặc nước hoa quả hay nước ngọt ngậm trong miệngnhững lúc bé đi ngủ nhất là ban đêm. Khi con mình bước vào tuổi đi nhà trẻ, mẫu giáo, các bà mẹ sợ trẻ bị suy dinh dưỡng nên có thói quen cho con bú thêm một bình sữa nữa trước khi đi ngủ vào buổi tối, hoặc có bà mẹ cho trẻ lên giường ngủ với 1 bình sữa hay bình nước pha với đường, thay cho sữa để trẻ khỏi quấy khóc, bé ăn xong là ngủ luôn. Việc làm này không ngờ lại gây hậu quả là trẻ bị sâu răng do bú bình (một dạng sâu răng nặng ở trẻ).
- Khi ngủ, không nên cho ngậm bình sữa, vì có thể trẻ không nuốt hết, sữa đọng trong miệng trẻ rất lâu suốt đêm sẽ bị các vi khuẩn làm lên men biến đổi thành acid lactic làm tăng nguy cơ sâu răng rất nhiều lần. Nếu bắt buộc phải cho trẻ ngậm bình sữa khi ngủ thì nên thay sữa bằng nước lọc và lấy bình ra khi trẻ đã ngủ. Hình ảnh sâu răng do bú bình Nhìn vào hình trên đây chúng ta thấy tất cả các răng phía trước hàm trên đều bị sâu . Đây là hình ảnh điển hình ở một trẻ bị sâu răng do bú bình . 4) Để trẻ có một hàm răng trắng , đẹp và khoẻ , nên cho trẻ đi khám bác sĩ răng hàm mặt lần đầu tiên khi trẻ được 6 tháng tuổi ,thời gian này là cơ hội tuyệt vời để nha sĩ kiểm tra cẩn thận sự phát triển răng miệng của bé cũng như giải đáp những thắc mắc liên quan.Đây cũng là lúc để hỏi BS RHM xem răng của trẻ đang phát triển như thế nào? Bác sĩ Răng hàm mặt có thể tư vấn cho cha mẹ về cách chải răng và chăm sóc răng
- miệng đúng cách cho trẻ và áp dụng kịp thời các biện pháp phòng ngừa sâu răng. Sau đó khi trẻ được 1 tuổi nên bắt đầu đưa trẻ đi khám răng định kỳ mỗi 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện bất kỳ những dấu hiệu bất thường ở giai đoạn sớm .Không nên chờ đến khi trẻ có răng sâu hay đau răng mới đến bác sĩ RHM. Sâu răng sớm Sâu răng mức độ khá nặng
- Sâu răng mức độ nghiêm trọng Nếu bạn muốn con bạn có hàm răng đẹp, bạn cần phải quan tâm đến việc chỉnh nha càng sớm càng tốt, từ khi 67 tuổi, những răng vĩnh viễn đầu tiên của con bạn mọc lên, trẻ đã cần được sự theo dõi 6 tháng 1 lần, bạn sẽ biết răng đó mọc ra sao, nên nhổ vào thời điểm nào, để tránh sự lệch lạc sau này. Đối với những trẻ có răng mọc lệch lạc , trẻ nên đến khám bác sĩ chuyên khoa vào lúc 7 tuổi. Việc đến khám BS chuyên về chỉnh nha không có nghĩa là tất cả những trẻ ở lứa tuổi cần phải điều trị, nhưng để BS đánh giá một số trường hợp cần được điều trị sớm . Nếu trẻ có các tật xấu như mút tay, thở miệng, mút môi…phải điều trị sớm bằng chỉnh răng dự phòng , loại trừ thói quen xấu, để tránh gây ra sự lệch lạc răng hàm không đáng có của hàm răng sau này. 5) Cha mẹ không được tự ý mua kháng sinh Tetracycline cho con uống , không cho trẻ dưới 10 tuổi sử dụng bất kỳ loại Tetracycline nào vì
- những loại thuốc này sẽ ảnh hưởng đến men răng của trẻ gây tình trạng vàng răng vĩnh viễn do thuốc. 6) Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự ăn uống và thực phẩm có vai trò lớn đối với quá trình mọc răng, sự vững chắc của răng cũng như các bệnh răngmiệng. Dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, đặc biệt là đảm bảo chất canxi ngay từ giai đoạn mang thai. Bà mẹ nên ăn đầy đủ chất bổ dưỡng, đặc biệt là canxi là chất rất cần cho người mẹ và thai nhi. Khi mang thai được 4 tháng thì răng và xương của thai nhi bắt đầu hấp thu canxi. Răng của trẻ bắt đầu hình thành từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 trong bụng mẹ. Bất kỳ thức ăn gì mẹ ăn vào cũng sẽ ảnh hưởng đến các răng đang trong giai đoạn phát triển này của trẻ . Bà mẹ cần ăn một lượng đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là sinh tố A, C và D, chất đạm, chất khoáng (canci và phospho) để răng của trẻ được cấu tạo bình thường. Chế độ ăn của trẻ cũng rất quan trọng.Trong 3 năm đầu tiên, chế độ dinh dưỡng cân đối rất cần thiết cho sự phát triển một hàm răng khoẻ mạnh. Dinh dưỡng tốt sẽ thúc đẩy sự phát triển khoẻ mạnh của răng và nướu. Sữa mẹ chứa đầy đủ tất cả những chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của đứa trẻ trong 6 tháng đầu. Ngoài việc sữa mẹ có nhiều chất bổ dưỡng, trẻ em cần chế độ ăn uống hợp lý, đa dạng với đầy đủ
- calcium, phosphore để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của răng. Canci là chất chủ yếu cần thiết cho sự phát triển răng, trong chế độ ăn nếu thiếu vitamin hay khoáng chất như canxi, fluor (có nhiều trong hải sản) cũng ảnh hưởng đến cấu tạo và sự bền chắc của răng. Sau khi răng đã hình thành, trẻ rất cần fluor để làm men răng cứng chắc, chống đỡ vi khuẩn gây sâu răng. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý cho con ăn những thức ăn giàu fluor như cá (đặc biệt là cá biển), trứng, sữa tươi và các sản phẩm từ sữa; ăn các loại thực phẩm bổ dưỡng , hợp lý tốt cho răng như rau , trái cây tươi , ngũ cốc. Ăn các loại thức ăn có tác dụng làm sạch răng chẳng hạn như: Cà rốt: Đây là nguồn cung cấp vitamin A, làm răng chắc khỏe hơn. Ngoài ra, cà rốt còn giúp nướu mau liền khi bị tổn thương, giảm tình trạng chảy máu chân răng. Ăn phomat sau bữa ăn sẽ làm giảm nguy cơ bị sâu răng vì trong phomat có canxi giúp cải thiện lượng khoáng chất cho răng. Cá: Các loại cá thu, cá mòi, cá hồi... chứa nhiều vitamin D nhân tố giúp cơ thể hấp thụ canxi, có lợi cho cốt răng và men răng. Các loại rau quả nhiều vitamin C (như cà chua , cam, chanh, bưởi...)
- Bà mẹ không nên tập cho con mình ăn một chế độ ăn quá nhiều chất đường .Chế độ ăn ngọt ăn nhiều đồ ngọt, ăn nhiều lần trong ngày và chểnh mảng vệ sinh răng miệng sẽ gây sâu răng. Không nên cho trẻ nhỏ uống nhiều nước hoa quả mà nên thay vào đó là cho các bé uống sữa. Nước ngọt có đường khiến vi khuẩn ở các mảng bám hoạt động mạnh cùng với cacbohydrate có trong nước ngọt khiến cho răng trẻ dễ bị sâu. Càng uống nhiều nước ngọt, càng dễ hư men răng. Nước uống có gas uống nhiều có thể bị mòn men răng. Bà mẹ nên để các thức ăn tốt cho răng (ngũ cốc, trái cây, hạt, đậu,..) đựng trong các hộp nhỏ nhiều màu sắc thu hút sự chú ý của trẻ đặt ở những nơi trẻ có thể nhìn thấy và lấy được dễ dàng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các kỹ năng cần thiết khi chăm sóc trẻ sơ sinh
13 p | 750 | 248
-
Chăm sóc răng cho bé theo độ tuổi
3 p | 222 | 64
-
Cẩn thận khi sử dụng mật ong cho trẻ nhỏ
5 p | 214 | 32
-
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ
3 p | 207 | 27
-
Chăm sóc răng của trẻ sao cho tốt?
5 p | 133 | 15
-
Những lời khuyên về chăm sóc răng ở trẻ nhỏ
3 p | 81 | 9
-
Cách tắm cho trẻ nhỏ trong mùa lạnh
4 p | 101 | 9
-
10 dấu hiệu báo động sức khỏe trẻ nhỏ
9 p | 139 | 8
-
Những điều cần tránh khi chế biến món rau cho trẻ
4 p | 105 | 8
-
Cho trẻ ăn thức ăn có xơ để tránh sâu răng
5 p | 117 | 7
-
Lịch mọc răng sữa và cách chăm sóc răng cho trẻ
6 p | 74 | 6
-
Thực phẩm giúp chống cảm cúm trong mùa lạnh cho trẻ
5 p | 72 | 4
-
Chăm sóc sức khỏe trẻ ở tuổi biết đi.Tiến sĩ Wendy Sue Swanson, bác sĩ khoa Nhi thuộc Bệnh viện nhi Seatle (Mỹ) cho biết, trẻ ở tuổi biết đi dễ bị lây nhiễm nhiều bệnh mà trước đó chúng chưa hề gặp phải. Dưới đây là 5 cách phòng bệnh cho trẻ ở tuổi biết
5 p | 98 | 4
-
Mách mẹ mẹo chăm sóc răng cho bé thật tốt
6 p | 73 | 3
-
Cho trẻ ăn váng sữa thế nào cho đúng?
4 p | 113 | 2
-
Trẻ nhỏ nghiện xem ti vi sẽ dễ có nguy cơ phạm tội ác
4 p | 45 | 2
-
Thận trọng khi cho trẻ nhỏ uống thuốc cảm, ho
5 p | 85 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn