intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chăm sóc trước sinh tại trạm y tế phường theo chuẩn quốc gia của một quận nội thành Hà Nội (2006-2008)

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

72
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm mô tả thực trạng và một số rào cản tới sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh (CSTS) tại 4 trạm y tế (TYT) phường của 1 quận nội thành Hà Nội. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chăm sóc trước sinh tại trạm y tế phường theo chuẩn quốc gia của một quận nội thành Hà Nội (2006-2008)

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013<br /> <br /> CHĂM SÓC TRƯỚC SINH TẠI TRẠM Y TẾ PHƯỜNG THEO<br /> CHUẨN QUỐC GIA CỦA MỘT QUẬN NỘI THÀNH<br /> HÀ NỘI (2006 - 2008)<br /> Trần Thị Điệp*; Hồ Thị Hiền*; Nguyễn Thị Bích Thủy**<br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng và một số rào cản tới sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh<br /> (CSTS) tại 4 trạm y tế (TYT) phường của 1 quận nội thành Hà Nội. Kết quả: thực trạng sử dụng dịch<br /> vụ CSTS qua phỏng vấn và qua số liệu thứ cấp có sự khác biệt. Đặc biệt, số liệu sổ sách về tỷ lệ bà<br /> mẹ sử dụng dịch vụ khám thai định kỳ và tiêm phòng uốn ván tại các TYT đều đạt mức cao (> 90%),<br /> song phỏng vấn sâu cho thấy tỷ lệ thực tế thấp hơn. Công tác khám thai và tư vấn cho bà mẹ trước<br /> sinh chưa được thực hiện đầy đủ như Hướng dẫn Quốc gia về CSTS. Các yếu tố rào cản đến sử<br /> dụng dịch vụ CSTS bao gồm: khách hàng chưa tin tưởng vào chất lượng CSTS tại tuyến y tế cơ sở;<br /> sử dụng máy móc, đặc biệt là máy siêu âm và thử nước tiểu còn hạn chế, khách hàng có nhiều lựa<br /> chọn sử dụng dịch vụ CSTS tại các bệnh viện lớn lân cận trong thành phố. Qua nghiên cứu cho thấy<br /> thực trạng sử dụng dịch vụ CSTS tại các TYT của quận nội thành thấp và có sự khác biệt giữa các<br /> nguồn số liệu.<br /> * Từ khóa: Chăm sóc trước sinh; Chăm sóc sức khỏe sinh sản; Trạm y tế; Hà Nội.<br /> <br /> ANTENATAL CARE IN WARD HEALTH STATIONS IN<br /> COMPARISON WITH NATIONAL STANDARDS IN<br /> ONE DISTRICT OF HANOI (2006 - 2008)<br /> SUMMARY<br /> The aims of this study were to describe the utilization of and barriers to the utilization of the<br /> antenatal care in 4 ward health stations of a Hanoi urban district. Results: there were differences in<br /> antenatal care utilization between primary and secondary data. Particularly, the secondary data<br /> showed that the utilization of pregnancy check-up and tetanus vaccination were more than 90%,<br /> yet this did not show as much in the in-depth interviews. Pregnancy check-up and counselling for<br /> mothers had not meet national standards of prenatal care. Barriers to the utilization of antenatal care<br /> included: lack of trust in the quality of services provided by the ward health stations, lack of<br /> ultrasound and urine test; pregnant women had several choices to access prenatal care in nearby health<br /> facilities. In addition, antenatal examination and counseling did not meet the national standards.<br /> Conclusions: underutilization of antenatal care services in ward health stations existed and there<br /> were differences between primary and secondary data.<br /> * Key words: Antenatal care; Reproductive heatlh care; Commune health station; Hanoi.<br /> <br /> * Trường Đại học Y tế Công cộng<br /> ** Viện Y học Lao động và Vệ sinh môi trường<br /> Người phản hồi (Corresponding): Trần Thị Điệp<br /> ttd@hsph.edu.vn<br /> <br /> 21<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Ở Việt Nam, tỷ số tử vong mẹ đã giảm<br /> đáng kể, từ 165/100.000 trẻ đẻ sống năm<br /> 2000 xuống còn 69/100.000 vào năm 2009<br /> [1]. Phần lớn tử vong mẹ xảy ra trước có<br /> thể phòng tránh được nếu CSTS được thực<br /> hiện tốt. Đặc biệt, tại TYT, CSTS tốt sẽ làm<br /> <br /> tâm y tế quận, 8 bà mẹ đã sinh con < 12<br /> tháng tuổi. Áp dụng chọn mẫu có chủ đích.<br /> Các nội dung phỏng vấn chính bao gồm:<br /> quan điểm và thực trạng về dịch vụ CSTS<br /> tại TYT (khám thai theo Chuẩn Quốc gia y<br /> tế xã về CSSKSS), tiêm phòng uốn ván, tư<br /> vấn và quản lý thai nghén), những rào cản<br /> trong sử dụng dịch vụ CSTS tại TYT. Số<br /> <br /> giảm đáng kể tỷ lệ tử vong mẹ liên quan<br /> <br /> liệu thứ cấp về CSTS được thu thập qua sổ<br /> <br /> đến thai nghén, cũng như giảm hiện tượng<br /> <br /> sách báo cáo của 4 TYT từ 2006 - 2008,<br /> <br /> quá tải cho các bệnh viện tuyến trên. Theo<br /> <br /> bao gồm số liệu về tỷ lệ bà mẹ đến khám<br /> <br /> thống kê năm 2006 - 2008 của Trung tâm<br /> <br /> thai, tiêm phòng uốn ván, tư vấn và được<br /> <br /> Y tế quận Cầu Giấy, công tác CSTS tại các<br /> <br /> quản lý thai nghén tại TYT, cơ sở vật chất,<br /> <br /> TYT đều đạt kết quả rất cao [2]. Tuy nhiên,<br /> <br /> nhân lực, trang thiết bị thiết yếu sản khoa.<br /> <br /> qua phỏng vấn nhanh các bà mẹ có con<br /> <br /> Phân tích số liệu định tính theo chủ đề.<br /> <br /> < 12 tháng tuæi tại 2 phường của quận cho<br /> <br /> Nghiên cứu này mô tả thực trạng sử<br /> <br /> thấy, hầu hết các bà mẹ không sử dụng<br /> <br /> dụng dịch vụ CSTS và một số rào cản với<br /> <br /> dịch vụ CSTS tại TYT. Bài viết này nhằm<br /> <br /> dịch vụ này tại TYT theo hướng dẫn và<br /> <br /> mục tiêu: Mô tả thực trạng và một số rào<br /> <br /> chuẩn quốc gia. Chuẩn Quốc gia về y tế xã<br /> <br /> cản với sử dụng dịch vụ CSTS tại 4 TYT<br /> <br /> áp dụng cho y tế xã/phường giai đoạn 2001 -<br /> <br /> phường của quận Cầu Giấy, Hà Nội.<br /> <br /> 2010 nêu rõ chuẩn về CSSKSS (chuẩn VI)<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> <br /> gồm 7 nội dung chính, trong đó có 2 nội<br /> dung liên quan đến CSTS: 1/ Tất cả phụ nữ<br /> mang thai được khám thai ít nhất 1 lần,<br /> <br /> Nghiên cứu định tính.<br /> <br /> trong đó tỷ lệ phụ nữ vùng đồng bằng và<br /> <br /> Địa bàn nghiên cứu: 4 phường được chọn<br /> <br /> trung du được khám thai ≥ 3 lần đúng lịch<br /> <br /> ngẫu nhiên trong tổng số 8 phường của quận<br /> <br /> đạt ≥ 75%; 2/ Tỷ lệ phụ nữ có thai được<br /> <br /> Cầu Giấy, bao gồm: Yên Hòa, Quan Hoa,<br /> <br /> được tiêm phòng uốn ván đủ liều trước khi<br /> <br /> Dịch Vọng và Nghĩa Tân.<br /> <br /> sinh tại vùng đồng bằng và trung du đạt<br /> <br /> Thời gian: từ tháng 2 đến 8 - 2009.<br /> Số liệu định tính thu thập từ 17 cuộc<br /> phỏng vấn sâu với 8 cán bộ y tế (CBYT) tại<br /> TYT 4 phường (mỗi phường chọn 1 lãnh<br /> đạo và 1 cán bộ phụ trách chăm sóc sức<br /> khỏe sinh sản (CSSKSS); 1 cán bộ trung<br /> <br /> ≥ 95% [3]. Theo Hướng dẫn Quốc gia về<br /> dịch vụ CSSKSS, khám thai gồm 9 bước,<br /> bao gồm: hỏi, khám toàn thân, khám sản<br /> khoa, xét nghiệm, tiêm phòng uốn ván,<br /> cung cấp viên sắt, hướng dẫn bà mẹ vệ<br /> sinh thai nghén, ghi chép, thông báo kết<br /> quả [4].<br /> <br /> 21<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br /> BÀN LUẬN<br /> <br /> gia: 75%)<br /> Yên Hòa<br /> <br /> 91,7<br /> <br /> 97,0<br /> <br /> 97,1<br /> <br /> 1. Thực trạng sử dụng dịch vụ CSTS<br /> tại TYT phường.<br /> <br /> Quan Hoa<br /> <br /> 94,2<br /> <br /> 93,7<br /> <br /> 97,9<br /> <br /> Dịch Vọng<br /> <br /> 99,4<br /> <br /> 100<br /> <br /> 100<br /> <br /> Bảng 1: Các dịch vụ CSTS thực tế tại 4<br /> TYT phường.<br /> <br /> Nghĩa Tân<br /> <br /> 88,3<br /> <br /> 92,6<br /> <br /> 90,2<br /> <br /> DỊCH VỤ CSTS THEO<br /> CHUẨN QUỐC GIA<br /> <br /> 4 TYT<br /> PHƯỜNG<br /> <br /> Có<br /> Khám thai định kỳ<br /> <br /> x<br /> <br /> Tiêm phòng uốn ván cho<br /> phụ nữ mang thai<br /> <br /> x<br /> <br /> Tư vấn về dịch vụ CSSKSS<br /> <br /> x<br /> <br /> Giáo dục sức khỏe và tư<br /> vấn cho người có thai<br /> <br /> x<br /> <br /> Quản lý thai nghén<br /> <br /> x<br /> <br /> Không<br /> <br /> Cung cấp viên sắt<br /> <br /> x<br /> <br /> Xét nghiện protein niệu<br /> <br /> x<br /> <br /> Xét nghiệm huyết sắc tố<br /> <br /> x<br /> <br /> Các dịch vụ cung cấp viên sắt, xét nghiệm<br /> protein niệu, xét nghiệm huyết sắc tố không<br /> được cung cấp tại 4 TYT. Vì vậy, trong bài<br /> viết này, sử dụng dịch vụ CSTS được mô tả<br /> bao gồm khám thai, tiêm phòng uốn ván, tư<br /> vấn trước sinh và quản lý thai nghén.<br /> * Khám thai và quản lý thai nghén tại TYT:<br /> Bảng 2: Tỷ lệ quản lý thai và phụ nữ<br /> được khám thai ít nhất 3 lần theo đúng lịch<br /> của 4 TYT phường (%).<br /> ¬<br /> <br /> TYT PHƯỜNG<br /> <br /> 2006<br /> <br /> 2007<br /> <br /> 2008<br /> <br /> Yên Hòa<br /> <br /> 99,2<br /> <br /> 99,6<br /> <br /> 99,6<br /> <br /> Quan Hoa<br /> <br /> 99,8<br /> <br /> 99,2<br /> <br /> 99,4<br /> <br /> Dịch Vọng<br /> <br /> 99,1<br /> <br /> 99,0<br /> <br /> 99,3<br /> <br /> Nghĩa Tân<br /> <br /> 99,0<br /> <br /> 99,6<br /> <br /> 99,5<br /> <br /> (2)<br /> <br /> (3)<br /> <br /> (4)<br /> <br /> Tỷ lệ quản lý thai<br /> <br /> (1)<br /> Tỷ lệ khám thai ít nhất 3<br /> lần theo lịch (chuẩn Quốc<br /> <br /> Tỷ lệ quản lý thai của 4 TYT phường<br /> đều đạt rất cao (> 99%). Tỷ lệ khám thai đủ<br /> 3 lần và đúng lịch của 4 TYT đều vượt trội<br /> (> 90%) so với mốc 75% của chuẩn Quốc<br /> gia [3]. Qua 3 năm (2006 - 2008), tỷ lệ này<br /> của 4 trạm đều được giữ vững.<br /> Tuy nhiên, qua phỏng vấn sâu, các<br /> CBYT nói rằng thông tin từ báo cáo của các<br /> trạm chưa phản ánh đúng thực tế do những<br /> số liệu này hầu hết có được từ nguồn cộng<br /> tác viên. Thực tế này được CBYT giải thích<br /> là do khách hàng không tiếp cận và sử<br /> dụng dịch vụ. Tất cả CBYT tham gia phỏng<br /> vấn cũng khẳng định thực tế trên, cho rằng<br /> bà mẹ mang thai rất ít sử dụng dịch vụ<br /> khám thai tại TYT, “vài tháng mới có một<br /> vài trường hợp khám thai”.<br /> “Quản lý thai bọn chị không làm được vì<br /> họ có đến khám thai đâu mà quản lý thai,<br /> chị nhờ cộng tác viên đến nhà bà mẹ hỏi<br /> xem họ khám ở đâu, hái bà mẹ có sổ khám<br /> thai, phiếu khám thai, phiếu hẹn không.<br /> Cộng tác viên đem thông tin về cho chị rồi<br /> chị ghi vào sổ” (Nữ, 37 tuổi, cán bộ CSSKSS<br /> TYT 3).<br /> Quản lý thai thông qua cộng tác viên còn<br /> nhiều bất cập, dễ dẫn đến nhiều sai sót<br /> trong quá trình theo dõi.<br /> “Hiện tại chỉ quản lý bằng cách thông<br /> qua đội ngũ cộng tác viên thôi. Họ đến từng<br /> nhà bà mẹ có thai hỏi thăm, nhưng chắc<br /> chắn là chưa chính xác vì trình độ của đội<br /> ngũ cộng tác viên có hạn và còn sót rất<br /> <br /> 22<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013<br /> nhiều” (Nữ, 43 tuổi, cán bộ CSSKSS TYT<br /> 2).<br /> Khi được hỏi về công tác quản lý thai<br /> nghén, tất cả CBYT đều nói rằng tại các<br /> trạm chỉ ghi sổ khám thai mà không có<br /> phiếu khám thai, không có bảng quản lý thai<br /> sản và không có phiếu hẹn, “chúng tôi hẹn<br /> bằng lời với nhau”. Rõ ràng, công tác quản<br /> lý thai nghén còn lơ là, chưa theo Hướng<br /> dẫn Quốc gia, bao gồm số khám thai, bảng<br /> quản lý thai sản, phiếu khám thai, hộp luân<br /> chuyển phiếu hẹn.<br /> Mặc dù số lượng bà mẹ đến khám thai<br /> ít, việc tuân thủ 9 bước khám thai vẫn còn<br /> nhiều hạn chế, CBYT chỉ thực hiện một số<br /> bước. Thực tế này là do các bà mẹ đồng<br /> ý khám thai một cách miễn cưỡng, do đó<br /> CBYT phải khám “mau chóng” để không<br /> gây “phiền toái” cho các bà mẹ. Hiện tượng<br /> khám thai “thụ động” - bà mẹ không chủ<br /> định đến khám thai tại trạm, do được mời<br /> vào khám thì họ miễn cưỡng cho khám - đã<br /> được báo cáo. Thực tế cho thấy nhiều khi<br /> CBYT phải chủ động đề xuất để khám thai<br /> cho các bà mẹ.<br /> “Hôm em khám ở đấy (TYT) là khi em đi<br /> tiêm phòng rồi các chị gọi vào khám đấy chứ,<br /> em có định khám thai ở đấy đâu” (Bà mẹ,<br /> 31 tuổi, phường Yên Hòa).<br /> Với một số trường hợp đến khám thai tại<br /> TYT, việc khám thai và quản lý thai nghén<br /> chỉ dừng lại ở ghi sổ khám thai.<br /> “Khi khám chúng tôi cũng không thể tuân<br /> thủ các bước được, vì các bà mẹ có vẻ<br /> không ủng hộ, cho nên chúng tôi khám<br /> nhanh và chỉ làm những bước chính thôi<br /> như đo cân nặng, đo huyết áp, đo vòng bụng,<br /> nghe tim thai, khám phù, dự kiến sinh, ghi<br /> sổ” (Nữ, 36 tuổi, cán bộ CSSKSS, TYT 1).<br /> * Tiêm phòng uốn ván tại TYT:<br /> <br /> Khi đến khám thai, CBYT sẽ kiểm tra lịch<br /> và tiêm phòng uốn ván cho thai phụ. Trong<br /> nghiên cứu này, ghi chép từ sổ sách của<br /> TYT cho thấy, tỷ lệ phụ nữ được tiêm<br /> phòng uốn ván đủ liều trước khi sinh ở cả 4<br /> TYT phường đều 100%, đạt chuẩn Quốc<br /> gia về y tế xã/phường (> 95%). Đa số các<br /> bà mẹ nhận thức được tầm quan trọng và<br /> có tiêm phòng uốn ván. Tuy nhiên, việc sử<br /> dụng dịch vụ tiêm phòng uốn ván tại TYT<br /> vẫn còn hạn chế do nhiều bà mẹ không<br /> tiêm phòng tại TYT mà tiêm phòng ở những<br /> nơi khác. Thông tin về việc bà mẹ có tiêm<br /> phòng uốn ván ở TYT hay không cũng không<br /> được ghi rõ trong sổ khám thai.<br /> “Em thấy rất cần phải tiêm phòng uốn ván,<br /> em đã tiêm một mũi phòng uốn ván tại TYT<br /> khi thai được khoảng 5 tháng, còn mũi nữa<br /> em tiêm ở chỗ khác vào lúc gần 8 tháng”<br /> (Bà mẹ, 31 tuổi, phường Yên Hòa).<br /> * Tư vấn trước sinh còn “qua loa”:<br /> Các bà mẹ đều có ý kiến thống nhất,<br /> CBYT tư vấn qua loa, chưa thực sự nhiệt<br /> tình. Đa số cho biết CBYT cung cấp thông<br /> tin chủ yếu về dinh dưỡng và chế độ lao<br /> động mà không nói về những vấn đề khác,<br /> như biến chứng thai nghén. Hơn nữa, khi<br /> được hỏi về công tác cung cấp thông tin và<br /> giáo dục sức khỏe cho bà mẹ trước sinh,<br /> tất cả cán bộ làm công tác CSSKSS đều nói<br /> họ không tuân thủ các bước tư vấn cho<br /> bà mẹ.<br /> Qua quan sát và phỏng vấn cho thấy, tại<br /> 4 trạm đều có phòng tư vấn riêng đáp ứng<br /> đủ 10 tiêu chí theo chuẩn quốc gia. Cụ thể,<br /> các phòng ở vị trí thuận lợi, kín đáo, có đủ<br /> bàn ghế để có thể làm tư vấn nhóm, sạch<br /> sẽ ngăn nắp, có hiện vật, mô hình, có áp<br /> phích, có sách lật, tờ gấp, có sách báo và<br /> tài liệu tham khảo, có sổ ghi các hoạt động<br /> tư vấn. Tuy nhiên, đa số CBYT nói rằng,<br /> <br /> 23<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013<br /> mặc dù TYT có phòng khám thai, có phòng<br /> tư vấn riêng nhưng họ thường tư vấn luôn<br /> tại phòng khám thai sau khi khám thai xong.<br /> Chính điều này không đảm bảo được tính<br /> kín đáo, riêng tư và bí mật của công tác tư<br /> vấn, do đó ảnh hưởng tới chất lượng tư vấn.<br /> 2. Rào cản với sử dụng dịch vụ CSTS.<br /> * Sự thiếu tin tưởng vào chất lượng dịch<br /> vụ CSTS của các bà mẹ:<br /> Như trên đã đề cập, CBYT khám nhanh<br /> cho các bà mẹ đã khiến nhiều bà mẹ nhận<br /> định: việc khám thai “rất đơn giản” qua phỏng<br /> vấn sâu. Đây có thể là một trong những lý<br /> do khiến thai phụ không muốn đến khám thai<br /> tại trạm.<br /> “Khám đơn giản lắm chị ạ. Chị ấy bảo<br /> em cân, đo huyết áp cho em, đo vòng bụng,<br /> nghe tim thai, chị ấy còn tính để dự kiến<br /> ngày sinh nhưng không thấy bảo thử nước<br /> tiểu, siêu âm xem thai thế nào” (Bà mẹ, 28<br /> tuổi, phường Nghĩa Tân).<br /> Thực tế, các bà mẹ sau khi được hỏi cũng<br /> có cùng ý kiến với CBYT, cho rằng chất<br /> lượng dịch vụ chưa tốt, trình độ chuyên<br /> môn và kỹ năng tư vấn còn hạn chế, xét<br /> nghiệm như siêu âm, thử máu, thử nước<br /> tiểu không được cung cấp để phục vụ cho<br /> công tác CSTS.<br /> “Em chỉ khám thai có một lần tại trạm<br /> thôi, không phải chi phí gì cả, nhưng em<br /> không muốn khám thai tại trạm vì em thấy<br /> chưa tin tưởng vào chất lượng khám ở đấy.<br /> Em thấy phòng khám ở đó không có đủ máy<br /> móc hỗ trợ cho công tác khám thai không<br /> kín đáo, có nhiều người đi lại trong phòng.<br /> Em vẫn thường đi khám tại bệnh viện C<br /> rồi…” (Bà mẹ, 32 tuổi, phường Nghĩa Tân).<br /> Khi được hỏi về chất lượng dịch vụ<br /> CSTS, đa số CBYT (gồm trưởng TYT, cán<br /> bộ phụ trách công tác CSSKSS) đều có ý<br /> kiến thống nhất cho rằng các dịch vụ tại<br /> trạm còn hoạt động kém hiệu quả. Thực<br /> trạng này là do CBYT ít được đào tạo, tập<br /> <br /> huấn nâng cao kiến thức thường xuyên như<br /> sử dụng máy móc hỗ trợ công tác CSTS.<br /> “Nếu mà nói đến chất lượng dịch vụ thì<br /> tôi thấy chưa tốt. Bản thân những người<br /> làm công tác CSSKSS chưa được đào tạo<br /> chuyên sâu, có đợt tập huấn thì không có<br /> kiến thức mới mà thời gian rất ngắn, cơ hội<br /> được cập nhật kiến thức thì ít. Tại trạm chỉ<br /> có khám thai đơn thuần, tiêm phòng uốn<br /> ván cho bà mẹ, còn dùng máy móc hiện đại<br /> để hỗ trợ công tác chăm sóc sức khỏe bà<br /> mẹ trước sinh thì chưa có” (Nữ, 36 tuổi, cán<br /> bộ CSSKSS TYT).<br /> * Sự sẵn có của các dịch vụ CSTS khác:<br /> Trên địa bàn quận có rất nhiều bệnh viện<br /> chuyên khoa lớn như Bệnh viện Phụ sản Hà<br /> Nội, Bệnh viện Phụ sản TW, Bệnh viện 19/8,<br /> cũng như nhiều cơ sở dịch vụ y tế khác<br /> cung cấp dịch vụ chăm sóc sản khoa. Đây<br /> có thể là những nguyên nhân sâu xa dẫn<br /> đến việc quản lý, theo dõi và chăm sóc bà<br /> mẹ trước sinh tại TYT còn nhiều hạn chế.<br /> * Nhân lực thiếu và kiêm nhiệm nhiều<br /> chương trình:<br /> Mặc dù nhân lực của TYT còn ít, song<br /> CBYT cùng một lúc phải phụ trách từ 5 đến<br /> 6 chương trình y tế. Vì vậy, họ có rất ít thời<br /> gian để đầu tư cho công tác chuyên môn về<br /> CSTS. Số lượng cán bộ CSSKSS tại trạm<br /> chưa đáp ứng đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe<br /> bà mẹ. Hiện nay, mỗi trạm chỉ có 1 người<br /> đảm nhiệm chính về công tác CSSKSS.<br /> “Còn rất nhiều khó khăn vì nhân lực còn<br /> hạn chế về cả kiến thức chuyên môn lẫn tay<br /> nghề; kinh phí hoạt động còn hạn chế; cán<br /> bộ kiêm nhiệm nhiều nên hoạt động chăm<br /> sóc sức khoẻ bà mẹ chưa đạt hiệu quả”<br /> (Nữ, 47 tuổi, cán bộ Trung tâm Y tế quận).<br /> * Trang thiết bị thiếu hoặc không được<br /> sử dụng:<br /> Qua quan sát cho thấy cả 4 TYT đều có<br /> đủ phòng chức năng phục vụ công tác<br /> CSTS. Tuy nhiên, các phòng khám thai của<br /> <br /> 24<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2