intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chẩn đoán phân biệt tình trạng đau khớp

Chia sẻ: Nguyen UYEN | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

117
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vì đa phần các khớp thường bị tổn thương do cùng một nguyên nhân, trước hết ta nên bàn luận về chẩn đoán phân biệt một tình trạng đau khớp, sau đó sẽ bàn đến các trường hợp ngoại lệ áp dụng cho một số khớp riêng biệt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chẩn đoán phân biệt tình trạng đau khớp

  1. Chẩn đoán phân biệt tình trạng đau khớp Vì đa phần các khớp thường bị tổn thương do cùng một nguyên nhân, trước hết ta nên bàn luận về chẩn đoán phân biệt một tình trạng đau khớp, sau đó sẽ bàn đến các trường hợp ngoại lệ áp dụng cho một số khớp riêng biệt.
  2. H1. Các nguyên nhân gây đau khớp: Lao, thấp khớp cấp, lupus, viêm loét đại tràng, lậu, bệnh Reiter, vảy nến, viêm xương khớp thoái hoá, viêm khớp dạng thấp, gout, viêm khớp nhiễm trùng, các u nguyên phát hoặc thứ phát, viêm hồi tràng từng vùng, đái tháo đường, giả gout, viêm gan. - Tổn thương về giải phẫu và mô học của khớp không có giá trị nhiều trong chẩn đoán phân biệt. - Các tổn thương ngoại vi chung quanh khớp, như viêm mô tế bào, viêm túi thanh mạc (bursitis), và viêm gân (tendonitis) cần được xem xét trong chẩn đoán phân biệt. - Thấp khớp không do khớp (nonarticular rheumatism) hoặc viêm xơ cơ (fibromyositis) cũng cần được nghĩ đến.
  3. H2. Viêm gân và viêm túi thanh mạc khớp khuỷu
  4. H3- Viêm túi thanh mạc mấu chuyển lớn xương đùi Để nhớ được danh sách các tình trạng của khớp dùng cho chẩn đoán phân biệt, từ VINDICATE có thể hữu ích. 1. V—Vascular (Mạch máu) gợi ý hemophilia và bệnh còi xương, hoại tử khớp vô khuẩn (bệnh Osgood–Schlatter v.v.). H4- Tổn thương do bệnh Osgood-Schlatter 2. I—Inflammatory (Viêm) gợi ý các tổn thương nhiễm trùng, như lậu, vi khuẩn Streptococcus, trực khuẩn lao, giang mai là thường gặp nhất.
  5. 3. N—Neoplastic disorders (Ung thư) cần loại trừ sarcom xương và các u tế bào khổng lồ (giant cell tumors). 4. D—Degenerative disorders (Thoái hoá) giúp nghĩ đến các bệnh lý thoái hoá khớp hoặc viêm xương khớp thoái hoá (osteoarthritis), rất thường gặp. H5- Viêm thoái hoá khớp cổ chân
  6. H6-Viêm thoái hoá khớp gối H7- Viêm thoái hoá khớp cổ tay
  7. H8- Viêm thoái hoá khớp giai đoạn muộn ở bàn tay 5. I—Intoxication(Ngộ độc) gợi ý gout (uric acid) và giả gout (pseudogout do tích luỹ calcium pyrophosphate). Các thuốc thường ít khi gây bệnh khớp nhưng hội chứng lupus gây ra bởi hydralazine (Apresoline) và procainamide, hay hội chứng gout (“gout syndrome") của thuốc lợi tiểu cần được nghĩ đến.
  8. H9- Các tophi trong bệnh Gout 6. C—Congenital (Bẩm sinh) và các dị tật mắc phải giúp nghĩ đến các biến dạng khớp do tabes dorsalis (giang mai), bệnh rỗng tuỷ (syringomyelia), và bệnh trật khớp háng bẩm sinh. Cũng cần nghĩ đến bệnh Alkaptonuria trong mục n ày. 7. A—Autoimmune (Tự miễn) là một nhóm bệnh khác thường gặp. Viêm khớp dạng thấp là bệnh thường gặp nhất, nhưng bệnh huyết thanh (serum sickness), lupus đỏ (lupus erythematosus), thấp khớp cấp (rheumatic fever), hội chứng Reiter, viêm loét đại tràng (ulcerative colitis), viêm hồi tràng từng vùng (regional ileitis), và viêm khớp vảy nến (psoriatic arthritis) cũng cần được xem xét.
  9. H10- Các tổn thương trong bệnh lupus đỏ hệ thống 8. T—Trauma (Chấn thương) gợi ý nhiều rối loạn đa dạng. Ngoài viêm hoạt mạc do chấn thương (traumatic synovitis), cần chú ý đến rách hoặc đứt các dây chằng bên hoặc dây chằng hình chữ thập, bán trật hoặc rách sụn chêm (sụn bán nguyệt=meniscus=semilunar cartilage), trật khớp hoặc xương bánh chè (patella), bong gân, và gãy các xương ở khớp.
  10. H11- Giải phẫu học khớp gối (mặt tr ước): dây chằng chữ thập trước, sau; dây chằng bên trong, ngoài; dây chằng ngang của khớp gối, dây chằng xương bánh chè, sụn chêm trong, ngoài
  11. H12- Giải phẫu học khớp gối (mặt sau): dây chằng chữ thập trước, sau; dây chằng bên trong, ngoài; sụn chêm trong 9. E—Endocrine (Nội tiết) các tổn thương ảnh hưởng đến khớp bao gồm bệnh to cực (acromegaly), mãn kinh (menopause), đái tháo đường (giả gout=pseudogout).
  12. Có những nguyên nhân đặc biệt gây tổn thương một số khớp riêng lẻ. + Khớp thái dương hàm thường bị sái khớp khiến không ngậm kín miệng được. + Cột sống cổ thường bị dính cứng khớp (cervical spondylosis) do thoái hoá đĩa đệm. + Viêm khớp chậu thiêng (sacroiliac joint) gặp rất thường ở bệnh Marie– Strumpell, viêm khớp vảy nến, bệnh Reiter, và viêm hồi tràng từng vùng (regional ileitis). H13- Viêm dính cột sống cổ
  13. TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN Tiếp cận chẩn đoán đau khớp bao gồm hỏi bệnh sử cẩn thận v à kiểm tra các dấu hiệu khác như sưng, đỏ, nóng ở các khớp. Nếu liên quan đến nhiều khớp, cần tìm các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, lupus, và viêm xương khớp thoái hoá (osteoarthritis). H14-Các vị trí trên cơ thể thường bị viêm xương khớp thoái hoá (osteoarthritis) - Tổn thương một khớp đơn độc gợi ý cho bệnh lậu, viêm khớp nhiễm khuẩn, lao, gout, v.v.
  14. - Các khớp nhỏ thường bị tổn thương trong bệnh viêm khớp dạng thấp, hội chứng Reiter và lupus đỏ, trong khi các khớp lớn lại dễ bị tổn th ương do viêm xương khớp thoái hoá (osteoarthritis), lậu, lao, và các nguyên nhân nhiễm khuẩn khác. Tuy nhiên cũng cần ghi nhận rằng viêm xương khớp thoái hoá và lậu đều có thể gây tổn thương các khớp nhỏ ở tay và chân. - Thấp khớp cấp biểu hiện một tình trạng viêm khớp di chuyển, và đây chính là một yếu tố giúp chẩn đoán phân biệt. - Khi khớp gối bị ảnh hưởng, người thầy thuốc tinh ý sẽ luôn kiểm tra xem sụn chêm có bị rách hoặc bán trật, có lỏng dây chằng chữ thập hoặc dây chằng bên (cruciate or collateral ligaments)?. MRI hoặc nội soi khớp sẽ xác định chẩn đoán này. - Dưới đây là các xét nghiệm có giá trị nhất để chẩn đoán: + Phân tích hoạt dịch để tìm uric acid và calcium pyrophosphate, tính chất của cục mucin (mucin clot), đếm bạch cầu, và cấy vi trùng. + Điều trị thử bằng aspirin hoặc colchicine sẽ có ích trong chẩn đoán phân biệt giữa thấp khớp cấp và gout.
  15. + Nếu xét nghiệm dịch khớp không có gì đặc biệt và không thấy có dấu hiệu nhiễm trùng hệ thống, tiêm steroids vào khớp trong lúc chờ đợi kết quả của các xét nghiệm chẩn đoán tinh vi hơn sẽ là một lựa chọn hợp lý. - Các Xét Nghiệm Hữu Ích Khác: +Huyết đồ (thiếu máu hồng cầu liềm, viêm khớp nhiễm khuẩn) +Vận tốc lắng máu (bệnh lý viêm khớp) +Xét nghiệm RA (viêm khớp dạng thấp: rheumatoid arthritis) +ANA (bệnh collagen) +Xét nghiệm sinh hoá (gout, đái tháo đường, v.v.) +Xét nghiệm đông máu toàn phần (hemophilia) +ASO (thấp khớp cấp: rheumatic fever) +Kháng thể Brucellin (bệnh brucella) +Huyết thanh chẩn đoán bệnh Lyme +Các xét nghiệm về hồng cầu hình liềm +Chụp X-quang khớp
  16. +Scan Xương (Bone scan) kiểm tra viêm dính cột sống dạng thấp (rheumatoid spondylitis) +Xét nghiệm homogentisic acid (C8H8O4) trong nước tiểu (biến màu sụn và mô liên kết quanh khớp=ochronosis). Homogentisic acid là chất trung gian trong chuyển hoá phenylalanin và tyrosin, tăng nhiều trong những bệnh nhân bị phenylketonuria và alkaptonuria. +Hội chẩn chuyên khoa khớp học +Hội chẩn chuyên khoa chấn thương chỉnh hình
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2