intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chân dung của một nhà quản lý giỏi

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

359
lượt xem
82
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhà quản lý giỏi và thành công là người biết: “Gieo lòng kính sợ cho cấp dưới, có được lòng thán phục, lòng tín nhiệm, lòng yêu mến của nhân viên, và có sự tận tâm với lợi ích của cấp dưới”. Một doanh nghiệp thành công luôn có một nhà quản lý giỏi. Do đó, để tìm cho minh một nhà quản lý giỏi đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự lựa chọn kỹ lưỡng, nhất biết cách “nhìn người”, bởi ngoài trình độ và khả năng chuyên môn, một nhân tố cần thiết không thể thiếu đối với...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chân dung của một nhà quản lý giỏi

  1. Chân dung của một nhà quản lý giỏi Nhà quản lý giỏi và thành công là người biết: “Gieo lòng kính sợ cho cấp dưới, có được lòng thán phục, lòng tín nhiệm, lòng yêu mến của nhân viên, và có sự tận tâm với lợi ích của cấp dưới”. Một doanh nghiệp thành công luôn có một nhà quản lý giỏi. Do đó, để tìm cho minh một nhà quản lý giỏi đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự lựa chọn kỹ lưỡng, nhất biết cách “nhìn người”, bởi ngoài trình độ và khả năng chuyên môn, một nhân tố cần thiết không thể thiếu đối với nhà quản lý giỏi đó là “phẩm chất và đạo đức nghề
  2. nghiệp”. Vietnamlearning xin đưa ra một số nhân tố để tìm kiếm được một nhà quản lý có triển vọng: 1/ Có khát vọng vươn lên: Một nhà quản lý không nên háo danh nhưng phải mang trong mình khát vọng vươn lên. Phải luôn nuôi hy vọng mình sẽ quản lý nghiêm minh để có lợi cho doanh nghiệp, chỉ có vậy nghề quản lý của mình mới luôn tiến bộ. 2/ Trong trường hợp khó khăn, nguy hiểm khiến cho những nhân viên trong công ty nơm nớp sợ hãi. Khi đó ai trấn tĩnh, dám ăn, dám nói, biết vượt lên những khó khăn, dám đứng ra nhận trách nhiệm, tôn thờ lợi ích chung sẽ được mọi người chú ý, sẽ đuợc nhân viên công ty tiến cử làm quản lý. Vì sao ? Tại vì họ là người tự phản chiếu cái gì làm cho người khác kính phục. Cái đó chính là dấu hiệu của nhà quản lý giỏi. 3/ Nhà quản lý phải giàu thực tế, phải nắm được những vấn đề tổng quát những đồng thời phải có đầu óc thực tế, biết hành động, biết ra những quyết định sao cho có lợi cho nhân viên công ty, có lợi cho toàn thể công ty, biết cân nhắc, điều khiển như thế nào để tăng năng suất hoạt động của nhân viên
  3. công ty, đồng thời cũng tạo nên thành công cho riêng họ. 4/ Đạo đức và tài năng phải là linh hồn của nhà quản lý. 5/ Nhà quản lý cũng phải biết khuyếch đại uy danh của mình. Có thế vị thế và cái uy của nhà quản lý mới vững chắc trong suy nghĩ của các nhân viên, những quyết định cua nhà quản lý sẽ có “trọng lượng” hơn.
  4. 6/ Nhà quản lý thực tài là người cố gắng giúp mọi nhân viên phục vụ công ích, đem lại lợi ích cho họ, thì lúc nào họ cũng tự tin nhưng khiêm nhường, tự nhận mình thiếu tài thiếu đức. Họ không cầu danh, họ cũng ham mê chức vụ nhưng ham mê ấy là xuất phát từ khát vọng đóng góp cho công ty, cho tập thể và cho nền kinh tế. 7/ Nhà quản lý thường là người tin ở khả năng của mình để lạc quan, khôn ngoan vươn lên đỉnh cao của thành công chứ không phải là để lười biếng, nằm há miệng chờ sung. 8/ Một nhà quản lý xứng danh không bao giờ cảm thấy thoả mãn về cách sống và cách quản lý công việc của mình bởi tự mãn là kẻ thù của họ. Họ luôn nghiêm khắc chỉ trích để lúc nào cũng cầu tiến học hay, chữa dược những khuyết điểm để nêu gương cho cấp dưới. 9/ Nếu ai nuôi dưỡng mộng làm quản lý thì nên chọn những sách về nghệ thuật quản lý, những sách bàn về thực chứng nhằm lấy những kiến thức thực hành chứ không phải là những lý thuyết chung chung.
  5. 10/ Nhà quản lý phải đặt nhiệm vụ sắp xếp tổ chức nội bộ, cách ngoại giao, cách dụng nhân, phân công công tác, kiểm soát các công việc và phẩm chất chuyên môn cũng như đức độ của cấp dưới. 11/ Nhà quản lý ở đẳng cấp càng cao bao nhiêu thì càng phải điềm đạm trong mọi cách xử thế và luôn hướng thiện để hoàn thành sứ mệnh của mình. 12/ Nhà quản lý đừng quá tự tin về các kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình mà quên xây dựng tinh thần miệt mài làm việc của nhân viên. Bởi vì, người ta không thể hăng say làm việc nếu biết rằng họ làm việc đó lại phục vụ cho một tư lợi nào thì họ sẽ chán nản.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2