intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chấn thương ngực kín (Kỳ 6)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

86
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kéo liên kết tục mảng sườn: tuỳ theo vị trí của mảng sườn mà có những phương pháp kéo khác nhau: Ở các mảng sườn phía trước có thể dùng chỉ xuyên vào lớp cân cơ trước để kéo qua một hệ thống ròng rọc, hoặc dùng chỉ luồn dưới xương ức hoặc dùng khung kẹp vào 2 mép xương ức để kéo (khung Vander Pooter). Ở các mảng sườn bên, luồn chỉ dưới cốt mạc xương sườn rồi vắt qua ròng rọc để kéo. Phải nhẹ nhàng để khỏi làm rách màng phổi. Thời gian kéo dài 20 -...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chấn thương ngực kín (Kỳ 6)

  1. Chấn thương ngực kín (Kỳ 6) Kéo liên kết tục mảng sườn: tuỳ theo vị trí của mảng sườn mà có những phương pháp kéo khác nhau: Ở các mảng sườn phía trước có thể dùng chỉ xuyên vào lớp cân cơ trước để kéo qua một hệ thống ròng rọc, hoặc dùng chỉ luồn dưới xương ức hoặc dùng khung kẹp vào 2 mép xương ức để kéo (khung Vander Pooter). Ở các mảng sườn bên, luồn chỉ dưới cốt mạc xương sườn rồi vắt qua ròng rọc để kéo. Phải nhẹ nhàng để khỏi làm rách màng phổi. Thời gian kéo dài 20 - 40 ngày. Sau thủ thuật phải kiểm tra X quang phổi để kiểm tra tràn máu, tràn khí màng phổi. Phương pháp này có chỉ định tốt nhất ở mảng sườn trước. Nhược điểm của phương pháp này là không loại trừ hoàn toàn được hô hấp đảo chiều của mảng sườn. Ngoài ra còn dễ gây nhiễm khuẩn tại chỗ.
  2. Khâu cố định trên khung: dùng một khung bằng kim loại đặt trên lồng ngực, rồi khâu đính các sườn gãy vào chiếc khung trên. Phương pháp này có nhược điểm là có thể gây loét da tại những điểm tỳ của khung lên lồng ngực. Khâu cố định xương sườn vào nhau: trong trường hợp gãy 3 - 4 sườn thì có thể mổ và khâu cố định xương sườn gãy vào với xương sườn lành ở trên và ở dưới (một hoặc hai xương sườn gãy còn lại thì không đủ để hình thành mảng sườn di động). Thời gian liền xương của mảng sườn là 30 - 50 ngày. Ở ngày thứ 12 - 15 đã bắt đầu có liền xương, nhưng chưa vững chắc, nên vẫn có thể xảy ra hô hấp đảo chiều. (Tỷ lệ chết của mảng sườn di động ở các trung tâm cấp cứu trên thế giới thay đổi từ 13 % - 45 %). 8.3. Điều trị gãy sụn sườn: Điều trị giống như điều trị gãy xương sườn: phong bế tại chỗ, phong bế thần kinh liên sườn, cố định lồng ngực bằng băng dính. Nếu sụn sườn tách rời khỏi khớp thì có thể phẫu thuật để cố định. 8.4. Điều trị gãy xương ức:
  3. + Nếu gãy xương ức không có di lệch thì cho bệnh nhân bất động, tiêm giảm đau, phong bế novocain tại chỗ, đặt gối kê cao hai bả vai và đặt một túi cát nhẹ trên ổ gãy xương ức. Giữ tư thế này trong 2 - 3 tuần. + Trong trường hợp có di lệch lớn thì phải nắn chỉnh bằng cách cho bệnh nhân giơ tay lên đầu, ưỡn ngực ra trước và ấn nhẹ lên gờ chỗ gãy của xương ức. Nếu không có kết quả thì phải mổ khoan xương ức và buộc bằng chỉ kim loại. 8.5. Điều trị vỡ phổi: + Biện pháp cứu những trường hợp vỡ phổi lớn và chảy máu ồ ạt nói trên là phải mổ ngay, cắt bỏ phổi vỡ nát hoặc vị xé rách đó đi. + Điều trị xẹp phổi: soi, hút phế quản. 8.6. Điều trị tổn thương đường hô hấp chính: Cần mở ngực ngay để khâu lại phế quản, khâu bằng mũi rời và không làm xoắn vặn hai đầu. Sau đó phủ kín thêm bằng tổ chức xung quanh. Nếu không khâu được mới cắt bỏ phần phổi tương ứng. 8.7. Điều trị vỡ thực quản:
  4. Có thể mổ khâu ngay được, nếu vết thương nhỏ và phát hiện sớm. Đây là những trường hợp ít gặp. Với những trường hợp có vết rách dài, hoặc phát hiện muộn thì cần phải mở thông dạ dày để nuôi dưỡng và dẫn lưu thực quản ra ngoài. Sau một thời gian sẽ mổ tạo hình thực quản. 8.8. Điều trị vỡ cơ hoành: Sau khi chẩn đoán, phải mổ ngay để giải quyết những rối loạn hô hấp, tuần hoàn và tiêu hoá. Thường mổ qua đường bụng. ở đây các tạng thoát vị thường dính vào phổi, vào cơ hoành, vào thành ngực. Cần giải phóng đưa các tạng xuống ổ bụng rồi đóng kín cơ hoành. 8.9. Điều trị chấn thương ngực do sóng nổ: + Phải kiểm tra toàn diện vì hay có thương tổn phối hợp, có khi rất nặng và có thể là nguyên nhân chết chủ yếu (chấn thương não, chấn thương bụng). + Cần chống sốc trước hết, nhưng cẩn thận khi dùng dịch thể, vì nếu truyền nhiều sẽ làm tăng phù nề ở phổi. + Cho nằm tư thế Fowler và thở oxy. + Cho thuốc giảm đau liều thấp, nhưng không dùng mocphin.
  5. + Đảm bảo đường thở thông suốt, khuyến khích bệnh nhân ho khạc đờm. Nếu số lượng đờm nhiều làm trở ngại đến đường thông khí, không ho và khạc được, thì phải hút đờm. + Cho kháng sinh để chống nhiễm khuẩn đường hô hấp và chống viêm phổi. + Chọc hút, dẫn lưu khí, máu màng phổi (nếu có tràn khí và máu). + Xử trí phẫu thuật những thương tổn bên trong nếu có chảy máu lớn và tiếp diễn, hoặc thương tổn các phế quản - khí quản, rách phổi lớn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2