CHANDA HAY NHỊP ĐIỆU
lượt xem 2
download
Chanda nghĩa là cái gì nâng cao, cái gì buộc vạn vật phải động đậy, phải hài hòa trong niềm phấn chấn, mừng vui. Nhịp điệu, trong một ý nghĩa của nó, chính là cái mà ta gọi bằng chữ Phạn là Hladini Shskti, tức Sức Hoan Hỉ. Thiên Panchadasi (chương II, tiết 59) có nói về Sức Hoan Hỉ như sau: "Nó là cho Tâm cử động... Không có nó, Tâm sẽ nằm ì". Tâm bất động khi Sức Hoan Hỉ chưa đặt mình lên nó, chưa đến để biến tâm trạng nó và làm cho nó cử động. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CHANDA HAY NHỊP ĐIỆU
- CHANDA HAY NHỊP ĐIỆU Chanda nghĩa là cái gì nâng cao, cái gì buộc vạn vật phải động đậy, phải hài hòa trong niềm phấn chấn, mừng vui. Nhịp điệu, trong một ý nghĩa của nó, chính là cái mà ta gọi bằng chữ Phạn là Hladini Shskti, tức Sức Hoan Hỉ. Thiên Panchadasi (chương II, tiết 59) có nói về Sức Hoan Hỉ như sau: "Nó là cho Tâm cử động... Không có nó, Tâm sẽ nằm ì". Tâm bất động khi Sức Hoan Hỉ chưa đặt mình lên nó, chưa đến để biến tâm trạng nó và làm cho nó cử động. Tâm là một bức tường trần trụi, trắng tinh, không màu sắc, không sự sống. Sức Hoan Hỉ kia là tấm bích họa nhiều màu, khi đặt mình lên bức tường nhạt nhẽo kia thì hà hơi sống cho nó, làm nó cử động, tô điểm cho nó những hình dáng và màu sắc.
- Cho nên cái Sức kia đã làm nên Nhịp điệu, nên sự sống động, và Nhịp điệu lại chính là sự vận động của cuộc đời, là niềm hưng phấn, hoan hỉ của Tâm. Quy tắc Seido trong nghệ thuật Nhật Bản cũng gợi lại quy tắc Nhịp điệu của chúng ta. Ông H. Bowie viết về quy tắc Seido như sau: "Đó là một trong những bí mật kì diệu của hội họa Nhật Bản, điều bí mật do các họa sư Trung Hoa truyền lại. Nó dựa trên cơ sở luật tâm lý học này: Vật phải tuân theo Tâm". Ông Okakura Kakuzo cũng nói về điều này như sau: "Nó là sức sống động của Tâm qua Nhịp điệu của vạn vật... Tư duy lớn lao của vũ trụ đi lại trong sự hài hoà của Tự nhiên, thì gọi là Nhịp điệu". RUPABHÊDA HAY KHOA HỌC VỀ CÁC HÌNH TƯỚNG
- Rupa nghĩa là: Hình tướng hữu thể và Hình tướng tâm lý; Bheda nghĩa là: Khác biệt giữa các hình tướng có dấu vết của sự sống cũng như của vẻ đẹp, và những hình tướng không có những dấu vết đó. Nghiên cứu và thực hành môn Khoa học về những khác biệt của Hình tướng giúp chúng ta nhìn thấy và vẽ được vạn vật đích thực, và vạn vật như ẩn hiện trước mắt ta, cũng như trong tâm trí ta. Từ sinh đến tử, chúng ta sống với Hình tướng mắt ta nhìn thấy nó, các giác quan ta đụng sờ tới nó, tâm trí ta giữ chặt nó. Chính Ánh sáng nhìn thấy các Hình tướng và chỉ ra cho chúng ta. Những làn sóng ánh sáng từ các hành tinh bay xuống, cùng với ánh sáng trong tâm hồn chúng ta vạch rõ cho chúng ta những hình tướng được tạo ra, được rập theo, hoặc được nhuốm màu khác nhau. Trong tác phẩm Mahabharata (chương 184), những biểu thị về Hình tướng được gọi tên như sau:
- Ngắn, hay còi; dài, hay gầy guộc; thô nặng, hay béo, hay to lớn; vuông vắn, hay góc cạnh; tròn trịa, hay lượn tròn; sạch sẽ, thuần khiết, và trắng tinh; đen tối, hay đục mờ; đỏ rực, hay sáng chói; vàng, hay vàng vọt; tía, hay nhiều màu; cứng rắn, hay khắc nghiệt; sáng, lóng lánh, hay bóng trơn; dong dỏng, mỏng, sang nhã, hay nhỏ nhặt; trơn, nhầy, mượt, hay khoe khoang như đuôi con công; dịu hiền, hay mềm mỏng; thô hay mộc;
- khúc mắc, hay khủng khiếp; Những Hình tướng mà chúng ta cảm nhận, hay quan sát, thật là muôn hình muôn vẻ, và vô tận vô cùng! Cho nên Khoa học về các Hình tướng chính là sự phân tích và tổng hợp các Hình tướng bởi cảm quan và Tâm của chúng ta. Khi tiếp cận với Hình tướng chỉ bằng giác quan thôi, thì chúng ta chỉ cảm thấy được những khác biệt hữu thể dễ nhận ra của sự vật, hay cái vẻ bề ngoài của chúng thôi: chúng ta nhìn thấy những vật ngắn hay dài, tròn trĩnh hay gầy gộc, sáng hay tối, chứ không bao giờ lại có sự khác nhau lớn lao giữa cái nhìn của tôi, của anh, hay của một người thứ ba nào nữa. Tôi nhìn thấy một người đàn bà. Anh cũng nhìn thấy. Một người thứ ba nữa cũng nhận ra người đàn bà đó, đúng hệt như anh và tôi nhìn thấy. Dù tôi có vẽ hình tướng của bà ta lên phim, thì cuối cùng cũng là một hình tướng phụ nữ. Dù bà ta đang làm những việc khác nhau, đang múc nước, đang chải đầu vấn tóc, đang nựng một đứa bé, thì cũng vậy thôi.
- Bây giờ chúng ta hãy hình dung rằng trước mắt chúng ta, ba người đàn bà đang ở trong ba tư thái khác nhau. Trước mắt chúng ta là ba người đàn bà, nhưng không có gì biểu lộ rằng người thứ nhất là một bà mẹ, người thứ hai là một người ở, và người thứ ba là một cô gái trẻ, để chúng ta có thể ghi một cái tên lên tranh của chúng ta. Chúng ta không thể nói rằng người đàn bà đang cho con bú kia là mẹ, rằng người đàn bà đang chải đầu vấn tóc kia là người ở, bởi lẽ người ở cũng có thể cho đứa bé bú sữa, bà mẹ cũng có thể chải đầu vấn tóc, và cô con gái trẻ cũng có thể đi xách nước chứ sao. Hay các bạn lại định vẽ một người ăn mặc rách rưới, và một người trang sức rực rỡ, để nói rằng người trên là người ở, người dưới là bà chủ. Mà tại sao người đàn bà rách rưới lại là đầy tớ kia chứ? Là bà chủ một nhà nghèo khổ thì đã sao? Và các bạn làm thế nào để miêu tả người mẹ? Chỉ vẽ thêm một đứa bé bên cạnh một người đàn bà để xác định đấy là một người mẹ, thế thì chưa đủ.
- Các bạn có cố thể hiện những cặp thiếu nữ ôm nhau, trìu mến, mà các bạn không định bảo rằng đó là hai chị em ruột, thì cũng chẳng có gì nói lên rằng họ không thể chỉ là đôi bạn mà thôi. Cho nên, chỉ với cái nhìn vật thể thôi, thì rõ ràng ta sẽ không biết được gì ngoài chuyện những người đàn bà kia trẻ hay già, béo ụ hay mảnh dẻ, nước da trắng hay ngăm, ăn mặc khác nhau và làm những việc khác nhau. Cái nhìn không thôi không nói lên được cái Tâm, cũng không nói lên tâm hồn đóng kín trong vật chất. Nó chỉ cho vài ba con rối giả dạng hiện ra trước mắt ta, lười biếng đóng vai một bà mẹ, một người ở, một bà hoàng, hay một mụăn mày. Những khác biệt giữa các Hình tướng bên ngoài chỉ đem lại cho chúng ta cái đổi thay, chứ không bao giờ nói lên sự thật mà chúng ta giấu giếm cả. Cũng cái Hình tướng đàn bà đó, mà trước mắt tôi thì hiện thân thành một người mẹ, trước mắt chú tôi thành một người chị, trước mắt cha tôi
- thành một người vợ, còn trước mắt những người khác lại chỉ là một người láng giềng, hay một người bạn gái. Nếu như chúng ta sao chép cái Hình tướng đó chỉ bằng con mắt thôi, thì chúng ta sẽ vẽ lại được một hình dáng đàn bà, không hơn không kém. Chỉ có Tâm ta, kẻ sáng tạo duy nhất nên những khác biệt thực sự, mới tác động vào Hình tướng, mới giúp ta vẽ nên được một người mẹ hay một người đàn bà góa. Trong khi thay đổi vẻ bề ngoài của người đó, Tâm ta sẽ truyền vào Hình tướng những đặc chất cơ bản của Tình Mẫu Tử. Nhưng Tâm ta chỉ tiếp thu được kiến thức về Hình tướng sau nhiều lần thực nghiệm mà thôi. Chỉ tuỳ thuộc vào Cái nhìn mà bỏ lãng Tâm, là tự nhốt mình để chỉ thấy và chỉ vẽ nên cái mặt ngoài thiển bạc của Hình tướng.
- Mà bản thân các Hình tướng thì chẳng đẹp mà cũng chẳng xấu. Chỉ khi nào Tâm chúng ta đi lại với các Hình tướng, thì chúng mới mang dấu vết của đẹp hay xấu. Mọi Hình tướng đều có một đặc chất cơ bản mà chúng tôi gọi là Rouchi, Tia sáng hay ánh toả của vẻ Đẹp. Đặc chất này soi chiếu tâm tưởng, và tất cả những gì hiện ra trước Tâm tưởng. Nếu cái Tia sáng phát xuất từ chúng ta, và cái ánh sáng tỏa của vẻ Đẹp nằm trong vạn vật ngoài chúng ta, hài hòa với nhau đến tuyệt đỉnh, thì bấy giờ, và chỉ bấy giờ thôi, vạn vật mới hiện lên, đẹp đẽ, ngon lành đến bất tận. Nhưng nếu trái lại, tức thì một cảm giác nặng nề và một ấn tượng xấu xí liền ập tới. Hễ có một Hình tướng hiện ra trước mắt chúng ta, thì Tia sáng trong chúng ta, như một chiếc đèn pha, liền chiếu vào nó. Và cái Hình tướng kia, sống động hay vô hồn, lại rọi trả vào tấm gương phản chiếu của tâm hồn chúng ta cái tia của bản thân nó.
- Tuyệt hảo là khi hai tia đó hoà hợp với nhau. Nếu không, ta liền quay mặt đi, tìm một Hình tướng khác, tìm một vật khác. Còn Hình tướng và vật kia cũng bỏ đi, hay chờ đợi một tia khác đến tạo cho mình thành cái đẹp hay cái xấu. Là bởi, tôi xin nhắc lại, đẹp hay xấu chỉ là ở Tâm ta; thiên nhiên chỉ cho ta các hình tướng mà thôi: hình một con công, hay hình một con quạ, chẳng hạn. Chính là những Tia sáng, và sự hoà hợp hay bất hoà giữa chúng, đã khiến ta nói rằng: "Kia là vẻ Đẹp, kia là đồ Súc sinh". Hình tướng có thể vặn vẹo hay cong lượn, có thể thẳng hay cao vút, nhưng chẳng nhất thiết vì thế mà đẹp hay xấu. Và cái Tia sáng từ chúng phóng toả ra, với cái Tia sáng trong ta, có thể không cần hòa hợp với nhau: một tia có thể đục mờ và yếu ớt, một tia có thể chói lọi và mạnh mẽ. Vậy thì cáiý nghĩa của những sự khác biệt, nghĩa là: đẹp hay xấu là ở con người nhìn, và trong cái mà chúng ta nhìn.
- Để có thể thâu hưởng được Tri kiến đích thực của Hình tướng, thì phải linh cảm đúng Tia sáng của Tâm hồn và vạn vật, và sẵn sàng tiếp cận cái ánh sáng phóng toả ra từ những gì hữu thể cũng như vô hình. Thực hiện cái Khoa học về Các Hình tướng này sẽ tăng cường quyền lực cho Tâm chúng ta tạo phát và hấp thụ được ánh sáng. Hãy ngắm, nhưng không phải chỉ bằng cái nhìn; hãy vẽ, nhưng không phải chỉ bằng con mắt. Đó là bài học của Rupabhêda. Hãy chiếu rọi bằng thứ ánh sáng của Rouchi. Hãy vẽ dưới thứ ánh sáng phát giác. Đó là quy luật của Rupabhêda. Chúng ta đã từng đọc các phần Panchadasi (chương 6, tiết 5) rằng: "Mọi Hình tướng, dù lớn hay bé, dù sống hay chết, đều được tập hợp trong vũ trụ theo đẳng cấp của vạn vật". ý kiến đó của Vedanta, tao còn gặp trong chuẩn thứ năm của Hội hoạ Trung Hoa. Chúng ta đã từng đọc thấy, trong các tác phẩm Thiên nhiên trong nghệ thuật Viễn Đông của R. Petrucci, rằng: "Sắp xếp những đường nét và định vị đẳng cấp cho chúng".
- Trong một quyển sách của Laurence Binyon, ông cũng nhắc lại "sự bố cục và sự phụ thuộc, hay là sự tập hợp theo đẳng cấp của sự vật". Theo bộ kinh Upanishad, thì cái gì hoàn toàn không Hình tướng sẽ lộ ra trước mắt chúng ta theo nhiều cách. Nó hiện lên trong tâm hồn chúng ta, phản chiếu ở đấy, như phản chiếu một tấm gương. Nó hiện về trong Cõi Tổ tiên, như mất đi vào trong ảo mộng. Nó hiện lên trên xứ sở của những Nhạc thủ Thiên Thần, rung lên Nhịp điệu, giống như xuất hiện trên mặt nước xôn xao, và bởi vậy mà, từ tầng trời thấp nhất đến tầng trời cao nhất, nó hiện lên bằng sự tương phản giữa bóng tối và ánh sáng. Cái ý kiến của bộ kinh Upanishad "nó phản chiếu trong tâm hồn chúng ta, như phản chiếu trong một tấm gương" - cũng được nói lên trong triết lý của nghệ thuật Nhật Bản, bằng chữ Shai, chúng ta vẫn thấy (vẫn trong quyển sách của Baouy) rằng: "Họ vẽ những gì họ cảm thấy, hơn là những gì họ nhìn thấy, rất tỏ tường". Và cái ý kiến này, "nó hiện lên bằng sự tương phản giữa bóng tối và ánh sáng", còn được giải thích rõ ràng hơn bằng triết lý về Linh hồn Cá
- thể và Linh hồn Vũ trụ. Hai linh hồn nói đây được so sánh với hai con chim huyền hoặc cùng sống trên một ngọn cây, một con thì nhảy nhót, hiếu động án Trái cây Khoái lạc, còn con kia thì đứng yên, đậu ngay trước trái cây đó mà chẳng màng ăn, chẳng màng vọc vậy. Cái quy tắc Âm dương trong các nền nghệ thuật Trung Hoa và Nhật Bản phù hợp với lý thuyết sau đây của Vêdanta: Âm dương phải có mặt trong hội họa, cái tình cảmvề ánh sáng thụ động và ánh sáng hoạt động, giữa bóng tối và ánh sáng. Ông Bao-uy bảo rằng: "Thuật ngữ Âm dương có gốc rễ trong rất nhiều môn phái triết học Trung Hoa, và baog giờ cũng có mặt trong ngôn ngữ mỹ học Đông phương. Nó có nghĩa là bóng tối (Âm) và ánh sáng (Dương), hoặc là nam nữ, tiêu cực và tích cực, phủ định và khẳng định. Nó được tượng trưng bằng hai con quạ đang bay lên, thì một con há hốc mỏ và một con thì ngậm mỏ lại, hoặc là bằng hai con rồng, một con đang vươn lên bầu trời và một con thì đang lao xuống biển cả".
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn