YOMEDIA
ADSENSE
CHÂU PHI ĐEN VỚI MẶT NẠ VÀ TƯỢNG GỖ MỸ THUẬT
99
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Sự phát hiện muộn màng Châu Phi là xứ sở của mặt nạ và tượng gỗ. Michel Leiris (nhà nghiên cứu châu Âu) viết: “Mặt nạ châu Phi bản chất huyền bí, trình bày hoạt động của nhân vật hàm hồ, vừa là hình ảnh, vừa là thực tế, quan hệ mật thiết trong cuộc lễ khai tâm”. Nam giới dùng mặt nạ trong các cuộc tế lễ, nhảy múa.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CHÂU PHI ĐEN VỚI MẶT NẠ VÀ TƯỢNG GỖ MỸ THUẬT
- CHÂU PHI ĐEN VỚI MẶT NẠ VÀ TƯỢNG GỖ MỸ THUẬT
- Sự phát hiện muộn màng Châu Phi là xứ sở của mặt nạ và tượng gỗ. Michel Leiris (nhà nghiên cứu châu Âu) viết: “Mặt nạ châu Phi bản chất huyền bí, trình bày hoạt động của nhân vật hàm hồ, vừa là hình ảnh, vừa là thực tế, quan hệ mật thiết trong cuộc lễ khai tâm”. Nam giới dùng mặt nạ trong các cuộc tế lễ, nhảy múa. Đàn bà, trẻ con không được sờ vào mặt. Mặt nạ là hình ảnh siêu phàm, ảnh hưởng thuyết duy linh hồn cho rằng người và môi trường đều do lực lượng thần bí vô hình chi phối. Con đường phát hiện nghệ thuật châu Phi đen nhiều gian nan, khúc khuỷu. Thoạt đầu do những người thích “chơi vật lạ” mang ở ngoại quốc về, sau đến các nghệ sĩ và nhà khoa học ngắm nhìn chăm chú mà chưa hề biết rõ gốc gác. Thế kỷ 19 châu Âu duy lý nhìn vùng đất hoang vu Phi châu về
- nhân chủng học hơn là nghệ thuật. Mặt nạ, tượng gỗ và đồ thờ cúng bị coi là mọi rợ, vứt đi, “nghệ thuật dã man”, sơ đẳng của nền văn minh “tiền lo-gic”! Châu Phi được thế giới biết đến chủ yếu là điêu khắc (trước tiên ở châu Âu) trước đó, nhưng được coi là đích thực có giá trị từ 1906 khi các họa sĩ Lập thể Pháp “khám phá” ra nghệ thuật da đen. Nhưng ảnh hưởng da đen của chủ nghĩa lập thể hiện đại không phải là tất cả nghệ thuật châu Phi. Thời đó các họa sĩ Lập thể làm chấn động phương Tây bằng biểu hiện tạo hình mới mẻ, dữ dằn chưa từng có trong lịch sử, nhưng chưa ai hiểu và xác định bản chất thực các biểu hiện ấy là gì? Các nghệ sĩ Lập thể tán dương, ca tụng hình thức tuyệt vời của tượng châu Phi và làm công chúng từ chú ý tới thừa nhận tượng châu Phi và châu Đại Dương là “nghệ thuật chân chính, tử tế”, là “một nền nghệ thuật hẳn hoi”... Mặt nạ, tượng gỗ cách điệu hóa cao, biến đổi hoàn toàn hình dáng mặt mũi, cơ thể để tạo ra căng thẳng. Họ đơn giản các bình diện, thay đổi các kích thước cân đối, nhiều khi phóng một số nét hình ra phía trước để tả tình cảm tàn ác, khủng khiếp. Có lúc đau thương, có những lúc lại dịu hiền kỳ lạ. Nét độc đáo này không sao hợp được khẩu vị thẩm mỹ phương Tây và hoàn toàn xa lạ với nghệ thuật Phục hưng vốn tôn trọng sự cân xứng. Đứng trước sức hấp dẫn mang tính va đập mạnh mẽ không cưỡng nổi của châu Phi thần bí, những người Âu cấp tiến mới tỉnh ra rằng: 4
- thế kỷ nghệ thuật theo Hy Lạp không phải là cách nhìn thế giới duy nhất. Hội họa, điêu khắc châu Âu bắt đầu chăm chú tới hình thể và nhịp điệu châu Phi từ đây! Năm 1906 Picasso rồi Matisse, Vla Mainsk, Derain, Braque sục sạo các hàng đồ cổ ở Paris để tìm mặt nạ châu Phi. Tác phẩm Những cô gái Avi nhông vẽ 1907 của Picasso là tuyên ngôn lập thể. Năm 1945 lần đầu tiên ở Paris (Bảo tàng Dân tộc học) trưng bày phần lớn mặt nạ và tượng gỗ Phi châu. Một nhà nghệ thuật học người Pháp viết “Người da đen sống giữa tự nhiên, nghệ thuật của họ không sao chép những thứ quanh mình, mà khám phá ra các thể dạng, còn đám nghệ sĩ chúng ta bị nhốt kín trong các thành phố, cắt đứt mọi quan hệ với tự nhiên, chỉ còn đeo đuổi sự bắt chước ...” Tượng của người nông dân Xuđăng là kỷ hà học thiên về đường thẳng, gẫy góc khắc khổ nhiều tính trừu tượng, lập thể. Mặt nạ Đôgô ở Mali nhiều tầng trên tấm, gỗ cao khoét thủng, chạm trổ và tô màu. Tượng của người Xênuphô (Bờ biển Ngà) để thờ cúng gọi là tượng chày (Statve-pilon) giầu tính trang trí nên người phương Tây rất thích tìm mua. Mặt nạ Vobê hình trụ, hình ống, hình chóp hay bán nguyệt. Tượng nhỏ vùng Banhê và Ansanti đẹp nhất châu Phi. Mặt nạ thần Gu (Thần sáng tạo) có nét mặt thanh thản bằng gỗ đen bóng, sống động. Mặt nạ Pumu ở Công gô sơn trắng hay diễn tả hình ảnh người phụ nữ có đôi mắt xếch. Người Denđê có mặt
- nạ hình tam giác, cằm nhỏ, nhọn bằng xương hay ngà voi làm bùa chú trong buổi hành lễ khai tâm. Tượng vùng Đông, Nam Phi, người Nilôtích (vùng sông Nin) tạc pho tượng đôi rất lớn thờ người chết với bộ mặt kéo dài. Châu Phi, xứ sở mặt nạ mang vẻ đẹp thần bí không gì so sánh. Nó nhắc về những bình minh hoang vu xa vắng thuở đất trời tạo lập và thường không mang tính con người. Tính thiêng liêng ra đời khi qui luật vũ trụ bị phá vỡ quan hệ với thời gian vô trật tự tàng ẩn những sức mạnh nguy hiểm. Mặt nạ có khi tượng trưng huyền thoại về gốc tích, ác thiện của Thượng đế và bản năng mơ hồ con người không rõ ràng... Có mặt nạ bảo vệ, mặt nạ đánh lừa, mặt nạ chiến đấu, lễ khai tâm... Mặt nạ thờ vật thiêng màu đen. Hiểu được nó như đọc được mật thư. Mặt nạ Công gô thì đoán mã như đoán mộng. Càng suy đoán càng thêm khó hiểu. Với người không khai tâm thì mặt nạ là “nhà nhiều tầng gác” người khai tâm coi là hạ thế từ gác trời xuống đất. Mặt nạ diễn tả cõi đi về của thần linh, những xáo trộn trật tự chống chọi với đấng sáng tạo. Mặt nạ dùng làm uy lực chính trị, uy lực xã hội, biểu tượng của thần thánh và những vẻ đẹp luôn bất ngờ. Do là vật thờ cúng nên chúng được làm ra không cần để giống cái gì ! Phũ phàng và táo tợn với hiện thực, mạnh tay bóp méo hình thức, xóa bỏ hình ảnh thật của đời sống bằng thứ kỷ hà học thần thánh, tạo ra
- hình thức của cái vô hình, cuộn xoáy vào siêu thực và trừu tượng... đây chính là khởi nguồn của hội họa phương Tây hiện đại. Mặt nạ Pongne giống hình tượng của Klee, mặt nạ Xirigiơ gợi nhớ đến Vasarely... Nhưng hoạt động thẩm mỹ châu Phi không chỉ thu hẹp trong lĩnh vực sáng tác tạo hình. Nó là một tổng thể phức tạp thiên về nghe nhìn; kết hợp giữa nhạc, múa, thơ, kiến trúc, hội họa và điêu khắc. Trong tự do vùng vẫy, điêu khắc vẫn nổi bật nhất. ở đây có mối quan hệ giữa nghệ thuật và con người sáng tạo. “Nghệ thuật nhân thể” nhằm thay đổi bản thân. “Nghệ thuật về xung quanh” cụ thể hóa và sắp xếp lại quanh mình. Không sao hiểu hết mặt nạ: lúc xem trong viện bảo tàng, nó đẹp bất động, trơ trẽn và cô độc khi bị tách khỏi người đeo khi không có xiêm y tế lễ đi kèm, không chiêng trống, khói lửa bập bùng, tiếng thở của gió ngàn, tiếng gọi bạn của đoàn người gào, rú. Cuộc sống Phi châu phong phú và sôi sục. Cúng lễ và nhảy múa cho mặt nạ tính khí hàm hồ trong môi trường phi lo-gic, tĩnh và động... Nhịp sống nghiêm trang không ào ạt, trần tục mà là nhịp điệu các vật thể trong vũ trụ: vành tròn của quỹ đạo hành tinh quỳ gối nhún nhẩy gần với hình xoáy vòng và đường cong. Mặt nạ trong thế giới mông lung tĩnh liệt và năng động. Giọng trầm hùng của rừng thẳm, sa mạc và dòng sông chảy vào cõi thâm u của vũ trụ, thức dậy những trật tự vu vơ bị phá vỡ, nuôi sống những hoài vọng về tương lai...
- Người mẹ linh hồn của văn hóa châu Phi Năm 1960, tổng thống nước cộng hòa Sekou trong thư mừng danh họa Picátxô 80 tuổi có viết: “Châu Phi với nền triết học cổ truyền đại đồng và nền văn hóa với quan niệm “siêu hình” riêng biệt đã tránh được sự quyến rũ, đồng hóa theo kẻ khác, tin chắc ở bản sắc của mình qua phong trào giải phóng dân tộc không gì cưỡng lại và lay chuyển nổi”. Truyền thống văn hóa và bản sắc tâm hồn giúp cho nghệ thuật châu Phi tồn tại bất diệt dù lục địa đen mênh mông từng chịu nhiều đau khổ hơn bất cứ nơi nào trên trái đất, khi bọn người Âu đặt chân lên vùng đất đai phì nhiêu này để bắt nô lệ. Tháng 12/1592 vua Tây Ban Nha ký đạo luật xuất khẩu nô lệ từ châu Phi sang châu Mỹ. Hàng triệu, triệu người bị bắt rời khỏi quê hương, bị xích chân, xiềng tay lùa đi như súc vật, làm đủ mọi việc của kiếp ngựa trâu. Thực dân Anh, Pháp, Bỉ, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha thôn tính toàn bộ châu Phi, ngăn cách họ bằng hàng rào thuế quan và “luật pháp lưỡi lê” khắc nghiệt. Nước mắt châu Phi chảy dài suốt 600 năm, nô dịch với những cuộc tàn sát liên miên, man rợ... Nhưng điều kỳ lạ là nghệ thuật dân gian châu Phi vẫn sống động và phát triển trong tâm hồn những người dân đau thương, bất khuất.
- Thế giới tối tăm phía sa mạc Sahara ngày nay đã bừng sáng, thoát khỏi gông cùm của chủ nghĩa thực dân, xây dựng lại Tổ quốc theo những con đường riêng, nhưng nhiệm vụ lớn lao về văn hóa là khai thác và sử dụng văn nghệ dân gian, cơ sở cho nền nghệ thuật hiện đại châu Phi ngày nay. Khẩu hiệu của họ: “Hãy biết ơn sâu sắc vốn nghệ thuật dân gian, coi đó như bà mẹ linh hồn của nền văn hóa”. Mặt nạ và tượng gỗ châu Phi đen mãi mãi là đặc sắc, tỏa sáng trong kho tàng văn hóa nhân loại.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn