YOMEDIA
ADSENSE
Chảy chất xám tại chỗ trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: Một số vấn đề đặt ra
67
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết của tác giả sẽ so sánh quan điểm về chảy chất xám, xem xét các biểu hiện của chảy chất xám trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 và đưa ra những vấn đề về chảy chất xám tại chỗ ở Việt Nam hiện nay.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chảy chất xám tại chỗ trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: Một số vấn đề đặt ra
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghi n c u Chính sách và Quản lý, Tập 34, Số 3 (2018) 1-7<br />
<br />
Chảy chất xám tại chỗ trong bối cảnh cuộc cách mạng<br />
công nghiệp 4.0: Một số vấn đề đặt ra*<br />
Đào Thanh Trường*<br />
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, 336 Nguyễn Trãi, , Hà Nội, Việt Nam<br />
Nhận ngày 28 tháng 9 năm 2018, Chấp nhận đăng ngày 30 tháng 3 năm 2018<br />
<br />
Tóm tắt: Chảy chất xám không còn là câu chuyện của ri ng quốc gia nào, nó đã trở thành một vấn<br />
đề chung của thế giới. Câu chuyện của chảy chất xám với thuật ngữ “brain drain” được sử dụng<br />
bắt đầu từ năm 1963, khi Hiệp hội hoàng gia Anh thấy sự suy giảm chất xám của các nhà khoa<br />
học từ Anh sang Mỹ, gây nguy hiểm cho nền kinh tế của Anh. Sau đó, thuật ngữ này được sử<br />
dụng rộng rãi để mô tả sự di chuyển của các chuy n gia, nhà khoa học từ các nước th ba [1].<br />
Hay như ở Nga, chảy chất xám còn được gọi th m bằng các t n khác nhau như: đánh cắp<br />
chất xám (brain theft) hay câu chất xám (brain bait). Thực chất đây không phải là vấn đề<br />
mới, đặc biệt vào cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18 khi Peter Đại đế thực hiện chính sách thu<br />
hút các chuy n gia có tài năng làm việc tại Nga. Vào đầu thế kỷ 20, trong cuốn “Tư bản và<br />
Công nhân”, V.I. Lenin đã đưa ra kết luận rằng “Nga ngày càng bị bùi lại phía sau, đưa<br />
cho ngoại quốc những người làm việc tốt nhất, trong khi Mỹ ngày càng tiến nhanh hơn, thu<br />
hút những phần dân số năng động và tài năng nhất của thế giới”[2]. Mặc dù được viết năm<br />
1913 nhưng đến nay lời nhận định đó vẫn còn có giá trị.<br />
Đó là những câu chuyện của những thế kỷ trước, bây giờ thế giới đã đổi khác rất nhiều, cả<br />
tr n chiều cạnh lý luận và thực tiễn. Bài viết của tác giả sẽ so sánh quan điểm về chảy chất<br />
xám, xem xét các biểu hiện của chảy chất xám trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 và đưa ra<br />
những vấn đề về chảy chất xám tại chỗ ở Việt Nam hiện nay.<br />
Từ khóa: chảy chất xám, cách mạng công nghiệp 4.0, di động xã hội<br />
<br />
trong những thập kỷ qua. Cháy máu chất xám<br />
được xem là một trong những nguy n nhân gia<br />
tăng khoảng cách giữa các quốc gia phát triển<br />
và đang phát triển. Các quốc gia phát triển thu<br />
hút được chất xám càng có nhiều cơ hội phát<br />
triển hơn. Ngược lại, các quốc gia đang phát<br />
triến bị cháy máu chất xám có nhiều nguy cơ<br />
chậm phát triển. Chảy chất xám có thể dẫn đến<br />
sự suy giảm trường kỳ của thu nhảp và tăng<br />
trưởng tại quốc gia di cư (chất xám ra đi) trong<br />
tương quan với quốc gia tiếp nhận (chất xám đến).<br />
<br />
1. Quan điểm về chảy chất xám: truyền<br />
thống và 4.0<br />
1.1. Chảy chất xám theo quan điểm truyền<br />
thống<br />
Cháy máu chất xám (drain brain) là một nỗi<br />
ám ảnh lớn với nhiều quốc gia đang phát triển<br />
<br />
_______<br />
<br />
<br />
ĐT.: 84-913016429.<br />
Email: truongkhql@gmail.com<br />
https://doi.org/10.25073/2588-1116/vnupam.4155<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
Đ.T. Trường / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghi n c u Chính sách và Quản lý, Tập 34, Số 3 (2018) 1-7<br />
<br />
Hiểu theo nghĩa đầy đủ, “chảy chất xám” là<br />
hiện tượng nhân lực chất lượng cao ra nước<br />
ngoài học tập, tu nghiệp, sinh cơ lập nghiệp tại<br />
nước đó, họ cống hiến kiến th c, tài năng họ có<br />
được cho quốc gia mà họ đến. Cùng với tự do<br />
thương mại, xóa bỏ ranh giới, sự “di cư chất<br />
xám” giữa các nước đã trở thành một hiện<br />
tượng mang tính khách quan của thời đại. Dưới<br />
cách tiếp cận của kinh tế học thì sự phân phối<br />
này là hợp lý vì nó tuân theo “quy luật cung cầu” của thị trường lao động. Nói cách khác,<br />
chất xám sẽ chuyển dịch đến nơi mà hiệu năng<br />
sử dụng nó cao nhất. Nó giống với câu nói mà<br />
ông cha ta vẫn thường nói “nước chảy chỗ trũng”.<br />
Hiện tượng chảy chất xám được mô tả dưới<br />
hai hình th c: Th nhất, những cá nhân được<br />
đào tạo trong nước nhưng di cư ra nước ngoài<br />
làm việc để có m c lương hay cơ hội nghề<br />
nghiệp tốt hơn. Hình th c này còn được gọi là<br />
lãng phí chất xám vì quốc gia gốc mất nguồn<br />
lực đầu tư vào đào tạo nhưng không được sử<br />
dụng [3]; Th hai, những cá nhân đi học tập,<br />
tu nghiệp ở nước ngoài rồi ở lại sinh sống, làm<br />
việc. Theo Từ điển Britannica, chảy chất xám<br />
được định nghĩa: "Việc di cư của những cá<br />
nhân được đào tạo tại một quốc gia đến một<br />
quốc gia khác làm việc vì lý do m c lương và<br />
điều ki n sống tốt hơn”. Kazlauskiene và<br />
Rinkevieius (2006) cho rằng, nguy n do của<br />
việc di cư là sự ch nh lệch về m c lương giữa<br />
các quốc gia [4]. Cơ hội phát triển tốt hơn cũng<br />
là một lý do di cư của nhân lực có kỹ năng.<br />
Chảy máu chát xám ám chỉ dòng chảy tri th c<br />
diễn ra một chiều từ quốc gia gốc đến quốc gia<br />
tiếp nhận [5]. Chất xám bao gồm kiến th c, kỹ<br />
năng về nhân cách. Trong định nghĩa của Salt,<br />
chất xám là một dạng tài sản quốc gia. Bàn về<br />
chảy chất xám tr n toàn cầu, Li n hợp quốc sử<br />
dụng định nghĩa của Oberoi (2006) xem chảy<br />
chất xám là “Sự di cư một chiều của nhân lực<br />
có kỹ năng từ quốc gia đang phát triển đến quốc<br />
gia phát triển qua đó gia tăng lợi ích cho quốc<br />
gia tiếp nhận (quốc gia phát triển)”.<br />
1.2. Chảy chất xám theo quan niệm 4.0<br />
Ngoài những quan điểm thông thường về<br />
chảy chất xám gắn liền với hiện tượng di cư,<br />
<br />
trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách<br />
mạng thông tin, chảy chất xám còn được biến<br />
thi n th m dưới dạng chảy chất xám tại chỗ<br />
(chảy chất xám không kèm di cư).<br />
Dưới tác động của cuộc cách mạng công<br />
nghiệp 4.0 thì loại hình chảy chất xám tại chỗ<br />
càng đem lại nhiều tác động đa chiều hơn.<br />
Cùng với đó, xu hướng hội nhập quốc tế và<br />
sự phát triển của công nghệ thông tin khiến<br />
nguồn nhân lực KH&CN không tránh khỏi<br />
dòng chảy này, đặc biệt là nguồn nhân lực<br />
KH&CN chất lượng cao. Nhưng hiện tượng<br />
này không được biểu hiện một cách rõ ràng<br />
và không dễ để nhận biết. Theo quy luật<br />
“cung-cầu” của thị trường lao động, chất xám<br />
luôn có nhu cầu và mong muốn được dịch<br />
chuyển đến những nơi mà lợi ích được tối đa<br />
hóa. Giống như các hiện tượng khác, chảy<br />
chất xám tại chỗ cũng có tác động tích cực và<br />
ti u cực theo các chiều cạnh và quan điểm<br />
khác nhau. Dưới khía cạnh các tác động<br />
dương tính, có thể thấy hiện tượng chảy chất<br />
xám tại chỗ sẽ tạo ra một sự thăng bằng về<br />
mặt lực lượng nhân lực khoa học, bù đắp<br />
được sự thiếu hụt nhân lực khoa học trong<br />
những năm gần đây trong các lĩnh vực kinh<br />
tế, chính trị, xã hội của đất nước. Trong quá<br />
trình tiến hành nghiên c u nội dung này, tác<br />
giả đã có nhiều cơ hội được quan sát và ghi<br />
chép cũng như có các c liệu để nhận thấy<br />
sự thiếu hụt về nhân lực khoa học đặc biệt là<br />
nhân lực khoa học có trình độ, chất lượng<br />
cao hiện nay. Có những ngành nghề, những<br />
lĩnh vực chuyên môn chỉ có một hay một<br />
số chuyên gia, nhưng nhu cầu thực tế về<br />
giảng dạy, nghiên c u cũng như tiến hành các<br />
công việc có liên quan đến lĩnh vực chuyên<br />
môn là rất lớn. Do vậy, hiện tượng làm thêm,<br />
tham gia cộng tác với các cơ quan ngoài tổ<br />
ch c, chảy chất xám tại chỗ diễn ra như một<br />
tất yếu của dòng chảy chất xám để bù đắp tự<br />
nhiên vào các “lỗ hổng chất xám” đang còn<br />
thiếu hụt trong lực lượng lao động. Việc tận<br />
dụng chất xám này làm tăng cường hiệu suất<br />
chất xám và hiệu suất làm việc của quốc<br />
gia/thế giới nói chung. Hoặc mặt khác, việc<br />
di động không kèm di cư có thể làm tăng<br />
<br />
Đ.T. Trường / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghi n c u Chính sách và Quản lý, Tập 34, Số 3 (2018) 1-7<br />
<br />
cường năng lực chuy n môn khoa học của cá<br />
nhân, làm chặt chẽ th m về mối li n kết hợp<br />
tác giữa các đơn vị, khu vực, giữa các quốc<br />
gia. Đây cũng có thể là cánh cổng mở ra cơ<br />
hội cho nhân lực KH&CN có th m tri th c<br />
khoa học, cơ hội học hỏi, li n kết, có th m<br />
thu nhập hoặc được thỏa mãn đam m về<br />
khoa học. Về mặt ti u cực, hiện tượng này<br />
ảnh hưởng đến chất lượng công việc tại đơn<br />
vị của nhân lực KH&CN và làm giảm đi tính<br />
hiệu quả của chính sách quản lý nhân lực<br />
KH&CN tại cơ quan/quốc gia đó. Chưa kể,<br />
về lâu dài, hiện tượng này sẽ gây ra nhiều tác<br />
động về tâm lý hoặc sẽ chuyển sang loại hình<br />
di động xã hội kèm di cư nếu tổ ch c không<br />
có những chính sách đúng đắn, kịp thời.<br />
2. Biểu hiện của hiện tượng chảy chất xám<br />
<br />
Biểu hiện th nhất: Những trí th c có<br />
khả năng, có năng lực, được đào tạo bài bản,<br />
đang công tác tại các cơ quan đầu não nhà nước<br />
chuyển ra làm việc cho các công ty ngoài quốc<br />
doanh, công ty 100% vốn nước ngoài. Tình<br />
hình này xảy ra phổ biến trong những năm<br />
1990.<br />
Biểu hiện th hai: Hiện tượng một số<br />
cán bộ đang công tác tại các vụ, viện, trung tâm<br />
nghi n c u, các cơ quan nhà nước nhưng lại<br />
làm bán thời gian cho các tổ ch c, các công ty<br />
nước ngoài cũng có thể được coi là chảy chất<br />
xám.<br />
Biểu hiện th ba: Chảy chất xám diễn ra<br />
ở các đối tượng sinh vi n cao đẳng đại học và<br />
học sinh trung học chuy n nghiệp. Nhiều sinh<br />
vi n tốt nghiệp loại ưu không chấp nhận ở lại<br />
trường, hoặc về công tác tại các vụ, viện, trung<br />
tâm nghi n c u. Nhiều học sinh trung học<br />
chuy n nghiệp có tay nghề cao sau khi ra<br />
trường cũng có hiện tượng tương tự.<br />
<br />
Biểu hiện th tư: Một số trí th c công<br />
tác tại các cơ quan khoa học đầu não được cử đi<br />
học tập hoặc công tác ở nước ngoài, nhưng sau<br />
đó lại ở lại nước đó làm việc theo đúng chuy n<br />
môn đã được đào tạo.<br />
<br />
Biểu hiện th<br />
<br />
3<br />
<br />
năm: Vấn đề suy giảm<br />
<br />
chất xám hay mất dần chất xám cũng được coi<br />
là chảy chất xám. Hiện trạng suy giảm chất xám<br />
được thể hiện ở chỗ: một số người được đào tạo<br />
bài bản ở nước ngoài nhưng lại bỏ nghề và làm<br />
việc không theo đúng chuy n môn. Mặt khác<br />
suy giảm chất xám trong nước cũng xảy ra khá<br />
phổ biến. Nhiều sinh vi n sau khi tốt nghiệp chỉ<br />
muốn công tác tại các đô thị lớn, vì vậy buộc họ<br />
phải làm các công việc khác không đúng<br />
chuyên môn.<br />
3. Yếu tố tác động đến hiện tượng chảy<br />
chất xám tại chỗ<br />
Sự tiến bộ của công nghệ thông tin: Đầu<br />
ti n, sự gia tăng máy móc thông minh sẽ khiến<br />
nhiều công nhân có nguy cơ mất việc. Điều này<br />
sẽ ảnh hưởng đến cả những người ở m c kỹ<br />
năng cao hơn, như kiểm toán, kỹ thuật vi n si u<br />
âm, nghi n c u vi n... các dạng công việc mà<br />
máy tính có thể cạnh tranh. Kỹ thuật công nghệ<br />
sẽ giúp bác sĩ hay giáo sư làm việc năng suất<br />
hơn và khiến những người khác trở n n thừa<br />
thãi. Th hai, nhờ kỹ thuật số, các doanh nghiệp<br />
có thể biến ý tưởng thành các thương hiệu đem<br />
lại giá trị lợi nhuận khổng lồ chỉ với ít nhân<br />
công. Cách mạng kỹ thuật số đã khiến cách<br />
mạng công nghiệp không còn kinh tế nữa.<br />
Toàn cầu hóa: Toàn cầu hóa là một thuật<br />
ngữ xuất hiện trong những thập kỷ cuối của thế<br />
kỷ 20. Đây là một xu thế quan trọng tác động<br />
rất lớn đến tư tưởng và chính sách của các tổ<br />
ch c trong thế kỷ 21. Theo tổ ch c Hợp tác<br />
phát triển kinh tế (OEDC): “…toàn cầu hóa là<br />
quá trình diễn ra do sự thay đổi về công nghệ,<br />
tăng trưởng dài hạn li n tục về đầu tư nước<br />
ngoài và nguồn lực quốc tế, và sự hình thành<br />
tr n phạm vi rộng lớn với quy mô toàn cầu với<br />
hình th c mới về các mối li n kết quốc tế giữa<br />
các công ty và các quốc gia và thay đổi bản<br />
chất của cạnh tranh toàn cầu…”. Dưới góc độ<br />
khoa học quản lý có thể hiểu toàn cầu hóa là<br />
quá trình hình thành hệ thống các quan hệ li n<br />
kết giữa các tổ ch c trong nhiều lĩnh vực tr n<br />
phạm vi toàn cầu.<br />
<br />
4<br />
<br />
Đ.T. Trường / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghi n c u Chính sách và Quản lý, Tập 34, Số 3 (2018) 1-7<br />
<br />
Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế<br />
quốc tế ngày càng gia tăng. Đây vừa là quá<br />
trình hợp tác để phát triển vừa là quá trình đấu<br />
tranh giữa các nước để bảo vệ lợi ích quốc<br />
gia. Để tồn tại và phát triển trong môi trường<br />
cạnh tranh ngày càng quyết liệt, những y u cầu<br />
về tăng năng suất lao động, thường xuy n đổi<br />
mới và nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới<br />
công nghệ, đổi mới phương th c tổ ch c quản<br />
lý, đang đặt ra ngày càng gay gắt hơn. Đặc biệt,<br />
trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, các thành<br />
tựu to lớn của công nghệ thông tin - truyền<br />
thông, xu hướng phổ cập Internet, phát triển<br />
thương mại điện tử, kinh doanh điện tử, ngân<br />
hàng điện tử, Chính phủ điện tử, v.v... đang tạo<br />
ra các luồng di chuyển nhân lực.<br />
Quá trình toàn cầu hoá làm tăng ch nh lệch<br />
thu nhập giữa các quốc gia. M c ch nh lệch<br />
ngày càng tăng về trình độ phát triển giữa các<br />
quốc gia, dẫn tới sự phát triển không đồng đều<br />
về kinh tế xã hội. Quá trình toàn cầu hóa và<br />
những chính sách di cư chọn lựa ngày càng tạo<br />
điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển lao động<br />
có chuy n môn cao quốc tế. Trong mỗi quốc<br />
gia, tri th c giáo dục vẫn được coi là yếu tố<br />
quyết định đến việc di chuyển lao động. Lao<br />
động càng có trình độ chuy n môn cao càng có<br />
xu hướng di cư nhiều. Trình độ giáo dục chính<br />
là nhân tố thúc đẩy tốc độ di chuyển lao động.<br />
Giáo dục cũng làm tăng khả năng di chuyển lao<br />
động ra nước ngoài. Toàn cầu hóa được thể<br />
hiện mạnh trong những năm 1990, đó là cuộc<br />
cách mạng công nghệ thông tin và sự li n kết<br />
kinh tế của thị trường sản phẩm (toàn cầu hóa<br />
các công ty ngày càng tăng).<br />
4. Một số vấn đề đặt ra đối với hiện tượng<br />
chảy chất xám tại chỗ ở Việt Nam<br />
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Việt Nam<br />
đã và đang từng bước tạo cho mình những cơ<br />
hội hợp tác phát triển với việc tham gia vào các<br />
sân chơi chung của khu vực cũng như của thế<br />
giới như WTO, TPP, AEC,… Việc tham gia các<br />
cộng đồng chung này đem lại nhiều lợi ích,<br />
nhiều phương hướng, chiến lược cho việc phát<br />
<br />
triển nguồn nhân lực KH&CN nhưng cũng đem<br />
lại những mối đe dọa li n quan đến chảy chất<br />
xám cho Việt Nam. Và Việt Nam cần xác định<br />
rằng việc chảy chất xám là một điều hiển nhi n<br />
cần phải chấp nhận trong bối cảnh hội nhập<br />
quốc tế này. Nếu không có những định hướng<br />
chính sách kịp thời và đúng đắn, Việt Nam sẽ<br />
rơi vào “bẫy” thiếu hụt nguồn nhân lực<br />
KH&CN chất lượng cao trong một tương lai<br />
không xa ngay cả khi Việt Nam có đủ “số<br />
lượng” nhân tài nhưng “chất lượng” lại được<br />
tận dụng ở nơi khác.<br />
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã<br />
ban hành một số văn bản li n quan đến chính<br />
sách thu hút nhân tài, nhân lực chất lượng cao<br />
trong lĩnh vực khoa học và công nghệ như sau:<br />
Nghị định 87/2014/NĐ-CP quy định về thu hút<br />
cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ<br />
(KH&CN) là người Việt Nam ở nước ngoài và<br />
chuy n gia nước ngoài tham gia hoạt động<br />
KH&CN tại Việt Nam; Nghị định 40/2014/NĐCP quy định về việc sử dụng, trong dụng cá<br />
nhân hoạt động KH&CN; và hiện đang dự thảo<br />
Nghị định về chính sách thu hút, tạo nguồn cán<br />
bộ từ sinh vi n tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa<br />
học trẻ. Ngoài ra, còn có Quyết định<br />
322/2000/QĐ-TTg<br />
và<br />
Quyết<br />
định<br />
356/2005/QĐ-TTg; đề án 165 của Đảng (Thông<br />
báo số 165-TB/TW của BCT năm 2008). Đề án<br />
Đào tạo giảng vi n có trình độ tiến sĩ cho các<br />
trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020<br />
của Thủ tướng Chính phủ (10.000 Tiến sỹ ở<br />
nước ngoài). Trước đó là Quyết định chuyển<br />
các viện nghi n c u chuy n ngành về các doanh<br />
nghiệp của Thủ thướng Chính phủ. Các trường<br />
đại học cũng đã đưa ra các chính sách phát triển<br />
nguồn nhân lực trình độ cao. Các tổ ch c xã hội<br />
đã tham gia đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao<br />
như Fullbright (Mỹ), DAAD (Đ c),...Các tỉnh<br />
cũng ban hành các chính sách thu hút nhân tài<br />
về địa phương làm việc. Mới đây, Chính phủ đã<br />
ban hành Nghị định 87/2014/NĐ-CP quy định<br />
về thu hút cá nhân hoạt động KH&CN là người<br />
Việt Nam ở nước ngoài và chuy n gia nước<br />
ngoài tham gia hoạt động KH&CN tại Việt<br />
Nam; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết<br />
định 2395/2015/QĐ-TTg ph duyệt đề án đào<br />
<br />
Đ.T. Trường / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghi n c u Chính sách và Quản lý, Tập 34, Số 3 (2018) 1-7<br />
<br />
tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN ở trong nước<br />
và ngoài nước,…<br />
Tuy nhi n, trong thực tế, các chính sách<br />
tr n chưa phát huy được tác dụng hoặc thiếu<br />
hụt, bất cập dẫn đến đội ngũ cán bộ khoa học ở<br />
nước ta còn ít về số lượng và hạn chế về năng<br />
lực, chưa đáp ng được y u cầu của sự phát<br />
triển đất nước. Việc phân bố nhân lực và cơ cấu<br />
trình độ chưa hợp lý theo vùng, miền và lĩnh<br />
vực hoạt động. Tình trạng hẫng hụt đội ngũ<br />
chưa được khắc phục, thiếu nhân lực khoa học<br />
trẻ. Thiếu cán bộ đầu đàn giỏi, các “kỹ sư<br />
trưởng”, "tổng công trình sư", đặc biệt là thiếu<br />
cán bộ KH&CN trẻ kế cận có trình độ cao.<br />
Chưa sử dụng và thu hút được trí tuệ của lực<br />
lượng trí th c, chuy n gia khoa học Việt Nam ở<br />
nước ngoài. Phần lớn nhân lực khoa học và<br />
công nghệ hiện đang tập trung làm việc ở khu<br />
vực nhà nước, trong khu vực tư nhân và doanh<br />
nghiệp còn rất thấp. Tinh thần hợp tác nghi n<br />
c u và kỹ năng làm việc nhóm của cán bộ khoa<br />
học và công nghệ còn chưa cao, khó hình thành<br />
được các nhóm nghi n c u mạnh li n ngành.<br />
Thiếu sự hợp tác giữa các nhà khoa học đ ng<br />
đầu các nhóm nghi n c u. Số lượng các nhà<br />
khoa học đầu ngành, có trình độ chuy n môn<br />
cao và hiện đang tham gia các hoạt động nghi n<br />
c u khoa học mang tính chuy n nghiệp là rất ít<br />
và ngày càng suy giảm. Trong khi đó, các cán<br />
bộ khoa học trẻ lại không được tạo động lực để<br />
phấn đấu theo đuổi và gắn bó với sự nghiệp<br />
khoa học lâu dài. Số lượng cán bộ KH&CN<br />
đông, số tổ ch c KH&CN nhiều, nhưng không<br />
có các tập thể khoa học mạnh, các tổ ch c<br />
KH&CN đạt trình độ quốc tế.<br />
Nhận diện một số vấn đề chính sách:<br />
- “Di dộng xã hội” là một đặc điểm tất yếu<br />
của nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, dẫn<br />
đế tình trạng chảy máu chất xám ngày càng trở<br />
n n nghi m trọng. Từ đánh giá tác động của các<br />
chính sách cho thấy: (1) thiếu các chính sách<br />
điều kiện hỗ trợ, đảm bảo môi trường làm việc<br />
và phát huy năng lực (để giữ chân nhân lực tài<br />
năng hay thu hút được nhân lực tài năng tới làm<br />
việc); (2) thiếu chính sách về “tạo luồng di<br />
động” nhân lực KH&CN chất lượng cao phát<br />
<br />
5<br />
<br />
triển các ngành, lĩnh vực ưu ti n. Sự thiếu hụt<br />
chính sách nhóm (1) có thể dẫn tới việc “tạo<br />
luồng di động” song không nhân lực đã di động<br />
không trở về tổ ch c/quốc gia nguồn.<br />
- Vai trò của các trường đại học và các viện<br />
nghi n c u: cần bổ sung th m các chính sách<br />
tăng cường năng lực hội nhập quốc tế cho nhân<br />
lực khoa học, tạo môi trường trao đổi học thuật<br />
để thu hút các chuy n gia nước ngoài tới học<br />
tập, làm việc, nghi n c u – gắn với mục tiêu<br />
“chuyển giao tri th c” giữa chuy n gia với nhân<br />
lực khoa học chất lượng cao tại chỗ. B n cạnh<br />
đó, cần chú ý tới chính sách “trao đổi chuy n<br />
gia”, mời các chuy n gia Việt Nam đang công<br />
tác tại nước ngoài về tư vấn, xây dựng các<br />
nhóm nghi n c u mạnh, các trung tâm nghiên<br />
c u xuất sắc để giúp tạo môi trường học thuật<br />
chuy n nghiệp, tiếp cận và phát triển các ý<br />
tưởng nghi n c u.<br />
- Trong bối cảnh hội nhập quốc tế về khoa<br />
học và công nghệ và những tác động mạnh mẽ<br />
của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, nhân lực<br />
KH&CN chất lượng cao có th m nhiều cơ hội<br />
di động xã hội, thông qua việc di động trực tiếp<br />
hoặc gián tiếp qua các công cụ kỹ thuật số.<br />
Cuộc cạnh tranh về nguồn nhân lực ngày càng<br />
trở n n gay gắt, đòi hỏi các quốc gia đang phát<br />
triển phải đối mặt với tình trạng chảy chất xám.<br />
Quá trình đào tạo trong nước chưa đủ đáp ng<br />
nhu cầu nâng cao trình độ quốc tế hóa, chuẩn<br />
hóa nguồn nhân lực, kèm theo quá trình di động<br />
xã hội không kèm tái đầu tư chất xám của các<br />
nhóm nhân lực khoa học và công nghệ chất<br />
lượng cao đang đặt Việt Nam trước thách th c<br />
thay đổi.<br />
Triết lý của các chính sách hiện nay chính<br />
là đánh giá chất lượng nguồn nhân lực khoa học<br />
và công nghệ chất lượng cao thông qua lực<br />
lượng lao động tại chỗ. Các biện pháp quản lý<br />
hành chính với di động xã hội đối với nguồn<br />
nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao<br />
làm gia tăng rào cản tâm lý, sự ng phó của lực<br />
lượng lao động này với các hoạt động quản lý<br />
của tổ ch c. Trong bối cảnh Cuộc Cách mạng<br />
Công nghiệp 4.01, các tổ ch c ảo (vitual<br />
organizations) trong lĩnh vực khoa học và công<br />
nghệ ngày càng trở n n phổ biến. Đối với loại<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn