intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chế Độ Ăn Cho Bé Trong Năm Đầu Đờ

Chia sẻ: Sun_123 Sun_123 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

67
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chăm sóc trẻ trong những năm đầu đời có thể nói là công việc khó khăn nhất đối với các bậc cha mẹ. Bạn băn khoăn không biết một ngày nên cho bé ăn mấy lần và ăn như vậy liệu bé đã no chưa? Mặc dù bé không thể nói với bạn là bé đã ăn no, một số biểu hiện từ bé sẽ giúp bạn hiểu và có một chế độ ăn uống hợp lý dành cho bé yêu. Sau đây là một số hướng dẫn bạn có thể tham khảo từ Viện Nhi khoa Mỹ. 1. Khi mới sinh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chế Độ Ăn Cho Bé Trong Năm Đầu Đờ

  1. Chế Độ Ăn Cho Bé Trong Năm Đầu Đời Chăm sóc trẻ trong những năm đầu đời có thể nói là công việc khó khăn nhất đối với các bậc cha mẹ. Bạn băn khoăn không biết một ngày nên cho bé ăn mấy lần và ăn như vậy liệu bé đã no chưa? Mặc dù bé không thể nói với bạn là bé đã ăn no, một số biểu hiện từ bé sẽ giúp bạn hiểu và có một chế độ ăn uống hợp lý dành cho bé yêu. Sau đây là một số hướng dẫn bạn có thể tham khảo từ Viện Nhi khoa Mỹ.
  2. 1. Khi mới sinh ra Đối với trẻ sơ sinh, cách 2- 3 tiếng bạn cần cho bé bú một lần vì 90% lượng sữa mẹ sẽ được cơ thể bé hấp thu trong 10 phút đầu tiên. Với sữa công thức, mỗi lần ăn nên cách nhau khoảng 3-4 tiếng và lượng sữa cần thiết cho mỗi lần là khoảng 60g. Trong tháng đầu tiên, nếu bé không có thói quen tỉnh dậy lúc nửa đêm để đòi “ti” thì bạn cũng nên đánh thức bé dậy và cho ăn. Các mẹ nên kiên trì làm việc này để giúp bé hình thành “lịch trình” ăn mỗi ngày.
  3. Khi cho bé sơ sinh bú sữa, các mẹ nên đặc biệt chú ý những biểu hiện của bé để biết bé đã ăn no hay chưa. Thông thường, nếu bé đã ăn no, bé sẽ tỏ ra không “thích thú” hoặc là rất “thờ ơ” với “bú ti” của mẹ cũng như “núm vú” (với những bé bú bình). Mặt khác, nếu bé đã bú hết bình sữa mà vẫn còn đói, bé sẽ “chép chép” môi hoặc khóc. Do đó, các mẹ nên đặc biệt chú ý đến những biểu hiện thể hiện trên khuôn mặt bé khi cho con bú để tránh tình trạng để bé bị đói. 2. Từ 1-3 tháng tuổi
  4. Đây là khoảng thời gian bé ăn nhiều hơn và rất hay “thèm” ăn. Đến 3 tháng tuổi, bé cũng đã biết cách “đòi” ăn khi đói. Khi bé được 3 tháng tuổi, mẹ nên cho bé ăn khoảng 6 đến 8 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 145g sữa công thức. 3. Từ 4-6 tháng tuổi Trong khoảng thời gian từ 4 đến 6 tháng tuổi, bé đã bắt đầu biết ngồi và biết “giữ” đồ của mình. Khi kĩ năng này của bé đã hoàn thiện, bạn nên thêm ngũ cốc vào khẩu phần ăn hàng ngày của bé. Thông thường, bạn nên cho bé ăn ngũ cốc 2 lần/ ngày và mỗi lần là từ 1-2 thìa. Ngũ cốc chỉ là độ ăn nhẹ, cho bé ăn thêm mà thôi. Do đó, bạn không nên dùng ngũ cốc thay thế sữa bởi vì sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ nhỏ.
  5. 4. Từ 6-8 tháng tuổi Khi bé bắt đầu bước sang thứ 6, các mẹ nên cho bé ăn khoảng 232g sữa công thức cho mỗi lần ăn, và đối với sữa mẹ cũng vậy. Ngoài sữa, bé vẫn cần được bổ sung vào khẩu phần ăn với ngũ cốc và các loại đồ ăn dặm khác. Lưu ý: Bạn không nên cho bé ăn quá 950g sữa công thức mỗi ngày. Nếu bé vẫn đói hoặc tỏ ra “thèm” ăn, bạn cần tìm gặp bác sĩ để được tư vấn.
  6. 5. Từ 8-12 tháng Từ 8 đến 12 tháng tuổi, bé yêu của bạn sẽ bắt đầu ăn đồ ăn đặc hơn. Do đó, chế độ ăn của bé cũng đa dạng hơn. Ngoài sữa mẹ, sữa công thức, các mẹ có thể thêm vào khẩu phần ăn cho bé những đồ ăn nhẹ. Giai đoạn này sữa không còn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cho bé uống sữa bằng những bữa ăn phụ và trước khi đi ngủ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2