intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chế ngự biến chứng do dùng thuốc tâm thần kinh

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

83
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tác dụng phụ của thuốc tâm thần có nhiều, nhưng có một tác dụng phụ cần để ý, đó là những biến chứng trên hệ thần kinh vận động của các thuốc này. Người bệnh sẽ bị rối loạn vận động, vận động không điều khiển được và mất sự phối hợp tinh vi... Các thuốc điều trị tâm thần kinh là những thuốc có khả năng ức chế dopamin gắn kết vào thụ cảm thể của mình. Điều này làm dopamin không phát huy tác dụng được. Không gắn được vào các thụ cảm thể, sự hiện diện của...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chế ngự biến chứng do dùng thuốc tâm thần kinh

  1. Chế ngự biến chứng do dùng thuốc tâm thần kinh Tác dụng phụ của thuốc tâm thần có nhiều, nhưng có một tác dụng phụ cần để ý, đó là những biến chứng trên hệ thần kinh vận động của các thuốc này. Người bệnh sẽ bị rối loạn vận động, vận động không điều khiển được và mất sự phối hợp tinh vi... Các thuốc điều trị tâm thần kinh là những thuốc có khả năng ức chế dopamin gắn kết vào thụ cảm thể của mình. Điều này làm dopamin không phát huy tác dụng được. Không gắn được vào các thụ cảm thể, sự hiện diện của dopamin có cũng như không. Hậu quả là họ sẽ bị rối loạn vận động, cả vận động chủ động và vận động không chủ động. Trong khi đó đối tượng phải sử dụng thuốc chống rối loạn tâm thần không chỉ là người lớn tuổi mà còn có cả trẻ em, lứa tuổi đang có sự phát triển và hoàn thiện về tâm thần kinh. Vì thế, việc phát hiện và xử trí sớm các biến chứng do thuốc tâm thần rất quan trọng...
  2. Tổn thương não gây bệnh Parkinson Các biến chứng Run kiểu Parkinson: Đây là dạng biến chứng thường gặp nhất. Chỉ sau một thời gian ngắn dùng thuốc, đa phần bệnh nhân sẽ có biến chứng này. Người bệnh sẽ có biểu hiện gần giống với bệnh Parkinson như run không chủ ý, cứng đờ và giảm động. Biến chứng này thường gặp với các thuốc điều trị bệnh tâm thần phân liệt và trầm cảm như chlorpromazin, promazin, thioridazin, trifluoperazine, haloperidol, benperidol... Đây là những thuốc gây ra rối loạn vận động điển hình nhưng những biến cố này lại có thể dễ dàng được khắc phụ bằng các thuốc kháng với hệ cholinergic như benzotropin, amatadin, trihexyphenidyl... Tác dụng sẽ được cải thiện từ ngày thứ 3 dùng thuốc. Rối loạn trương lực: Các biểu hiện của chúng bao gồm: co cứng cơ chốc
  3. lát hay kéo dài, đảo mắt liên tục, thè dài lưỡi, nghiến răng, vẹo cổ, khít hàm, co cứng tay chân và vẹo thân người. Trẻ em thường bị biến dạng tư thế người do cơ toàn thân chưa khoẻ. Biến cố này có thể gây ra sự đau đớn và sợ hãi cho nạn nhân vì nạn nhân không thể hiểu tại sao lưỡi lại tự động thè dài ra mặc dù không hề muốn. Hay gặp ở những trường hợp sử dụng thuốc chống tâm thần dạng tiêm, ở những người nam giới, trẻ tuổi (dưới 30 tuổi), được sử dụng với liều quá cao. Kích thích vận động: Nếu như run kiểu Parkinson là một loại biến chứng hay gặp thì kích thích vận động lại được xếp vào biến chứng cần đặc biệt lưu tâm vì có thể làm cho người bệnh tự tử không kiểm soát. Biểu hiện người bệnh không thể nghỉ ngơi và thư giãn, luôn ở trong trạng thái kích thích suốt thời gian uống thuốc như dậm chân xuống mặt đất liên tục, đung đưa chân liên hồi khi ngồi mà không thể dừng lại, nạn nhân không thể ngồi yên tĩnh, cứ thấp thỏm đứng lên lại ngồi xuống không vì lý do gì... Thông thường thì biến cố tai hại này hay gặp ở phụ nữ và hay xảy ra với các thuốc chữa tâm thần phân liệt. Đứng trước những tình huống này, có ba bước mà chúng ta phải thực hiện đó là giảm liều thuốc đang sử dụng, sử dụng một thuốc đối kháng thích hợp và thay thế dần thuốc chính điều trị rối loạn tâm thần. Thuốc đối kháng thích hợp nhất ở đây là các thuốc chẹn beta như propranolon. Rối loạn vận động muộn: Trong các rối loạn do thuốc tâm thần gây ra thì
  4. có lẽ đây là một biến chứng dễ bị bỏ sót nhất. Các rối loạn này không xuất hiện trước 6 tháng điều trị. Biểu hiện người bệnh sẽ có những vận động bất thường ở đầu, chân tay và thân mình. Ban đầu, là những hành động khó hiểu ở mặt và miệng như: nhăn mặt, thè dài lưỡi, hất lên hất xuống liên tục, hai hàm răng thì cứ nhai trẹo bên nọ lại trẹo sang bên kia, môi thì vẩu ra và các ngón tay thì cứ liên tục cào cấu. Đó là những biểu hiện của giai đoạn sớm. Khi nạn nhân bị nặng, tình hình trở lên xấu hơn, các cơ thân mình bắt đầu bị rối loạn, vặn mình, vẹo đầu, vẹo cổ xuất hiện. Đến lúc này thì sự thể biến chứng đã trở lên nặng nề. Khi có biểu hiện này, cần đến ngay bác sĩ tâm thần để được sự xử trí về chuyên môn. Hạn chế bằng cách nào? Đối với các thuốc chống rối loạn tâm thần thì tác dụng phụ do thuốc gây ra với hệ vận động là chắc chắn xảy ra. Do vậy, bác sĩ kê đơn điều trị cần phải phối hợp với các thuốc kháng cholinergic để hạn chế tác dụng phụ do thuốc gây ra. Với các biến chứng nặng như kích thích vận động, rối loạn vận động muộn thì phải tính đến chuyện đổi thuốc, ngừng thuốc và thậm chí là tạm dừng điều trị tâm thần quay sang điều trị biến chứng. Một lưu ý không bao giờ được quên là phải theo dõi sát người bệnh ít nhất nửa năm đầu tiên dùng thuốc vì có những biến cố xảy ra rất muộn. Sự phối hợp của người bệnh và người nhà bệnh nhân với bác sĩ điều trị
  5. là rất quan trọng, đặc biệt trong việc phát hiện và thông báo cho bác sĩ về những bất thường của bệnh nhân trong quá trình dùng thuốc để có hướng xử trí phù hợp. Người bệnh cũng cần phải tuân thủ việc đến khám theo lịch hẹn dù mọi chuyện uống thuốc vẫn rất bình thường. Hành động nhỏ này sẽ mang lại một ý nghĩa lớn vì nó giúp bệnh nhân có một thời kỳ điều trị an toàn và thành công
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2